Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thử Nghiệm Công Nghệ Tạo Chi Tiết Dạng Thanh Ép Từ Tre Lộc Ngộc
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
776.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1957

Nghiên Cứu Thử Nghiệm Công Nghệ Tạo Chi Tiết Dạng Thanh Ép Từ Tre Lộc Ngộc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành đề tài Khoá luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc đến thầy giáo trực tiếp hướng dẫn: TS. Trần Tuấn Nghĩa cùng các thầy

giáo trong toàn thể khoa Chế biến lâm sản- Trường Đại học lâm nghiệp trong suốt

thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường. Đồng thời tôi xin cảm ơn tập thể cán

bộ Phòng nghiên cứu CBLS, Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng và Thư

viện của Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho

tôi hoàn thành Khóa luận này.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức lý thuyết cũng như

kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, nên trong đề tài này không tránh khỏi

những sai sót. Vì vậy tôi kính mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các

thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi đạt kết quả và tính

khoa học cao hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Tây, ngày 10 tháng 05 năm 2008

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN CHÍNH

2

Mục Lục

Trang

Lời cảm ơn…………………………………………………………………………1

Mục lục…………………………………………………………………………….2

Đặt vấn đề………………………………………………………………………….4

Chƣơng 1:

Mục tiêu và phương pháp, nội dung nghiên cứu và phương pháp tiến hành.

1.1 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………...6

1.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………6

1.3 Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………..6

1.4 Phương pháp tiến hành và quá trình thực hiện………………………………...6

1.4.1 Phương thức tiến hành……………………………………………………... 6

1.4.2 Quá trình thực hiện………………………………………………………….7

Chƣơng 2:

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm từ tre nứa ở trong và ngoài

nước.

2.1 Tình hình nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre nứa ở nước ngoài……...10

2.2 Tình hình nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre nứa ở Việt Nam..………13

Chƣơng 3:

Kết quả nghiên cứu.

3.1 Một số đặc điểm của tre Lộc ngộc (Bambusa sp)…………………………….20

3.1.1 Đặc điểm hình thái………………………………………………………….20

3.1.2 Các thông tin về thực vật…………………………………………………...20

3.1.3 Đặc điểm sinh học của tre Lộc ngộc………………………………………..21

3.1.4 Công dụng của tre Lộc ngộc………………………………………………..21

3.2 Kết quả đo kích thước và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại hiện

trường……………………………………………………………………………..22

3

3.2.1 Kết quả đo kích thước của đối tượng nghiên cứu…………………………..22

3.2.2 Xác định sơ đồ xẻ thanh, tương ứng với đường kính và chiều dày ống

tre…………………………………………………………………………………26

3.2.2.1 Xác định chiều rộng thanh………………………………………………..26

3.2.2.2 Xác định số lượng thanh (n) từ một khúc tre, theo chiều rộng đã xác

định……………………………………………………………………………….33

3.3 Xác định một số tính chất công nghệ của tre Lộc ngộc………………………40

3.3.1 Xác định độ ẩm ban đầu của tre Lộc ngộc……………………………….....40

3.3.2 Xác định khối lượng thể tích trung bình……………………………………40

3.3.3 Xác định kéo trượt dọc thớ theo chiều xuyên tâm và tiếp tuyến……………42

3.3.4 Thử độ bền uốn tĩnh và modul của nguyên liệu tre…………………………44

3.3.5 Độ co rút chiều dày thanh cơ sở sau khi sấy………………………………..46

3.4 Công nghệ tạo chi tiết dạng thanh ép từ tre Lộc ngộc……….………………..48

3.4.1 Sơ đồ công nghệ…………………………………………………………….48

3.4.2 Quá trình gia công thanh……………………………………………………49

3.4.3 Chế độ ép chi tiết dạng thanh……………………………………………….53

3.4.4 Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thanh ép từ tre Lộc ngộc……………...56

Kết luận và thảo luận……………………………………………………………...63

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………...65

4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên Thế giới có khoảng 14 triệu ha rừng với trên 500 loài tre nứa, phân bố

chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những trung tâm

phân bố tre nứa của Thế giới, với gần 800.000 ha rừng tre nứa thuần loại, hơn

700.000 ha rừng tre nứa hỗn giao và hơn 2000 tỉ cây tre nứa phân tán theo ở các

vùng như: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải

Miền Trung,…

Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hằng

ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống kê được

hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là làm hàng thủ

công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi

và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô.

Theo chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đến năm 2010, nước ta sẽ

sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy/năm; trong đó 30% nguyên liệu giấy có nguồn gốc từ

tre nứa; như vậy phải cần khoảng 3-4 triệu tấn tre nứa/ năm, để đáp ứng cho riêng

ngành công nghiệp giấy (5-6 kg tre nứa tươi cho 1 kg bột giấy). Ngoài ra còn cần

rất nhiều tre nứa để sản xuất các mặt hàng mới như: sản xuất đũa, tăm tre, sản xuất

ván ghép thanh, ván ép…

Măng tre được sử dụng từ lâu đời; măng trúc, măng mai, măng giang, măng

nứa…là các món ăn quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam từ thành thị đến

nông thôn. Măng tre không chỉ được dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất

khẩu ngày càng được ưa chuộng và yêu cầu với số lượng ngày càng tăng.

Như vậy tre nứa là nhóm cây có sợi quan trọng bậc nhất. Trong kế hoạch

hành động Lâm sản ngoài gỗ của bộ Nông nghiệp và PTNT đang soạn thảo cũng

coi việc phát triển tre nứa là một trong những mục tiêu trọng tâm của Lâm sản

ngoài gỗ trong thời gian tới.

5

Việc nghiên cứu, gây trồng và khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu Lâm

sản ngoài gỗ hiện nay đang được ngành Lâm nghiệp nói chung và ngành Chế biến

lâm sản nói riêng quan tâm sâu sắc. Đặc biệt trong công nghệ ván nhân tạo luôn

mong muốn tạo ra những loại sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này để đáp ứng nhu

cầu sử dụng ngày càng tăng của thị trường.

Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu tre nứa trong công

nghiệp ván nhân tạo, làm vật liệu xây dựng và đồ mộc sẽ góp phần giải quyết vấn

đề về nguyên liệu cho sản xuất, thúc đẩy khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu

và góp phần đa dạng hóa loại hình sản phẩm.

Qua phân tích, đánh giá chung về tài nguyên và tình hình sử dụng tre nứa ở

nước ta đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay

một số loài tre như Mai, Luồng, Vầu đã và đang được sử dụng chế biến các sản

phẩm được sản xuất ở qui mô công nghiệp như ván sàn tre, chiếu tre, đũa tre, tăm

hương, xiên thịt, chủ yếu để xuất khẩu. Một số loài tre khác, trong đó có tre Lộc

ngộc, mặc dù có một số ưu điểm về đặc điểm cấu tạo, kích thước… nhưng chưa

được nghiên cứu đưa vào sử dụng. Để góp phần vào việc xác định dạng sản phẩm

và công nghệ chế biến loài tre này, được sự phê duyệt của Khoa Chế biến, Trường

ĐHLN, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu của Khoá luận tốt nghiệp

“Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ tạo chi tiết dạng thanh ép từ tre Lộc ngộc”

6

Chƣơng 1

MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG THỨC TIẾN HÀNH

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được một số yếu tố công nghệ tạo chi tiết dạng thanh ép từ tre Lộc

ngộc.

1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thư viện: Tìm hiểu thu thập các tài liệu về nghiên cứu và sản

xuất các sản phẩm từ tre nứa, song mây ở Việt Nam và các nước trong khu

vực.

- Phương pháp thực hành: Thử nghiệm để xác định một số yếu tố công nghệ

tạo chi tiết dạng thanh ép từ tre Lộc Ngộc.

1.3 Nội dung nghiên cứu.

- Tìm hiểu, đánh giá tình hình nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm từ tre nứa,

song mây.

- Xác định sơ đồ xẻ thanh, tương ứng với đường kính và chiều dày vách ống

tre.

- Xác định một số tính chất công nghệ của tre Lộc Ngộc.

- Quá trình gia công thanh.

- Công nghệ tạo thanh ép.

- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thanh ép từ tre Lộc ngộc.

1.4 Phƣơng thức tiến hành và qúa trình thực hiện

1.4.1 Phương thức tiến hành

Dưới sự hướng dẫn của TS Trần Tuấn Nghĩa, nhóm sinh viên chúng tôi

gồm 4 người, đã thực hiện các đề tài nghiên cứu của Khoá luận và Chuyên đề tốt

nghiệp, cụ thể cho từng người như sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!