Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thành Phần Sâu Hại Bồ Đề Và Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Sâu Hại Cây Bồ Đề Styrax Tonkinensis Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập sau 4 năm, khóa học 2011 – 2015 tại
trƣờng Đại học Lâm nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, gắn liền lý thuyết với thực tiễn sản xuất
nhà trƣờng đã tổ chức cho sinh viên thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Đƣợc sự nhất trí của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ
môn Bảo vệ thực vật rừng, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần
sâu hại Bồ đề và đề xuất biện pháp quản lý sâu hại cây Bồ đề (Styrax
tonkinensis) tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
Trong suốt thời gian nghiên cứu cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Bảo vệ thực vật
rừng, đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới TS. Lê Bảo Thanh – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp
đỡ tận tình trong suốt thời gian tôi triển khai và hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn và bƣớc đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Hy
vọng nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và quý độc
giả để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Hòa
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tên khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thành phần sâu hại bồ đề và đề
xuất biện pháp quản lý sâu hại cây bồ đề (Styrax tonkinensis) tại Vƣờn
quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Hòa
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lê Bảo Thanh
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc thành phần các loài sâu hại cây bồ đề và xác định loài
sâu hại chính.
- Xác định đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính.
- Đề xuất đƣợc các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại chính.
5. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài sâu hại cây Bồ đề.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ cho loài sâu hại chính.
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại Bồ đề cho khu vực nghiên
cứu.
6. Kết quả đạt đƣợc
Qua đợt điều tra nghiên cứu các lâm phần Bồ đề trên địa bàn Xuân
Sơn, Phú Thọ tôi đã thu thập đƣợc 5 loài sâu hại cây Bồ đề gồm 4 bộ và 5 họ.
Trong đó có 2 loài sâu hại chính hại cây bồ đề đó là sâu xanh ăn lá bồ đề (
Fentonia sp.) và bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser).
Đã tiến hành dẫn liệu đƣợc đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài sâu
hại chính. Đồng thời dựa trên các số liệu thu thập đƣợc đã đƣa ra đƣợc một số
chỉ tiêu sau:
+ Biến động mật độ của 2 loài sâu hại chính trong thời gian nghiên cứu.
+ Ảnh hƣởng của độ cao tới mật độ sâu hại.
+ Biến động của mật độ sâu hại theo tuổi cây.
+ Đánh giá sơ bộ về mức độ gây hại của 2 loài sâu hại chính trong thời
gian nghiên cứu.
Từ đó đã thử nghiệm và đƣa ra biện pháp phòng trừ thích hợp với loài
sâu hại chính tại địa phƣơng.
Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
+ Biện pháp vật lý cơ giới.
+ Biện pháp bẫy đèn.
+ Biện pháp hóa học.
Lựa chọn, đề xuất một số biện pháp phòng trừ cho 2 loài sâu hại chính:
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Sau khi áp dụng biện pháp này thì số
lƣợng sâu hại ở ô thí nghiệm giảm đi không đáng kể. Từ 36,67% xuống còn
23,33% sau 20 ngày thực hiện biện pháp này.
- Biện pháp vật lý cơ giới: Trƣớc khi áp dụng biện pháp này thì tỷ lệ
phần trăm cây có sâu ở ô thí nghiệm là 46,67%, còn ô đối chứng là 50%. Sau
20 ngày thực hiện biện pháp này thì số lƣợng sâu giảm đi rõ rệt. Cụ thể ở ô thí
nghiệm giảm xuống còn 20% trong khi đó ở ô đối chứng tăng lên 60%. Nên
áp dụng biện pháp này thƣờng xuyên để hạn chế gia tăng số lƣợng sâu hại.
- Biện pháp bẫy đèn: Số lƣợng sâu trƣởng thành bắt đƣợc là không
nhiều. Nguyên nhân có thể là do đây không phải là thời gian có dịch nên số
lƣợng sâu còn ít. Tuy nhiên khi có dịch xảy ra thì nên áp dụng biện pháp này
để bắt sâu trƣởng thành của 2 loài sâu hại chính nhằm làm giảm khả năng sinh
sôi của dịch hại.
- Biện pháp sinh học: Cần bảo vệ các loài thiên địch của 2 loài sâu hại
chính.
- Biện pháp hóa học: Số lƣợng sâu hại đã giảm một cách khá triệt để
khi áp dụng biện pháp này. Ở ô thí nghiệm tỷ lệ cây có sâu giảm từ 70%
xuống còn 13,33%. Điều này cho thấy biện pháp này có thể áp dụng đƣợc tại
địa phƣơng. Tuy nhiên để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng và để giảm
thiểu kinh phí của ngƣời dân thì nên hạn chế áp dụng biện pháp này, chỉ nên
sử dụng khi có số lƣợng sâu hại lớn và có khả năng bùng phát thành dịch
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1 Khái quát về tính hình nghiên cứu côn trùng trên thế giới. ........................ 2
1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu côn trùng ở Việt Nam............................... 3
1.3 Cây Bồ đề và tình hình nghiên cứu sâu hại cây Bồ đề. .............................. 5
1.3.1 Thông tin chung về cây Bồ đề. ................................................................ 5
1.3.2 Những nghiên cứu về sâu hại cây Bồ đề.................................................. 5
1.3.3 Tình hình sâu hại cây Bồ đề..................................................................... 5
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 7
2.1 Mục tiêu....................................................................................................... 7
2.2 Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu.................................................................. 7
2.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 7
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 7
2.4.1 Công tác chuẩn bị..................................................................................... 7
2.4.2 Điều tra thực địa....................................................................................... 7
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 16
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................ 16
3.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 16
3.1.1Vị trí địa lý. ............................................................................................. 16
3.1.2 Địa hình địa thế. ..................................................................................... 16
3.1.3 Địa chất, đất đai...................................................................................... 16
3.1.4 Khí hậu thủy văn. ................................................................................... 17
3.1.5 Thảm thực vật, động vật......................................................................... 18
3.2 Đặc điểm về dân cƣ – kinh tế.................................................................... 19
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................. 21
4.1. Thành phần các loài sâu hại cây Bồ đề tại khu vực nghiên cứu. ............. 21
4.2 Xác định loài sâu hại chủ yếu trên cây Bồ đề........................................... 24
4.3 Đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại chủ yếu. ................................ 27
4.3.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của loài sâu hại chủ yếu. ..................... 27
4.3.2 Biến động mật độ các loài sâu hại chủ yếu............................................ 30
4.4 Kết quả thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ...................................... 35
4.4.1 Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh. ................................. 35
4.4.2 Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới......................................... 37
4.4.3 Kết quả thử nghiệm biện pháp bẫy đèn.................................................. 38
4.4.4 Kết quả thử nghiệm biện pháp hóa học.................................................. 39
4.5 Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại bồ đề................................... 40
4.5.1 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh................................................................... 40
4.5.2 Biện pháp vật lý cơ giới. ........................................................................ 41
4.5.3 Biện pháp sinh học................................................................................. 42
4.5.4 Sử dụng thuốc hóa học........................................................................... 42
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ........................................................ 44