Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tay gắp robot mềm ứng dụng trong dây chuyền đóng gói khay cơm phần tại các khu Công nghiệp ở Việt Nam : Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tay gắp
robot mềm ứng dụng trong dây chuyền đóng gói khay cơm phần tại các
khu Công nghiệp ở Việt Nam
Mã số đề tài: 20/1.1CK05
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trọng Nhân
Đơn vị thực hiện: Khoa Công nghệ Cơ khí
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 1
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công
nghiệp Tp.HCM, phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Khoa Công nghệ
Cơ khí, đã tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Anh Vàng, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Khoa
Hàng không Vũ trụ, Học viện Kỹ Thuật Quân Sự (Trường Đại học Lê Quý Đôn) đã
phối hợp với chúng tôi để hoàn thành đề tài này. Cũng xin chân thành cảm ơn sự
hợp tác nghiên cứu của Bộ môn Tự động hóa quá trình sản xuất trường Đại học
Tổng hợp Kỹ Thuật Matxcơva mang tên N.E. Bauman, GS. TSKH. Gavriuhsin
S.S., đã có những đóng góp về mặt nội dung khoa học cho đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Đức Nam trường Đại học
Công nghiệp Tp.HCM, TS. Nguyễn Hữu Thọ trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Tp.HCM, PGS.TS. Lê Tuấn Phương Nam trường Đại học Tôn Đức Thắng,
TS. Nguyễn Khoa Triều trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, TS. Trần Ngọc
Đăng Khoa trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, cùng các đồng nghiệp khác như
ThS.GVC. Nguyễn Thị Thuý Nga, ThS. Châu Ngọc Lê, ThS. Bùi Anh Phi, ThS.
Phạm Thanh Tuấn đã góp ý cho chúng tôi về mặt chuyên môn, những thiếu sót để
chúng tôi hoàn thành được đề tài đúng tiến độ.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, chia sẻ và hỗ trợ chúng tôi.
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 2
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tay gắp robot
mềm ứng dụng trong dây chuyền đóng gói khay cơm phần tại các khu Công
nghiệp ở Việt Nam
1.2. Mã số: 20/1.1CK05
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực
hiện đề tài
1 TS. Trần Trọng Nhân IUH Chủ nhiệm đề tài
2 TS. Đặng Hoàng Minh IUH Thư ký khoa học
3 TS. Phạm Trần Bích Thuận IUH Thành viên
4 TS. Phùng Văn Bình Học viện KTQS Thành viên
5 TS. Nguyễn Việt Đức ĐH Thủy Lợi Thành viên
6
Nhóm 7 sinh viên IUH làm đồ án/luận
văn tốt nghiệp:
1. Nguyễn Hoàng Thái – 16021751
2. Lê Huy Hải – 16034641
3. Đỗ Hoàng Nam – 16066311
4. Phạm Chí Công – 16069551
5. Đặng Công Trường – 16077631
6. Võ Minh Tuấn – 16019581
7. Võ Chí Thành – 16042861
IUH Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghệ Cơ khí
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021
1.5.2. Gia hạn (nếu có): Không
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 03 năm 2021
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Một số kích thước của ngón tay mềm và thiết bị tay gắp rôbốt mềm có lớn hơn so
với thuyết minh ban đầu nhưng không đáng kể. Điều đó còn tăng khả năng gắp vật
của thiết bị hơn so với mong muốn ban đầu.
1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 80 triệu đồng.
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 3
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của robot cứng truyền
thống (rigid-robot) thì robot mềm (soft-robot) đang là hướng đi, hướng phát triển
của thế giới nói chung và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực robot nói riêng bởi tính
linh hoạt và thân thiện với con người mà robot cứng truyền thống khó đạt được.
Xuất phát từ nguồn cảm hứng đó, các nhà nghiên cứu đã và đang phát triển các mô
hình robot mềm có thể bắt chước hành vi của con người, các bộ phận trên cơ thể
người (tay, chân, lưỡi,…) hay bắt chước hình dáng và chuyển động của các loài
động vật nhằm mục đích phục vụ trong các lĩnh vực y tế (phục hồi chức năng), sản
xuất, thăm dò và nghiên cứu. Một trong số các mô hình robot mềm nổi bật đó là
thiết bị tay gắp mềm (soft-gripper). Thiết bị này hiện nay ở nước ta mới chỉ trong
giai đoạn bắt đầu được chú ý và nghiên cứu nên còn tồn đọng rất nhiều bài toán
chưa được giải quyết, ví dụ như việc tìm thông số vật liệu siêu đàn hồi để đưa vào
phần mềm mô phỏng; tìm một thiết kế tối ưu thông số lực gắp và dễ dàng chế tạo;
mô hình hoá và mô phỏng chuyển động gắp vật dựa trên phương pháp phần tử hữu
hạn; chuyển hoá mô hình phần tử hữu hạn 3D thành mô hình động học 2D để rút
ngắn thời gian phân tích tay gắp mềm, đồng thời cũng dự đoán được các thông số
đầu vào như áp suất khí và thông số đầu ra như góc uốn, lực gắp; v.v…Vì vậy,
trong đề tài này, các tác giả sẽ tiến hành giải quyết các bài toán nêu trên để bước
đầu làm chủ được công nghệ chế tạo thiết bị tay gắp mềm.
Sản phẩm đề tài sẽ là một thiết bị tay gắp mềm với nhiều thiết kế có thể ứng
dụng được trong đời sống, đặc biệt là trong dây chuyền đóng gói thực phẩm nói
chung và khay cơm phần trong các khu công nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Năng
suất gắp vật là 3 vật/ph với khối lượng tối đa 300 gr. Bên cạnh đó là một bài báo
SCOPUS. Kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là một đóng góp hữu ích cho quá
trình mô phỏng, tính toán robot mềm và ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tay gắp robốt mềm để hướng tới
ứng dụng trong dây chuyền đóng gói thực phẩm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phương pháp thực nghiệm kéo – nén để tìm thông số cơ tính của vật liệu siêu
đàn hồi
- Nghiên cứu, lựa chọn dạng mô hình và xác định các thông số của mô hình vật liệu
siêu đàn hồi (như Mooney-Rivlin, Ogden, Yeoh, Neo-Hookean, v.v…) dựa trên cơ
sở thực nghiệm.
- Phương pháp mô phỏng phần tử hữu hạn để mô phỏng trạng thái biến dạng đàn
hồi của tay gắp mềm chế tạo từ vật liệu siêu biến dạng, và để mô tả động lực học
quá trình gắp vật (tương tác giữa tay gắp với vật).
- Phương pháp xây dựng mô hình động lực học của tay gắp mềm theo cách tiếp cận
động lực học hệ nhiều vật.
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 4
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
- Thiết kế, chế tạo mô hình thiết bị cơ cấu tay máy, dựa trên nền tảng các môn học
nguyên lý chi tiết máy, các phương pháp gia công, điều khiển máy, v.v…
- Sử dụng phương pháp thực thực nghiệm để đánh giá khả năng làm việc của cụm
tay gắp mềm đối với các vật có hình dạng, kích thước, khối lượng khác nhau.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Đề tài đã hoàn thành 100% khối lượng công việc như trong bản thuyết minh. Cụ thể
là:
- Một bài báo SCOPUS
- Một thiết bị tay gắp robốt mềm
- Các bản vẽ thiết kế
- Các mô hình mô phỏng ngón tay gắp và cụm ngón tay gắp
- Đào tạo bậc đại học
5. Đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc và kết luận
Các tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu nghiêm túc và đúng tiến độ. Trên
thực tế, công việc của đề tài đã được thực hiện trước khi ký hợp đồng 1 năm. Nên
sau chưa đầy một năm kể từ khi ký hợp đồng nhóm tác giả đã hoàn thành đề tài này.
Việc báo cáo nghiệm thu trễ 1 tháng là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến
cho nhóm NC không thể tiến hành công việc trong trường.
Bài báo Khoa học Quốc tế SCOPUS đã được tạp chí JMERD chấp nhận
đăng ngày 03/2021 và đã được xuất bản trong tập 44, số 3 vào 03/2021.
Mô hình của tay máy robốt mềm đã được thiết kế, chế tạo đầy đủ cả phần Cơ
khí và điều khiển. Thiết bị tay máy đã được chạy vận hành thử nghiệm dưới sự
chứng kiến của các chuyên gia, GV Khoa Cơ khí (PGS.TS. Bùi Trung Thành, TS.
Đặng Hoàng Minh, ThS. Châu Ngọc Lê, ThS. Bùi Anh Phi) và Giám đốc Xưởng in
lụa “Bé Ba”. Thiết bị hiện được đặt tại Văn phòng bộ môn Cơ sở Thiết kế - Khoa
Công nghệ Cơ khí. Kết quả vận hành và thực nghiệm thiết bị tay gắp robốt mềm
cho thấy khả năng làm việc đúng với yêu cầu đặt ra trong thuyết minh đề tài. Thiết
bị có thể gắp được các vật có kích thước tối đa 110x110x110 mm với các loại hình
dạng: hình cầu, hình hộp chữ nhật, hình côn với khối lượng tối đa 300 gr, năng suất
gắp là 3 vật/ph. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn thiết bị và để có bản vẽ thiết kế hàng
loạt một cách hoàn chỉnh, đề tài này vẫn cần được đầu tư thêm kinh phí để tiếp tục
nghiên cứu và phát triển.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị tay gắp robot
mềm ứng dụng trong dây chuyền đóng gói khay cơm phần tại các khu Công nghiệp
ở Việt Nam” được triển khai nhằm bước đầu làm chủ được việc thiết kế, mô phỏng
và điều khiển thiết bị tay gắp robốt mềm được làm từ vật liệu siêu đàn hồi, để tiến
đến ứng dụng vào trong lĩnh vực đóng gói thực phẩm. Sau khi thực hiện đề tài,
nhóm tác giả đã thu được các kết quả, thể hiện trong mục 4. Các kết quả này có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn giúp chế tạo ra những thiết bị tay gắp robốt mềm dùng
để đóng gói thực phẩm, vốn không thể thực hiện được bằng các robốt cứng truyền
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 5
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
thống. Chi tiết nội dung của các kết quả sẽ được thể hiện ở các mục dưới và phụ
lục.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
TT Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt đƣợc
1
Một thiết bị tay gắp rôbốt mềm có:
*Kích thước ngón tay
mềm tối đa: 80 x 20 x 12 mm 92 x 26 x 14 mm
*Chiều cao phần cố
định: 100 mm 110 mm
*Chiều cao tổng thể tối
đa từ ngón tay đến phần
cố định:
204 mm 300 mm
-Khối lượng gắp vật tối
đa: 300 gr. 300 gr.
-Đường kính đường bao
mặt cắt tối đa của vật
gắp:
140 mm 110 x 110 x 110 mm
- Năng suất gắp vật tối
đa: 3 vật/ph. 3 vật/ph.
2 Bản vẽ thiết kế
Các bản vẽ chi tiết
và bản vẽ lắp các bộ
phận máy, bản vẽ 3D
của thiết bị tay gắp
rôbốt mềm
Đã đạt được
3
Các mô hình thiết kế,
mô hình mô phỏng biến
dạng và gắp vật của
ngón tay và cụm ngón
tay rôbốt mềm
Có thể xem được
trên máy tính mô
phỏng và phân tích
các thông số động
lực học và ứng suất,
biến dạng
Đã đạt được
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 6
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
4 Một bài báo SCOPUS
Dựa trên một trong
các chủ đề trong mục
nội dung của thuyết
minh
“Design and
Development of the
Soft Robotic Gripper
used for the Food
Packaging System”
Journal of Mechanical
Engineering Research
and Developments
(1024-1752), Zibeline
International
Publishing Sdn. Bhd.,
Vol. 44, No. 3, pp.
334-345
Ghi chú:
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được
chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã
cấp kính phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.
- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối
báo cáo. (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính
và trang cuối kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)
3.2. Kết quả đào tạo
TT Họ và tên
Thời gian
thực hiện đề tài
Tên đề tài
Tên chuyên đề nếu là
NCS
Tên luận văn nếu là
Cao học
Đã bảo vệ
Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
Sinh viên Đại học
1. Nguyễn Hoàng Thái – 16021751
2. Lê Huy Hải – 16034641
3. Đỗ Hoàng Nam – 16066311
4. Phạm Chí Công – 16069551
5. Đặng Công Trường – 16077631
6. Võ Minh Tuấn – 16019581
7. Võ Chí Thành – 16042861
12 tháng 10/10/2020
Ghi chú:
- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và
bằng/giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành
công luận án/ luận văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)
IV. Tình hình sử dụng kinh phí
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 7
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
T
T
Nội dung chi
Kinh phí
đƣợc duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
Ghi
chú
A Chi phí trực tiếp
1 Thuê khoán chuyên môn 48.47 48.47
2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
3 Thiết bị, dụng cụ 21.53 21.53
4 Công tác phí
5 Dịch vụ thuê ngoài
6 Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ
7 In ấn, Văn phòng phẩm
8 Chi phí khác 10 10
B Chi phí gián tiếp
1 Quản lý phí
2 Chi phí điện, nước
Tổng số 80 80
V. Kiến nghị (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Đây là một loại thiết bị tay gắp rôbốt mềm kiểu mới, được thiết kế và chế tạo thử
nghiệm thế hệ đầu tiên. Tay gắp đã đảm bảo chạy đúng nguyên lý, đạt được đúng
năng suất đề ra. Tuy nhiên còn một số yêu cầu về kỹ thuật để đạt đến khả năng ứng
dụng trong dây chuyền đóng gói thực phẩm, thì cần phải được tiếp tục nghiên cứu
và thử nghiệm, từ đó phát triển các thế hệ tiếp theo sao cho hoàn thiện hơn nữa. Để
làm được việc này, còn rất nhiều bài toán khoa học cần giải quyết. Nhóm nghiên
cứu cần sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà trường, sự tạo điều kiện thuận lợi về máy
móc và trang thiết bị gia công từ phía Khoa Cơ khí và cần nguồn nhân lực là các em
sinh viên khá-giỏi cùng tham gia vào các đề tài phát triển này.
VI. Phụ lục sản phẩm (liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
- Hình ảnh và video về mô hình thiết bị thử nghiệm tay gắp rôbốt mềm
- Minh chứng bài báo SCOPUS
Tp. HCM, ngày 25 tháng 03 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài Phòng QLKH&HTQT (ĐƠN VỊ)
Trƣởng (đơn vị)
(Họ tên, chữ ký)
TS. ĐẶNG HOÀNG MINH Trang 8
TS. TRẦN TRỌNG NHÂN
PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(báo cáo tổng kết sau khi nghiệm thu, đã bao gồm nội dung góp ý của hội đồng
nghiệm thu)
II.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết tiến hành nghiên
cứu
II.1.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế
Robotics là một ngành kỹ thuật và khoa học liên ngành bao gồm kỹ thuật cơ
khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin, khoa học máy tính và các ngành khác.
Robotics liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, vận hành và sử dụng robot, cũng
như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi cảm giác và xử lý thông tin.
Những công nghệ này được sử dụng để phát triển các máy móc có thể thay thế cho
con người và tái tạo hành động của con người. Robot có thể được sử dụng trong
nhiều tình huống và cho nhiều mục đích, nhưng ngày nay, nhiều loại được sử dụng
trong môi trường nguy hiểm (bao gồm phát hiện và hủy kích hoạt bom), quy trình
sản xuất hoặc nơi con người không thể sống sót (ví dụ như trong không gian, dưới
nước, ở nhiệt độ cao và làm sạch và ngăn chặn các vật liệu nguy hiểm và bức xạ).
Robot có thể mang bất kỳ hình thức nào nhưng một số được tạo ra để giống với con
người về ngoại hình. Điều này được cho là giúp chấp nhận robot trong một số hành
vi sao chép thường được thực hiện bởi mọi người. Những robot như vậy cố gắng tái
tạo việc đi lại, nâng, nói, nhận thức hoặc bất kỳ hoạt động nào khác của con người.
Nhiều robot ngày nay được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, góp phần vào lĩnh vực
robot lấy cảm hứng từ sinh học.
Một trong các nhánh của ngành robotics là soft-robotics (ngành nghiên cứu
về robot mềm), tuy chỉ mới được ra đời và nghiên cứu từ năm 2010, nhưng đây
đang là mảng lĩnh vực thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực robot. Robot mềm được chế tạo từ các vật liệu có độ tuân thủ cao,
tương tự như vật chất cấu thành các sinh vật sống. Hoạt động của robot mềm được
lấy cảm hứng từ cách các sinh vật sống di chuyển và thích nghi với môi trường
xung quanh. Trái ngược với robot được chế tạo từ vật liệu cứng, robot mềm cho
phép tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng để hoàn thành các nhiệm vụ, cũng