Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Phân Bố Và Đề Xuất Các Giải Pháp Bảo Tồn Khu Hệ Bò Sát Ếch Nhái Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn Ngỗ Luông Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI VĂN TIỀM
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN KHU HỆ
BÒ SÁT, ẾCH NHÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LUÔNG,
TỈNH HOÀ BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LƯU QUANG VINH
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2021
Tác giả
Bùi Văn Tiềm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lưu Quang Vinh, Trưởng bộ môn
Động vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại
học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn và các cán bộ đã hỗ trợ trong quá
trình thực địa thu thập số liệu. Xin cảm ơn ThS. Hà Văn Ngoạn, KS. Đinh Sỹ
Tường đã hỗ trợ thực địa, phân tích và xử lý mẫu vật
Xin cảm ơn bà con xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và xã Tự Do đã hỗ trợ
trong quá trình thực địa.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2021
Tác giả luận văn
Bùi Văn Tiềm
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 2
1.1. Tổng luận các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu.................. 2
1. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................... 6
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI................... 8
2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên........................................................... 8
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới.................................................. 8
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế.............................................................. 9
2.1.3. Địa chất, đất đai.............................................................................. 9
2.1.4. Khí hậu, thủy văn .......................................................................... 11
2.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất.................................................... 12
2.1.6. Hệ động - thực vật và phân bố của các loài quý hiếm.................. 14
2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................... 18
2.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư .............................. 18
2.2.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất .................................................... 19
2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng............................................................... 19
2.3. Tiềm năng du lịch................................................................................. 21
Chương 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 23
3.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 23
3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 24
iv
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 24
3.4.2. Khảo sát thực địa .......................................................................... 25
3.4.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................. 28
3.4.4. Đặc điểm phân bố của các loài bò sát, ếch nhái.......................... 36
3.4.5. Đánh giá các loài có giá trị bảo tồn............................................. 37
3.4.6. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn ................................................. 38
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
4.1. Đa dạng thành phần loài bò sát, ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Sơn – Ngổ Luông .............................................................................. 39
4.1.1. Đa dạng thành phần loài bò sát ở khu vực nghiên cứu................ 39
4.1.2. Đa dạng thành phần loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu ............ 48
4.1.3. Ghi nhận mới các loài bò sát, ếch nhái ở khu vực nghiên cứu ..... 55
4.2. Đặc điểm phân bố của các loài bò sát, ếch nhái .................................. 59
4.2.1. Đặc điểm phân bố bò sát, ếch nhái theo đai độ cao..................... 59
4.2.2. Đặc điểm phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh ...................... 60
4.2.3. Ghi nhận theo vị trí bắt gặp........................................................... 63
4.3. Tình trạng bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ
Luông .......................................................................................................... 64
4.4. Các mối đe doạ đến bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái.......................... 67
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
cs. (tài liệu tiếng Việt)
Cộng sự
et al. (tài liệu tiếng Anh)
BSEN Bò sát, ếch nhái
ĐDSH Đa dạng sinh học
IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBT Khu Bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KVNC Khu vực nghiên cứu
UBND Ủy Ban Nhân Dânssz
VQG Vườn Quốc gia
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Các loại đất các xã thuộc Khu BTT Ngọc Sơn – Ngổ Luông....... 13
Bảng 2. 2. Diện tích và phân bố của các kiểu thảm thực vật.......................... 15
Bảng 2. 3. Thành phần thực vật rừng ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông..... 16
Bảng 2. 4. Biểu tổng hợp số lượng ao, hồ trong khu Bảo tồn......................... 17
Bảng 3. 1. Danh sách các tuyến điều tra ......................................................... 25
Bảng 3. 2. Tiêu chí hình thái của Bò sát ......................................................... 29
Bảng 3. 3. Các chỉ số đếm vảy ở Rắn ............................................................. 32
Bảng 3. 4: Bảng các chỉ số đo chính của ếch nhái.......................................... 33
Bảng 3.5. Phân bố các loài bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh............................ 36
tại khu vực nghiên cứu.................................................................................... 36
Bảng 3.6. Phân bố các loài bò sát, ếch nhái theo đai cao tại KBTTN Ngọc Sơn
- Ngổ Luông .................................................................................................... 37
Bảng 3.7. Giá trị bảo tồn của các loài bò sát, ếch nhái tại KBTTN Ngọc Sơn
Ngổ Luông....................................................................................................... 37
Bảng 4. 1. Danh lục bò sát, ếch nhái tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.... 39
Bảng 4. 2. Danh lục ếch nhái ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông ................. 48
Bảng 4. 3. Danh sách các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm............................... 65
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Lược sử kết quả nghiên cứu khu hệ bò sát và ếch nhái ở Việt Nam2
Hình 2.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông................ 9
Hình 2. 2. Biểu đồ nhiệt ẩm KBT ................................................................... 12
Hình 3. 1. Khu vực nghiên cứu....................................................................... 23
Hình 3. 2. Một số tuyến điều tra chính............................................................ 26
Hình 3. 3. Khảo sát ban đêm........................................................................... 27
Hình 3. 4. Xử lý, lưu giữ mẫu vật ................................................................... 28
Hình 3. 5. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.......................................... 29
Hình 3. 6. Mặt dưới bàn chân Thằn lằn (Bourret, 1942) ................................ 31
Hình 3. 7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn Mabuya (Manthey & Grossmann,
1997)................................................................................................................ 31
Hình 3. 8. Vảy đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997).......................... 32
Hình 3. 9. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997)........ 33
Hình 3. 10. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn Manthey & Grossmann,
1997)................................................................................................................ 33
Hình 3. 11. Sơ đồ đo mẫu ếch nhái không đuôi (theo Hoàng Xuân Quang và
cs. 2012, có bổ sung)....................................................................................... 35
Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện số lượng loài ghi nhận ........................................ 46
Hình 4. 2. Số lượng giống, loài....................................................................... 46
Hình 4. 3. Da dạng giống, loài giữa các họ..................................................... 47
Hình 4. 4. Biểu đồ thể hiện số lượng loài ghi nhận ........................................ 53
Hình 4. 5. Số lượng giống, loài....................................................................... 54
Hình 4. 6. Da dạng giống, loài theo các họ.................................................... 54
Hình 4. 7. Các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận mới .......................................... 55
Hình 4. 8. Nhông em ma ................................................................................. 56
Hình 4. 9. Tắc kè chân vịt ............................................................................... 57
viii
Hình 4. 10. Cóc núi miệng nhỏ ....................................................................... 58
Hình 4. 11. Phân bố các loài bò sát, ếch nhái ................................................. 60
Hình 4. 12. Phân bố các loài bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh ......................... 60
Hình 4. 13. Sinh cảnh đất nông nghiệp, làng bản ........................................... 61
Hình 4. 14. Rừng tự nhiên núi đá.................................................................... 62
Hình 4. 15. Sinh cảnh sông suối...................................................................... 63
Hình 4. 16. Số lượng loài bò sát, ếch nhái theo vị trí bắt gặp......................... 64
Hình 4. 17. Săn bắt các loài bò sát, ếch nhái................................................... 69
Hình 4. 18. Khai thác gỗ ................................................................................. 70
Hình 4. 19. Chiếm đất canh tác....................................................................... 71
Hình 4. 20. Chăn thả gia súc ........................................................................... 72
Hình 4. 21. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..................................................... 73
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm cách
trung tâm thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn 12 km về phía Tây Nam, cách thành
phố Hoà Bình 70km. KBT được thành lập theo Quyết định số 2714/QĐ-UB,
ngày 24 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc thành lập Khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích
của KBT là 19.254ha.
KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông được đánh giá là một trong những
KBTTN có diện tích lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, nơi còn sót lại một diện tích
lớn rừng nguyên sinh trên núi đá ít chịu tác động của con người. Khu vực này
được xem như là đại diện của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
của khu vực Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn –
Ngổ Luông được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá là một
trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao của vùng Tây Bắc cũng
như của Việt Nam, là mắt xích quan trong trong tổ hợp bảo tồn thiên nhiên
trải dài từ VQG Cúc Phương đến tận biên giới Việt – Lào, với thành phần
động, thực vật phong phú, đa dạng. Về động vật, cho đến thời điểm hiện tại
tổng số 93 loài thú, 253 loài chim, 48 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư, 27 loài cá
đã được ghi nhận trong KBT. Về thực vật, tổng số có 667 loài thuộc 372 chi,
140 họ của 5 ngành đã được ghi nhận tại KBT. Với tính đa dạng sinh học cao,
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia, khu vực và
quốc tế. Hiện nay, các hoạt động chính của KBT tập trung vào công tác bảo
vệ rừng. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biết là các loài bò sát, ếch
nhái hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào chính vì vậy, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn
Khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ
Luông, tỉnh Hoà Bình’’