Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần rệp sáp hại café chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (planococcus sp.) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1835

Nghiên cứu thành phần rệp sáp hại café chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (planococcus sp.) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

---------------*-------------

HOÀNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN RỆP SÁP HẠI CÀ PHÊ

CHÈ, MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA LOÀI CÓ VAI TRÒ GÂY HẠI CHỦ YẾU

(PLANOCOCCUS SP.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

CHÚNG TẠI SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số : 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huy Thọ

HÀ NỘI – 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.

Mọi sự giúp ñỡ cho việc hoàn thành luận văn ñã ñược cảm ơn. Các

thông tin, tài liệu trong luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Thị Thu Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện ñề tài này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ

tận tình của các thầy cô giáo, các bạn ñồng nghiệp, các cán bộ Bộ môn Côn

Trùng, Trung tâm ðấu tranh Sinh học - Viện Bảo Vệ Thực Vật, Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm Nghiệp Tây Bắc. Nhân dịp này, cho

phép tôi ñược cảm ơn những sự giúp ñỡ quý báu ñó.

Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Huy Thọ,

thầy giáo hướng dẫn ñã tận tình chỉ bảo, giúp ñỡ trong suốt quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô ñã truyền ñạt những kiến thức mới cho

tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn sâu sắc tới Ban ñào tạo sau ñại

học – Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam ñã tạo mọi ñiều kiện

thuận lợi cho tôi ñược thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh ñạo Viện Khoa

Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Núi Phía Bắc, Phòng Khoa học và

Hợp tác Quốc tế ñã tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành nhiệm vụ học tâp

và nghiên cứu khoa học này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2009

Tác giả

Hoàng Thị Thu Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 4

MỤC LỤC

MỞ ðẦU.......................................................................................................6

1. ðẶT VẤN ðỀ......................................................................................10

2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI ..........................................12

2.1. Mục ñích.......................................................................................12

2.2. Yêu cầu của ñề tài ........................................................................12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................13

1.1. Vài nét giới thiệu về cây cà phê.......................................................13

1.2. Phát triển cà phê ở Việt Nam và vị trí cà phê chè..........................15

1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam......................................15

1.2.2. Tình hình phát triển cà phê chè ở Việt Nam .............................16

1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè..............................................18

1.3.1. Yêu cầu về khí hậu.....................................................................18

1.3.2. Yêu cầu về ñất ñai ......................................................................21

1.4. Những nghiên cứu sâu bệnh hại cà phê ở nước ngoài ...................24

1.4.1. Thành phần sâu hại cà phê .......................................................24

1.4.2. ðặc ñiểm sinh thái và sự gây hại của rệp sáp............................24

1.4.3. ðặc ñiểm hình thái và sinh học của rệp sáp..............................27

1.5. Những nghiên cứu sâu bệnh hại cà phê ở Việt Nam......................29

1.5.1. Thành phần sâu hại cà phê .......................................................29

1.5.2. ðặc ñiểm sinh thái và sự gây hại của rệp sáp............................31

1.5.3. ðặc ñiểm hình thái và sinh học của rệp sáp..............................33

1.5.4. Biện pháp phòng trừ rệp sáp......................................................35

CHƯƠNG 2:

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............37

2.1. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................37

2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................37

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 5

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................38

2.3.1. ðiều tra thu thập thành phần rệp sáp hại cà phê chè. ........................... 38

2.3.2. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái và sinh học của rệp sáp

Planococcus sp. hại cà phê............................................................................. 40

2.3.3. ðiều tra diễn biến số lượng của loài rệp sáp Planococcus sp. .............. 40

2.3.4. ðiều tra tỷ lệ và mức ñộ gây hại của rệp sáp Planococcus sp............... 41

2.3.5. ðiều tra ảnh hưởng của cây che bóng và giai ñoạn sinh trưởng

của cây cà phê ñến tỷ lệ và mức ñộ nhiễm rệp sáp hại quả cà phê chè............ 42

2.3.6. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ rệp sáp.............................................. 42

2.3.6. Phương pháp tính toán.......................................................................... 45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 48

3.1. Thành phần rệp sáp hại cà phê chè tại Sơn La ........................................ 48

3.2. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp Planococcus citri

Risso và Planococcus minor Maskell trên cà phê chè tại Sơn La................... 50

3.2.1. ðặc ñiểm sinh học của loài rệp sáp Planococcus citri Risso hại

quả cà phê chè tại Sơn La.............................................................................. 51

3.2.2. ðặc ñiểm sinh học của loài rệp sáp Planococcus minor Maskell

hại rễ cà phê chè tại Sơn La .......................................................................... 60

3.2.3. ðặc ñiểm sinh thái của loài rệp sáp hại quả cà phê chè

Planococcus citri Risso tại Sơn La................................................................ 64

3.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê.............................. 71

3.3.1. Biện pháp sinh học .............................................................................. 72

3.3.2. Biện pháp hoá học ............................................................................... 77

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ................................................................................... 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VCB: Vườn có cây che bóng

VKCB: Vườn không có cây che bóng

KTCB: Kiến thiết cơ bản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

3.1 Thành phần rệp sáp hại cà phê chè tại huyện Mai Sơn - Sơn

La năm 2009

43

3.2 Thời gian phát dục các pha và vòng ñời của rệp cái

Planococcus citri Risso (Viện Bảo vệ thực vật năm 2009)

45

3.3 Thời gian phát dục các pha của rệp ñực Planococcus citri

Risso (Viện Bảo vệ thực vật - 2009)

48

3.4 Kích thước các pha phát triển của rệp sáp Planococcus citri

Risso trên cà phê chè (Viện Bảo vệ thực vật - 2009)

50

3.5 Khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của rệp sáp Planococcus

citri Risso (Viện Bảo vệ thực vật - 2009)

52

3.6 Thời gian phát dục các pha và vòng ñời của rệp cái

Planococcus minor Maskell (Viện Bảo vệ thực vật năm 2009)

54

3.7 Kích thước các pha phát triển của rệp sáp cái Planococcus

minor Maskell trên cà phê chè (Viện Bảo vệ thực vật - 2009)

55

3.8 Khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của rệp sáp Planococcus

minor Maskell (Viện Bảo vệ thực vật - 2009)

56

3.9 Tỷ lệ và mức ñộ nhiễm rệp sáp hại quả trên vườn cà phê có

và không có cây che bóng

58

3.10 Tỷ lệ và mức ñộ nhiễm rệp sáp hại quả trên vườn cà phê ở các

giai ñoạn sinh trưởng khác nhau

60

3.11 Biến ñộng số lượng rệp sáp trên ñoạn cành cà phê chè (số

con/ñoạn cành)

61

3.12 Tỷ lệ và mức ñộ cây bị rệp sáp hại quả tại các ñiểm ñiều tra 63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 8

3.13 Hiệu lực trừ rệp của dung dịch bào tử, enzym và dịch thể nấm

Metarrhizium anisopliae

65

3.14 Tỷ lệ nấm mọc lại trên rệp chết sau khi phun các chế phẩm từ

nấm Metarrhizium anisopliae

67

3.15 Hiệu lực trừ rệp sáp của các nồng ñộ bào tử nấm

Metarrhizium anisopliae

68

3.16 Tỷ lệ nấm mọc lại trên rệp chết ở thí nghiệm so sánh hiệu lực

của các nồng ñộ bào tử nấm Metarrhizium anisopliae

69

3.17 Hiệu lực trừ rệp của thuốc hoá học trong phòng 70

3.18 Hiệu lực trừ rệp của thuốc hoá học trong nhà lưới 72

3.19 Hiệu lực của thuốc hoá học trừ rệp sáp ngoài ñồng 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

1 Rệp sáp trên quả cà phê chè 42

2 Rệp sáp dưới rễ cà phê chè 42

3 Rệp vảy xanh 42

4 Rệp sáp nâu lồi 42

5 Ổ trứng rệp sáp hại quả cà phê 46

6 Pha trứng 46

7 Rệp cái pha sâu non – tuổi 1 46

8 Rệp cái pha sâu non – tuổi 2 46

9 Rệp cái pha sâu non – tuổi 3 47

10 Rệp cái trưởng thành 47

11 Rệp ñực trưởng thành 47

12 Rệp ñực trưởng thành 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 10

MỞ ðẦU

1. ðẶT VẤN ðỀ

Cà phê ñã ñược trồng ở Việt Nam cách ñây hơn 100 năm với các loại

cà phê vối, mít và cà phê chè. ðến nay Việt Nam ñã trở thành nước có sản

lượng cà phê vượt qua Colombia và chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới, chỉ sau

Brazil. ðược xác ñịnh là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực,

chỉ sau cây lúa, cây cà phê ñã và ñang ñóng một vai trò quan trọng trong nền

kinh tế Việt Nam. Ngành cà phê ñã tham gia có hiệu quả vào các chương trình

kinh tế xã hội như ñịnh canh ñịnh cư, xoá ñói giảm nghèo, tạo công ăn việc

làm cho hàng triệu lao ñộng ở miền núi trong ñó có một phần ñồng bào dân

tộc và ñóng góp một tỷ trọng nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ñất

nước.

Trong một vài năm gần ñây diện tích cũng như sản lượng cà phê chè

ngày càng có xu hướng tăng lên ñã trở thành một trong những cây xoá ñói

giảm nghèo cho các hộ ñồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Bắc có ñộ cao bình quân từ 500 - 1500 m so với mặt nước biển, vĩ

ñộ 21 - 220

33 ñộ vĩ Bắc, ñịa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, có mùa

khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau, mùa nóng

ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 cho ñến tháng 9 nhiệt ñộ bình quân 200C,

cao nhất là 300C, thấp nhất là 10 - 120C; lượng mưa bình quân từ 1500 - 2000

mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8; ñộ ẩm không khí ñạt từ 80 -85%. Do có

ñiều kiện tự nhiên và khí hậu khá phù hợp cho cây cà phê chè, Tây Bắc là

vùng cà phê chè khá tập trung ở miền Bắc, ñặc biệt tại các tiểu vùng khí hậu

như ở Sơn La và ðiện Biên. Diện tích cà phê chè tại Sơn La và ðiện Biên ước

tính có khoảng 4000 ha trồng tập trung vào những năm 1995 - 2002.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 11

ðặc biệt ở Sơn La, cây cà phê ñang thể hiện chỗ ñứng trong chuyển ñổi

cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhờ áp dụng những tiến bộ

kỹ thuật mới, sản xuất có hiệu quả ñã thúc ñẩy nghề trồng cà phê phát triển

nhanh chóng, hàng ngàn ha ñược trồng ở Sơn La, kéo dài từ Yên Châu ñến

Thuận Châu và một số huyện vùng sâu như Sông Mã, Phù Yên. Cùng với sự

gia tăng về diện tích ở Sơn La ñã hình thành những vùng sản xuất lớn, tập

trung như Chiềng Ban, Chiềng Sinh, Chiềng ðen, Phỏm Lái, ….

Theo ông ðoàn Triệu Nhạn, toàn vùng cà phê Tây Bắc có thể phát triển

tới 30.000ha cà phê arabica, hàng năm sản xuất 50 - 60 ngàn tấn cà phê nhân

xuất khẩu với chất lượng cao (Cây Cà phê Việt Nam, 1999). Với tiềm năng

này và xu hướng phát triển cây cà phê chè ở Tây Bắc hiện nay rất cần có

những nghiên cứu ñồng bộ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật…

phục vụ cho vùng sản xuất ổn ñịnh bền vững.

Về vấn ñề bảo vệ thực vật, không chỉ riêng ñối với cây cà phê chè Tây

Bắc mà với vùng chuyên canh cà phê lớn nhất Việt Nam là khu vực Tây

Nguyên cũng bị thiệt hại rất lớn bởi sâu bệnh. Năm 1995 - 1997 dịch vàng lá

cà phê do tuyến trùng ký sinh và nấm, năm 2003 - 2004 dịch rệp sáp ñã tàn

phá hàng ngàn ha cà phê gây rụng hoa, quả. Và từ năm 2006 - 2007 ve sầu lại

bùng phát và gây hại hàng ngàn héc ta cà phê của các tỉnh như ðaklak, Lâm

ðồng, ðakNông. Theo các chuyên gia nghiên cứu về bảo vệ thực vật thì sâu

bệnh hại cà phê làm giảm năng suất từ 10 - 50%.

Một trong những loại thường xuyên có mặt và gây hại trên cây cà phê

là rệp sáp. Rệp sáp là loại côn trùng ña thực, sinh sống và gây hại trên rất

nhiều loài như cây cà phê, cây lâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh, cây trong

nhà lưới,…. Chúng gây hại trên cả 3 loại cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít.

Chúng hút dinh dưỡng của cây trồng làm giảm khả năng sinh trưởng, rụng lá,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!