Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thử Nghiệm Tạo Ván Ép Lớp Lvl Laminated Veneer Lumber Bằng Ván Mỏng Xẻ Từ Gỗ Keo Tai Tượng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Lời cám ơn
Nhân dịp hoàn thành đề tài của Khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến các thầy, các cô, các phòng ban trong Khoa chế
biến lâm sản, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, những người đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ tôi trong các năm học đã qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS.Trần Tuấn Nghĩa, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu, Phòng nghiên cứu Chế
biến lâm sản, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành nội dung nghiên cứu thử nghiệm
của đề tài.
Qua đây tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều
kiện thuận lợi tốt nhất giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Sáng
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây đang được đầu tư
nghiên cứu và đưa vào trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
gỗ nói chung và sản xuất ván nhân tạo nói riêng tại Việt Nam. Bởi đây là loài
cây phù hợp với điều kiện sinh trưởng ở nước ta. Chúng có tốc độ sinh trưởng
nhanh, tuổi thành thục ngắn, thích nghi nhanh với các điều kiện lập địa và có
khả năng cải tạo môi trường,... Hiện nay Keo tai tượng đang được sử dụng
chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất ván dăm, ván MDF, ván sợi, bột giấy và các
sản phẩm đồ mộc khác. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá sản phẩm từ nguyên
liệu gỗ Keo tai tượng là một hướng đi đúng đắn và cần thiết.
Ván LVL (Laminated Veneer Lumber) là một loại sản phẩm ván nhân
tạo đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Loại
sản phẩm này được sử dụng chủ yếu vào các chi tiết chịu lực như giầm, xà, và
các chi tiết đòi hỏi khả năng chịu lực. Ở một khía cạnh nào đó nó có thể thay
thế được gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đối với công nghiệp sản xuất
ván nhân tạo ở Việt Nam thì đây là một sản phẩm còn khá mới mẻ, đang được
nghiên cứu và chưa được ứng dụng trong sản xuất.
Việc nghiên cứu sản xuất ván LVL là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết đối với các nhà khoa học nói riêng và hơn thế nữa là nền công nghiệp
sản xuất ván nhân tạo nước ta nói chung. Nó đáp ứng được nhu cầu về nguyên
liệu dùng trong đồ mộc và xây dựng, đồng thời giải quyết được sự mất cân
đối về cung cầu đối với các loại nguyên liệu gỗ rừng trồng. Gỗ Keo tai tượng
là một trong các loại nguyên liệu gỗ rừng trồng đang được ưu tiên nghiên cứu
để sản xuất ván ép lớp (LVL).
Được sự nhất trí của Khoa CBLS, Trường Đại học Lâm nghiệp, chúng
tôi tiến hành đề tài Khoa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thử nghiệm tạo ván ép
lớp LVL (laminated veneer lumber) bằng ván mỏng, xẻ từ gỗ Keo tai tượng”.
3
Đây là một đề tài mới có nhiều vấn đề cần giải quyết, cộng với những
khó khăn về thiết bị nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo, chắc chắn đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng
góp xây dựng của các nhà khoa học, các nhà quản lý sản xuất để đề tài thực
sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
4
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Vật liệu gỗ dạng tấm có chiều dày không quá 5mm, được tạo ra bằng
cách xẻ hoặc bóc từ gỗ nguyên được gọi là ván mỏng.
Ván mỏng đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khá sớm.
Vào khoảng Thế kỷ 15, bằng kỹ thuật thủ công, người Ai Cập tạo ra một loại
vật liệu mới từ gỗ bằng cách xẻ gỗ thành các tấm ván mỏng, dán chúng lại với
nhau (bằng chất kết dính từ da động vật), mà sau này chúng ta gọi là ván dán.
Vào đầu Thế kỷ 19, tại Pháp, lấn đầu tiên, ván mỏng đã được tạo ra bằng cách
bóc gỗ, mở đầu cho thời kỳ sản xuất ván dán ở qui mô công nghiệp. Đặc biệt
khi các loại keo dán được tổng hợp từ các hợp chất có nguồn gốc dầu mỏ,
thay thế các loại keo dán có nguồn gốc từ động thực vật, đã tạo điều kiện cho
công nghệ sản xuất ván dán trên thế giới phát triển rất nhanh về số lượng và
chất lượng vào những năm 50 đến những năm 80 của thế kỷ trước.
Nhưng hiện nay, một là do các lọai gỗ xốp nhẹ từ rừng tự nhiện được
sử dụng để sản xuất ván dán đã cạn kiệt, hai là do một số giới hạn về sử dụng,
nên sản lượng ván dán trên thế giới đã giảm đi rất nhiều. Thay thế cho nó là
một dạng đặc biệt của ván dán – Ván mỏng ép lớp (LVL) đang được sản xuất
với qui mô công nghiệp lớn ở một số nước có nền công nghiệp chế biến gỗ
phát triển như Mỹ, Canada, Phấn Lan, Australia, Nhật Bản…
Theo các nhà khoa học Đức, ván ép lớp (LVL) là vật liệu ép lớp tổng
hợp giữa ván mỏng và chất kết dính. Do đó, nó có thể coi như là một sản
phẩm của ván mỏng. Còn theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa
Phần Lan, thì ván ép lớp được sản xuất bằng cách dán ép các tấm ván mỏng
xếp song song lại với nhau để tạo thành vật liệu có chiều dày tương tự gỗ xẻ.
Và theo Hiệp hội Ván dán Australia, thì ván ép lớp được tạo thành thông qua
5
quá trình dán ép các lớp ván mỏng lại với nhau, trong đó chiều thớ gỗ của tất
cả các lớp ván mỏng được xếp theo cùng một hướng.
Có thể nói, ván ép lớp đã được tạo ra từ rất lâu đời, mà một sản phẩm
tiêu biểu minh chứng cho kết luận này là Bàn trượt tuyết, được dùng rất phổ
biến ở các nước thuộc Bắc và Nam bán cầu. Nhưng khởi đầu cho công nghệ
sản xuất ván ép lớp qui mô công nghiệp là vào năm 1944, một người Mỹ, kỹ
sư R. F. Luxford đã tạo thành công cánh quạt máy bay bằng ván ép lớp.
Nhưng chỉ tới những năm 60 của thế kỷ trước, nước mỹ mới hình thành lĩnh
vực sản xuất ván ép lớp ở qui mô công nghiệp, với sản lượng 1,5 triệu m3
sản
phẩm/năm, thay thế gỗ xẻ. Và vào những năm 70 của Thế kỷ trước, công
nghệ sản xuất ván ép lớp mới được áp dụng và phát triển ở một số nước của
châu Âu như Phần Lan, châu Đại Dương như Australia. Tổng sản lượng ván
ép lớp trên thế giới (2002) đạt xấp xỉ 30 triệu m3
sản phẩm/năm.
Có 3 dạng ván ép lớp cơ bản đang được sản xuất trên thế giới, mỗi dạng
có một cấu trúc, công nghệ sản xuất và tính chất cũng như khả năng sử dụng
khác nhau. Ván ép lớp dạng Microlam (Mỹ), ván mỏng được sử lý bằng
microwave trước khi nhúng keo và ép ván. Ván ép lớp dạng Parallam
(Canada), chỉ sử dụng các tấm ván mỏng được xẻ từ gỗ khúc, với chiều dài
theo yêu cầu của sản phẩm. Ván ép lớp Kertopuu (Phần Lan), sử dụng các thiết
bị của dây chuyền sản xuất ván dán thông thường. Công nghệ sản xuất các
dạng ván ép lớp đều có chung một nguyên lý cơ bản, được thể hiện ở hình 1.1