Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức dạy học stem theo quan điểm dạy học phân hóa chủ đề phân bón hóa học trong dạy học hóa học lớp 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
-----------------
NGUYỄN LÊ BẢO KHUÊ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM THEO QUAN
ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG DẠY
HỌC HÓA HỌC LỚP 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Đà Nẵng, Tháng 5 năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM
THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lê Bảo Khuê
Lớp : 17SHH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Đà Nẵng, Tháng 5 năm 2021
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình cùng những
lời động viên, khuyến khích của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Lan Anh – Khoa Hóa học trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến:
− Các thầy cô giáo là giảng viên Khoa Hóa học - Lý luận và phương pháp dạy học
Hóa học.
− Bạn bè và sinh viên Khoa Hóa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các trích dẫn
được trình bày trong khóa luận hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy.
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................i
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ...............................................................ii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................4
7.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin ............................................................4
8. Dự kiến đóng góp của đề tài ..............................................................................4
8.1. Về lí luận ....................................................................................................4
8.2. Về thực tiễn ................................................................................................4
9. Cấu trúc của khóa luận.......................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. ................6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..............................................................................6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................9
1.2. Tổng quan về giáo dục STEM ở trường trung học phổ thông......................10
1.2.1. Thế nào là giáo dục STEM? ..................................................................11
1.2.2. Mục tiêu giáo dục STEM ......................................................................12
1.2.3. Các hình thức giáo dục STEM ..............................................................13
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
1.2.4. Tiêu chí của chủ đề STEM ....................................................................14
1.2.5. Phương pháp tổ chức chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM
...............................................................................................................14
1.3. Tổng quan về dạy học phân hóa ...................................................................18
1.3.1. Thế nào là dạy học phân hóa? ...............................................................18
1.3.2. Mục tiêu dạy học phân hóa....................................................................18
1.3.3. Các hình thức dạy học phân hóa............................................................19
1.3.4. Tiêu chí của dạy học phân hóa ..............................................................20
1.3.5. Phương pháp tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ........20
1.4. Năng lực và năng lực sáng tạo của học sinh.................................................22
1.4.1. Năng lực của học sinh trong chương trình phổ thông mới....................22
1.4.2. Năng lực sáng tạo ..................................................................................23
1.5. Thực trạng về việc tổ chức dạy học theo định hướng dạy học phân hóa kết
hợp giáo dục STEM trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 nhằm phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh.............................................................23
1.5.1. Mục đích điều tra...................................................................................23
1.5.2. Đối tượng điều tra..................................................................................23
1.5.3. Phương pháp điều tra.............................................................................24
1.5.4. Cách tính toán........................................................................................24
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................25
Chương 2: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM
CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NHIỀU LỰA
CHỌN PHÙ HỢP PHÂN HÓA VỚI NHIỀU ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH....26
2.1. Dạy học phân hóa .........................................................................................26
2.2. Áp dụng dạy học STEM trong dạy học phân hóa nhằm nâng cao năng lực
sáng tạo của học sinh.............................................................................26
2.2.1. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo .....................................................26
2.2.2. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học phân
hóa kết hợp giáo dục STEM..................................................................27
2.2.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh ..............................................28
2.3. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM ........29
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
2.4. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học phân hóa theo định hướng giáo dục STEM
.......................................................................................................................31
2.5. Cấu trúc nội dung chủ đề dạy học phân hóa theo định hướng giáo dục STEM
31
2.6. Đánh giá năng lực học sinh thông qua dạy học phân hóa theo định hướng
giáo dục STEM .............................................................................................31
2.6.1. Một số công cụ nhằm đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh............32
2.6.2. Bảng điểm năng lực sáng tạo và cách xếp loại......................................33
2.7. Chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM........................................34
2.7.1. Mô tả chủ đề ..........................................................................................34
2.7.2. Mục tiêu.................................................................................................34
2.7.3. Kiến thức STEM trong chủ đề...............................................................36
2.7.4. Thiết bị...................................................................................................38
2.7.5. Tiến trình dạy học..................................................................................38
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................69
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................70
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.............................................................70
3.2. Phương pháp và tiến hành thực nghiệm sư phạm.........................................70
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................70
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm..........................................................................70
3.3. Tổ chức thực nghiệm và thu thập số liệu thực nghiệm sư phạm..................71
3.4. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm....................................................71
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................76
3.5.1. Đánh giá định tính .................................................................................76
3.5.2. Đánh giá định lượng ..............................................................................77
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................83
1. Kết luận.........................................................................................................83
2. Khuyến nghị..................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................85
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
PHỤ LỤC............................................................................................................87
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
Trang i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
DHPH: Dạy học phân hóa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo. Trang 29
Bảng 2.2. Cách đánh giá năng lực sáng tạo trong DHPH theo
định hướng giáo dục STEM.
Trang 31
Bảng 2.3. Một số công cụ nhằm đánh giá năng lực sáng tạo
của HS. Trang 34
Bảng 2.4. Bảng điểm năng lực sáng tạo và cách xếp loại. Trang 35
Bảng 3.1. Tiến trình thực nghiệm sư phạm. Trang 72
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
Trang ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo
dục STEM trong chương trình. Trang 19
Hình 2.1. Các bước thực hiện trong chủ đề STEM. Trang 32
Hình 2.2. Đánh giá và phân loại năng lực sáng tạo của HS
theo thang điểm 10. Trang 35
Hình 3.1. HS báo cáo nội dung phân đạm. Trang 74
Hình 3.2. HS báo cáo nội dung phân lân. Trang 74
Hình 3.3. HS báo cáo nội dung phân kali và cách làm phân
bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt. Trang 75
Hình 3.4. HS báo cáo nội dung phân hỗn hợp và phân phức
hợp – phân vi lượng.
Trang 75
Hình 3.5. Thực nghiệm trồng cây thủy canh với gốc rau
muống sau khi lặt. Trang 76
Hình 3.6. Thực nghiệm trồng cây thủy canh rau xà lách. Trang 77
Hình 3.7. Quy trình làm dung dịch phân bón hữu cơ từ rác
thải sinh hoạt. Trang 77
Hình 3.8. Thực nghiệm trồng rau cải với dung dịch phân bón
hữu cơ từ rác thải sinh hoạt. Trang 78
STEM trong dạy học phân hóa chủ đề Phân bón hóa học
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo điều 28 chương II, mục 2, luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định rõ về phương pháp giáo dục phổ thông như sau: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của HS, phù hợp
với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho HS” (Luật giáo dục năm 2005) [2].
Trong công cuộc đổi mới giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo cần tiến hành theo các
hướng. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá HS, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới sách giáo khoa, đổi mới chương trình dạy học ở tất cả các cấp học phổ thông là rất
cần thiết và cấp bách để giúp phương pháp dạy học có hiệu quả hơn, tích cực hơn và khơi
dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng HS. Đối tượng HS trong một lớp học
có nhận thức không đồng đều, tuy nhiên HS nào cũng cần được quan tâm và khuyến
khích phát triển tối đa. Vì vậy câu hỏi đặt ra là cần phải dạy như thế nào để trong một giờ
dạy đối với một lớp hay các lớp trong một khối học đảm bảo việc bồi dưỡng nâng cao
kiến thức cho đối tượng HS khá giỏi, trang bị kiến thức cơ bản cho HS trung bình và bồi
dưỡng phụ đạo lấp chỗ hổng cho HS yếu kém?
Ngoài việc phân hóa trong việc tiếp nhận và xử lí kiến thức của các đối tượng HS,
việc tạo hứng thú cho HS, giúp HS có cơ hội ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
trong các tiết học cũng là một vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm trong quá trình dạy
học. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy mô hình dạy học theo định hướng STEM có thể
giải quyết được vấn đề trên.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là quan điểm dạy
học theo hướng tiếp cận liên ngành nhằm trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng cần
thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến
thức và kĩ năng này phải được giảng dạy tích hợp giúp người học có thể áp dụng những
kiến thức đó trong những bối cảnh cụ thể.