Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông bàn thạch tỉnh phú yên.
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
32.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông bàn thạch tỉnh phú yên.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỊ MỸ DIỆP

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SÔNG BÀN THẠCH

TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỊ MỸ DIỆP

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SÔNG BÀN THẠCH

TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Đà Nẵng - Năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Dương Thị Mỹ Diệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1

2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 2

4. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4

1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU CÁ.................................................................. 4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam .............................................. 4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở tỉnh Phú Yên....................................... 10

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU. 11

1.2.1. Điều kiện địa lí, ranh giới, diện tích .............................................. 11

1.2.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................ 13

1.2.3. Đặc điểm thủy văn ......................................................................... 18

1.2.4. Địa hình địa thế.............................................................................. 18

1.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 21

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 21

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 21

2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................................... 21

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 22

2.4.1. Ngoài thực địa................................................................................ 22

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ........................ 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................. 27

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG BÀN THẠCH, TỈNH PHÚ YÊN. 27

3.1.1. Danh mục thành phần loài cá......................................................... 27

3.1.2. Cấu trúc thành phần loài................................................................ 34

3.1.3. Nhóm loài ưu thế ........................................................................... 38

3.1.4. Các loài cá quý hiếm...................................................................... 42

3.1.5. Các loài cá kinh tế.......................................................................... 43

3.1.6. Các loài cá nhập nội....................................................................... 46

3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SÔNG BÀN THẠCH, TỈNH PHÚ YÊN.. 48

3.2.1. Đặc điểm phân bố theo không gian và theo thời gian ................... 48

3.2.2. So sánh thành phần loài cá sông Bàn Thạch với các khu hệ cá

khác ở Việt Nam.............................................................................................. 62

3.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY

SẢN Ở SÔNG BÀN THẠCH, TỈNH PHÚ YÊN........................................... 66

3.3.1. Tình hình khai thác cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên .............. 66

3.3.3. Một số giải pháp để phát triển bền vững nguồn lợi....................... 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm 2013 ở tỉnh

Phú Yên

13

1.2

Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2013 tỉnh

Phú Yên

15

1.3

Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2013 ở

Phú Yên

16

1.4

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 2013

ở tỉnh Phú Yên

17

2.1 Địa điểm và vị trí thu mẫu 21

3.1

Danh mục thành phần loài cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh

Phú Yên

27

3.2 Số lượng và tỉ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ 34

3.3

Số lượng giống, loài trong các họ cá ở sông Bàn Thạch,

tỉnh Phú Yên

38

3.4

Các bộ, họ có số loài ưu thế trong thành phần loài cá ở

sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên

41

3.5 Các loài cá quý hiếm ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên 42

3.6 Các loài cá kinh tế ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên 44

3.7 Các loài cá nhập nội ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên 47

3.8

Số lượng loài của các nhóm cá phân bố tại các thủy vực

ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên

48

3.9

Số lượng họ, loài của nhóm cá nước ngọt phân bố ở

sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên

50

3.10

Số lượng họ, loài của nhóm cá nước lợ phân ở sông Bàn

Thạch

55

3.11

Số lượng họ, loài của nhóm cá nước mặn ở sông Bàn

Thạch, tỉnh Phú Yên

59

3.12

Số họ, giống, loài ở các khu hệ phân bố cá cửa sông

Việt Nam

62

3.13

Quan hệ thành phần loài cá sông Bàn Thạch với các khu

hệ cá khác

64

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ địa lý tự nhiên tỉnh Phú Yên 12

1.2

Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong

năm 2013

14

1.3

Biểu đồ mô tả lượng mưa trung bình các tháng trong

năm 2013

15

1.4

Đồ thị biểu thị số giờ nắng trung bình các tháng trong

năm 2013

16

1.5

Đồ thị biểu thị độ ẩm không khí trung bình các tháng

trong năm 2013

18

2.1 Sơ đồ vị trí thu mẫu ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên 22

2.2 Các chỉ số đo trong phân loại cá 24

2.3 Các chỉ số đếm trong phân loại cá 25

3.1

Biểu đồ tỉ lệ % số loài trong các bộ cá ở sông Bàn

Thạch

35

3.2

Biểu đồ tỉ lệ % số giống trong các bộ cá ở sông Bàn

Thạch, tỉnh Phú Yên

36

3.3

Biểu đồ tỉ lệ % số họ trong các bộ cá ở sông Bàn Thạch,

tỉnh Phú Yên

37

3.4

Biểu đồ số lượng các nhóm ưu thế của thành phần loài

cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên

41

3.5 Tỷ lệ % các loài cá kinh tế ở sông Bàn Thạch 45

3.6

Số lượng các nhóm cá phân bố tại các thủy vực ở sông

Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên

49

3.7

Sơ đồ phân bố nhóm cá nước ngọt vào mùa khô và mùa

mưa

53

3.8

Sơ đồ phân bố nhóm cá nước lợ vào mùa khô và mùa

mưa

57

3.9

Sơ đồ phân bố nhóm cá nước mặn vào mùa khô và mùa

mưa

60

3.10 Biểu đồ so sánh các bậc taxon ở các khu hệ khác nhau 63

3.11

Biểu đồ hệ số gần gũi giữa thành phần loài cá ở sông

Bàn Thạch với các khu hệ khác nhau

65

3.12 Ảnh nghề lưới 68

3.13 Ảnh nghề rớ giàn 69

3.14 Ảnh nghề lờ Trung Quốc 71

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cá là nhóm động vật có xương sống, số loài tương đối lớn và có ý

nghĩa quan trọng trong tự nhiên, là một mắt xích của lưới thức ăn trong các hệ

sinh thái ở nước, góp phần làm tăng độ đa dạng sinh học, tạo sự phát triển bền

vững cho môi trường. Cá còn là nguồn thực phẩm quan trọng cho đời sống

của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế cho đất nước.

Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm ở phía Đông dãy

Trường Sơn, có nhiều hệ thống sông suối, thành phần các loài thủy sinh vật

khá phong phú, đa dạng sinh học cao như sông Ba, đầm Ô Loan,... Hiện nay

các nghiên cứu mới tập trung ở con sông Ba và đầm Ô Loan, các hệ thống

sông ở khu vực này chưa được nghiên cứu một cách tổng thể. Trong số đó có

sông Bàn Thạch, sông nằm ở phía nam thành phố Tuy Hòa, dài 60 cây số, có

diện tích lưu vực 590km2

, sông chảy qua các xã thuộc tổng Hòa Đa và Hòa

Đồng rồi ra cửa Đà Nông. Sông chảy tới vùng Hội Cư thì tiếp nhận một chi từ

đèo Cục Kịch giáp giới với Khánh Hòa. Bắt đầu từ Hội Cư sông mang tên

Bàn Thạch, chảy ra biển ở cửa Đà Nông. Sông Bàn Thạch có vai trò quan

trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn thức

ăn giàu đạm như cá, tôm, ...cho dân cư sống trong vùng. Đặc biệt, vùng hạ lưu

thường có nước mặn hoặc nước lợ tạo nên sự đa dạng và phong phú cho khu

hệ sinh vật góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện

nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, đặc

điểm sinh học, sinh thái, phân bố của các loài cá ở sông Bàn Thạch. Việc

nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững

nguồn lợi là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa

chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông

Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên”.

2

2. Mục tiêu đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được

mục tiêu tổng quát sau:

Góp phần vào việc nghiên cứu khu hệ cá Miền Trung, Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài cần

đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định được thành phần loài cá ở sông Bàn Thạch, qua đó xác định

được loài kinh tế, loài quý hiếm hiện có ở sông này.

- Xác định được khu vực phân bố của các loài cá, đặc điểm phân bố,

các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

- Tìm hiểu tình hình khai thác và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển

bền vững đa dạng sinh học về cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, tôi tiến hành các nội dung nghiên

cứu sau đây:

3.1. Nghiên cứu về thành phần loài

- Lập danh mục thành phần loài cá ở sông Bàn Thạch, qua đó lập danh

sách các loài kinh tế, quý hiếm hiện có.

- Đặc điểm cấu trúc, tính đặc trưng về đa dạng sinh học của thành phần

loài cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

- Phân tích, đánh giá các loài ưu thế, loài quý hiếm, loài kinh tế ở sông

Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

3.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố

- Phân tích đặc điểm phân bố theo lưu vực, theo sinh cảnh của các loài

cá thuộc khu vực nghiên cứu.

- So sánh thành phần loài cá sông Bàn Thạch với một số sông khác trong

nước và lân cận làm cơ sở cho công tác bảo vệ và quản lý cá ở sông Bàn Thạch.

3

3.3. Tình hình khai thác cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở sông Bàn

Thạch, tỉnh Phú Yên

- Tình hình khai thác cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học về cá

ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

4. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm các phần sau

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Lược sử nghiên cứu cá

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế vùng nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Thành phần loài cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

- Đặc điểm phân bố cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

- Đặc trưng đa dạng về thành phần loài cá và quan hệ về thành phần

loài cá ở sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên với các khu hệ cá khác.

- Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở sông Bàn Thạch.

Kết luận và kiến nghị

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU CÁ

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam

Việt Nam với vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp thềm lục

địa dài và rộng cùng hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá khá lớn mang tính

đặc trưng của các hệ sinh thái nhiệt đới. Do vậy, khu hệ cá rất phong phú và

được chú trọng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về cá do các nhà khoa

học trong và ngoài nước thực hiện. Việc nghiên cứu trải qua nhiều thời kỳ,

gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

a. Thời kỳ trước năm 1945

Thời kỳ này chủ yếu các công trình nghiên cứu đều do các tác giả

người nước ngoài như Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc… thực hiện. Phần lớn

mẫu vật được lưu trữ ở bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp. Có lẽ công trình đầu

tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở nước ta là của H. E. Sauvage (1881) trong

tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông

Dương”, gồm 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở

miền Bắc nước ta. Những năm tiếp theo có những công bố về thành phần loài

ở các thuỷ vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả: H. E.

Sauvage (1884) “Đóng góp cho khu hệ cá Bắc Bộ”, ông đã thu thập và định

loại được 10 loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; E. Vaillant đã thu thập

6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài mới ở sông Kỳ Cùng

(1904); P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) “Góp phần nghiên cứu các

loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”, trong đó tác giả đã thông báo bắt

được cá Chình Nhật (Anguilla japonica) ở sông Hồng; Năm 1929, G. Tirant

đã mô tả 70 loài cá nước ngọt sông Hương, trong đó có 5 loài mới mà ông đã

5

thu thập mẫu từ năm 1883. J. Pellegrin và P. Chevey (1934, 1936, 1938,

1941) đã sưu tập và phân tích cá ở Nghĩa Lộ, gồm 20 loài (1934), mô tả 5 loài

ở Bắc Bộ và công bố danh lục gồm 20 loài cá ở Việt Nam (1936), mô tả loài

Hemiculter krempfi (1938); P. Chevey và J. Lemasson (1937) đã công bố

công trình “Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”

gồm 98 loài, 17 họ. Đây là công trình nghiên cứu cá đầy đủ nhất về cá của

thời kỳ này.

Có thể nói giai đoạn này việc nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta chỉ

mới dừng ở mô tả, thống kê thành phần loài, chưa nghiên cứu về nguồn lợi.

b. Thời kỳ từ 1945 - 1975

Từ năm 1945, phần lớn các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu

đều được các tác giả Việt Nam thực hiện, tuy nhiên cũng có một thời gian dài

từ 1945-1954 bị gián đoạn vì chiến tranh. Sau 1954, hòa bình lập lại ở miền

Bắc, dưới sự phối hợp cộng tác của Trạm nghiên cứu thủy sản nước ngọt

Đình Bảng thuộc Tổng cục Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn), khoa Sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại

học Thủy sản, công tác nghiên cứu được tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng

sinh thái Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nhiều loại hình thủy vực

khác nhau như sông, suối, hồ chứa, đầm, ao, ruộng,…

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền

Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) nghiên cứu sơ bộ khu hệ cá

sông Bôi gồm 44 loài; Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959) đã công bố dẫn

liệu sơ bộ Ngư giới sông Ngòi Thia gồm 54 loài cá; Hoàng Đức Đạt (1964)

với công trình: Sinh thái học một số loài cá sông Lô; Mai Đình Yên (1966)

điều tra khu hệ cá sông Hồng với 92 loài và phân loài cá nước ngọt; Đoàn Lệ

Hoa và Phạm Văn Doãn (1971) đã sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã với

114 loài, ...

6

Ở miền Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về cá nước ngọt do

các cán bộ khoa học người Việt Nam phối hợp với người nước ngoài thực

hiện như: Trần Ngọc Lợi (1964), Fourmanvir (1965), Nguyễn Viết Trương và

Trần Thị Túy Hoa (1972), … trong đó, K. Kuronuma (1961) đã tổng hợp một

danh lục cá ở Việt Nam gồm 139 loài; Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy

Hoa (1972) đã đưa ra một danh sách cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long

gồm 93 loài…

c. Thời kỳ sau 1975 đến nay

Kế thừa những thành quả của giai đoạn trước, ở giai đoạn này, công tác

nghiên cứu cá được tiến hành trong phạm vi cả nước. Trong luận văn này,

chúng tôi chỉ quan tâm chủ yếu các kết quả nghiên cứu về khu hệ, đặc trưng

phân bố các loài cá và đặc điểm địa động học cá nước ngọt Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn đầu sau năm 1975

gồm: Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần các loài cá

sông Thu Bồn gồm 58 loài, Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn

43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 loài [69]; Mai Đình Yên, Nguyễn

Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992):

Thành phần loài cá sông: Tiền, Hậu, Vòm Cỏ, Sài Gòn và Đồng Nai (255

loài) [70].

Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các

thời kỳ trước được công bố là: "Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc

Việt Nam" của Mai Đình Yên (1978) đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết,

lập khóa định loại, đặt 17 điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá

nước ngọt ở Miền Bắc nước ta [66]. và "Định loại các loài cá nước ngọt

Nam Bộ" do Mai Đình Yên chủ biên với các cộng sự Nguyễn Văn Trọng,

Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992) mô tả, lập

khóa định loại 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [70]. Đây là hai công trình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!