Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần loài, phân bố của cá bống và mùa vụ sinh sản của loài cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở vùng hạ lưu sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI,
PHÂN BỐ CỦA CÁ BỐNG VÀ MÙA VỤ
SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ BỐNG CÁT
(GLOSSOGOBIUS GIURIS) Ở VÙNG HẠ
LƢU SÔNG THU BỒN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Long
Phản biện 1: PGS.TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn
Phản biện 2: TS. Hà Thăng Long
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Sinh thái học họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 14 tháng 01 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN
Phòng đọc Khoa Sinh Môi trường, ĐHSP
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là một tỉnh có nhiều sông, trong đó sông Thu Bồn
có lưu vực lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa dòng
chảy, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như dân sinh và
đặc biệt là ngư trường khai thác các loài thuỷ sản. Các tư liệu nghiên
cứu gần đây cho thấy vùng hạ lưu sông Thu Bồn có sự hiện diện của
một số loại sinh cư (habitats) đặc trưng (thảm cỏ biển, rừng dừa nước
và vùng đáy mềm), nơi tập trung của nhiều nhóm đối tượng nguồn lợi
thủy sản có giá trị, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương thông qua việc duy trì sinh kế và và tạo nguồn thu
nhập đáng kể cho cộng đồng [2],[10]. Tuy nhiên, dưới áp lực phát
triển của kinh tế-xã hội trong thời gian qua, tài nguyên đa dạng sinh
học nói riêng và môi trường nói chung đang phải đối mặt với hàng loại
các tác động bất lợi như khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, diện
tích các sinh cư bị thu hẹp và giảm chất lượng, ô nhiễm do hoạt động
nông nghiệp, chất thải công nghiệp và sinh hoạt,…và điều này góp
phần làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm.
Trong những năm qua, đã có một số nghiên cứu về khu hệ cá ở
hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào
việc xác định thành phần loài cá: Vũ Thị Phương Anh và Võ Văn
Phú (2010) trong nghiên cứu về thành phần loài cá ở hệ thống sông
Thu Bồn – Vu Gia tỉnh Quảng Nam; Nguyen Quoc Nghi (2008) về
giảm thiểu tác động của con người và nâng cao chất lượng đối với hệ
sinh thái rừng ngập mặn còn sót lại ở khu vực miền Trung Việt Nam
(Thành phố Hội An).
Kết quả tham vấn tại 6 xã/phường vào tháng 11/2015 trong
2
khuôn khổ của Dự án “Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử
dụng bền vững đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ
sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An” do TS. Nguyễn Văn
Long chủ trì cho thấy nguồn lợi cá bống đóng vai trò khá quan trọng
cả về sản lượng và thu nhập trong hoạt động nghề cá ở vùng hạ lưu
sông Thu Bồn với trên 13 loại cá bống khác nhau theo tên gọi của địa
phương, trong đó cá bống găm có kích thước lớn và có giá bán cao
nhất (80 – 150 ngàn/kg tùy theo kích thước). Thông tin tham vấn từ
cộng đồng bước đầu cũng cho thấy nguồn lợi cá bống nói riêng và
nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị suy giảm mạnh theo thời gian
do tác động của nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là khai thác hủy diệt
và quá mức, phá hủy sinh cư, ô nhiễm,…
Có thể nhận thấy rằng mặc dù đã có một vài nghiên cứu liên
quan đến nguồn lợi thủy sản ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tuy nhiên
các kết quả nói trên chỉ mới dừng lại ở việc xác định thành phần loài
của một số nhóm nguồn lợi mà chưa có những nghiên cứu sâu hơn về
những vấn đề liên quan đến sinh học, sinh sản và sinh thái nguồn lợi,
đặc biệt là cá bống. Theo quan sát trong thành nguồn lợi cá bống khai
thác, một số loài có tên gọi khác nhau nhưng lại có đặc điểm hình thái
ngoài khá giống nhau và có khả năng cùng 1 loài. Bên cạnh đó, nguồn
lợi của một số loài cá bống có giá trị cao đang và sẽ trở thành những
đối tượng đặc sản quan trọng ở khu vực này bị khai thác cạn kiệt, tuy
nhiên chưa có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái làm
cơ sở cho việc ứng dụng vào sản xuất giống phục vụ cho phát triển
nuôi trồng nhằm tạo sinh kế cho cộng đồng cũng như phục hồi và tái
tạo nguồn lợi tự nhiên.
Với ý nghĩa trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành
phần loài, phân bố của cá bống và mùa vụ sinh sản của loài cá
3
bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở vùng hạ lƣu
sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần bổ sung nguồn tư
liệu về đa dạng sinh học và nâng cao hiểu biết về các đặc trưng cơ bản
của quần xã cá bống làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác hợp lý, phát
triển nuôi trồng và phục hồi nguồn lợi này ở vùng hạ lưu sông Thu
Bồn trong thời gian sắp đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bổ sung tư liệu về đa dạng sinh học làm cơ sở cho
việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng hạ lưu sông Thu
Bồn nói riêng và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội
An nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm thành phần loài và
phân bố của quần xã cá bống trong mối quan hệ với các yếu tố môi
trường cơ bản.
- Bước đầu tìm hiểu mùa vụ sinh sản của loài cá bống cát
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) làm cơ sở định hướng phát
triển nuôi trồng tạo sinh kế cho cộng đồng và phục hồi nguồn lợi này
trong tương lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: kết quả đề tài sẽ góp phần bổ sung
nguồn tư liệu và nâng cao những hiểu biết cơ bản về một số đặc
trưng sinh học và sinh thái của nguồn lợi cá bống có giá trị nhưng
chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp đề xuất của đề tài sẽ là
cơ sở để các nhà quản lý tham khảo trong việc định hướng xây dựng
những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, phục hồi
4
và sử dụng bền vững tài nguyên ở khu vực này.
4. Bố cục của đề tài: Bao gồm 3 chương
- Chương 1: Tổng quan tài liệu. Ở phần này tóm lượt lại một
số công trình nghiên cứu về cá bống trên thế giới, tại Việt Nam và cụ
thể tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, mô tả thêm một vài thông
tin chung về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu;
- Chương 2: Đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu. Phần này mô tả cụ thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu và từng phương pháp sử dụng trong quá trình
nghiên cứu từ thực địa cho đến phòng thí nghiệm;
- Chương 3: Kết quả và bàn luận. Phần này trình bày những
kết quả đã nghiên cứu được trong quá trình thực hiện đề tài gồm mô
tả thành phần loài và đặc điểm của từng loài, phân tích mối quan hệ
giữa thành phần loài cá bống với các yếu tố môi trường, đánh giá
một số đặc điểm sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris và đề
xuất giải pháp khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi tại khu vực
nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.3.KHU VỰC HẠ LƢU SÔNG THU BỒN
Nguyen Quoc Nghi (2008) trong nghiên cứu về giảm thiểu tác
động của con người và nâng cao chất lượng đối với hệ sinh thái rừng
ngập mặn còn sót lại ở khu vực miền Trung Việt Nam (Thành phố
Hội An) đã ghi nhận 19 loài thuộc 9 họ cá, trong đó họ cá bống
(Gobiidae) có số loài nhiều nhất (5 loài).
Theo nghiên cứu của Le Thi Thu Thao và Nguyen Phi Uy Vu
(2009) về thành phần loài cá ở vùng đất ngập nước ven biển tỉnh
Quảng Nam đã xác định được 128 loài, 91 giống với 54 họ thuộc 16
bộ cá khác nhau. Trong đó bộ cá chiếm ưu thế về loài là họ cá bống
trắng Gobiidae (11 loài).
Vũ Thị Phương Anh và Võ Văn Phú (2010) trong nghiên cứu
về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia tỉnh Quảng
Nam đã xác định được 197 loài, 121 giống, 48 họ thuộc 15 bộ cá
khác nhau, trong đó họ cá bống trắng Gobiidae có 8 loài và họ cá
bống đen Eleotridae có 7 loài là những họ cá chiếm ưu thế về loài.
Theo Nguyen Thanh Nam và cs. (2012) đã xác định được 110
loài, 90 giống, 62 họ thuộc 16 bộ cá khác nhau, trong đó có 1 loài
thuộc họ cá bống đen Eleotridae và 2 loài thuộc họ cá bống trắng
Gobiidae trong nghiên cứu về thành phần loài cá vùng cửa sông Cửa
Đại, hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
6
Một nghiên cứu mới đây về khu hệ cá cửa sông Thu Bồn, tỉnh
Quảng Nam của Nguyễn Thị Tường Vi và cs. (2015) đã ghi nhận
được 139 loài, 110 giống, 63 họ thuộc 17 bộ cá khác nhau, trong đó
họ cá bống trắng Gobiidae cũng chiếm ưu thế về loài (12 loài) chiếm
8,6% tổng số loài cá.
1.4. SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
1.4.1. Vị trí địa lý
1.4.2. Đặc điểm khí hậu
a. Nhiệt độ
b. Độ ẩm và bốc hơi
c. Lượng mưa, bão
d. Số giờ nắng
e. Gió
1.4.3. Điều kiện thủy văn
1.4.4. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài cá thuộc nhóm cá bống và đặc điểm môi trường sống
của chúng ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An, Quảng Nam.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định thành phần loài và mô tả đặc điểm hình thái của
7
các loài thuộc nhóm cá bống ở khu vực nghiên cứu;
- Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm phân bố thành phần
loài cá bống với một số yếu tố môi trường và sinh cư cơ bản (nhiệt
độ, độ mặn, pH, DO, rong-cỏ nước ngọt, dừa nước-cỏ biển, bùn-cát,
cát-bùn);
- Đánh giá một số đặc điểm sinh sản (đặc điểm tuyến sinh dục,
sự biến động các giai đoạn thŕnh thục của tuyến sinh dục, hệ số thành
thục, sức sinh sản) của loài cá bống cát Glossogobius giuris
(Hamilton, 1822);
- Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi.
2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Hội
An, Quảng Nam thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm
– Hội An.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2015 đến tháng 11/2016
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Khảo sát ngoài thực địa
a. Thu mẫu xác định thành phần loài
Tổ chức thu mẫu vào 2 đợt đại diện cho mùa mưa (tháng
12/2015) và mùa khô (tháng 6/2016) tại 3 khu vực đặc trưng cho sự
thay đổi về phông độ mặn từ nơi có độ mặn thấp (khu vực Thanh
Hà), độ mặn trung bình (khu vực Cẩm Nam) và độ mặn cao (khu vực
Cẩm Thanh) dọc theo hệ thống sông Thu Bồn.
Tại mỗi khu vực thu mẫu trên 3 ghe làm nghề lờ (lồng) và thu
bổ sung tại các chợ cá địa phương (chợ Viên Giác, chợ Hội An). Mỗi
loài thu 5 mẫu có kích thước khác nhau. Mẫu thu xong được cố định
formaline, chụp hình, đo kích thước và chuyển về Phòng Nguồn lợi
8
thủy sinh vật biển, Viện Hải dương học để định loại.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các trạm thu mẫu
b. Đo đạc các yếu tố môi trường và đánh giá đặc điểm sinh cư
Tại mỗi trạm đặt lờ thu mẫu, sử dụng các máy đo nhanh để đo
pH, nhiệt độ, DO, độ mặn ở tầng đáy vào mùa mưa (12/2015) và mùa
khô (6/2016). Đồng thời tiến hành đánh giá đặc điểm sinh cư thông
qua tham vấn ý kiến cộng đồng và lặn quan sát trực tiếp nền đáy.
c. Thu mẫu đánh giá đặc điểm sinh sản của cá bống cát
Thu mẫu được thực hiện tại 3 khu vực như đối với thu mẫu
xác định thành phần loài được tiến hành từ tháng 01/2016 đến tháng
11/2016.. Tại mỗi khu vực, hàng tháng thu ngẫu nhiên 30 cá thể.
Tổng cộng có 90 mẫu được thu và phân tích mỗi tháng.
Mẫu sau khi thu được đo kích thước, giải phẫu để quan sát
tuyến sinh dục và cân trọng lượng. Đánh giá phát triển của tuyến
sinh dục dựa vào thang đánh giá mức độ thành thục của Nikolsky
(1963) và kết hợp với tiêu bản mô học theo từng giai đoạn, mỗi giai
đoạn lấy 3 mẫu để làm tiêu bản.
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
a. Phân tích và định loại mẫu
9
Quá trình phân loại cá được thực hiện trên kính lúp và kính
hiển vi tại Viện Hải dương theo phương pháp phân tích so sánh hình
thái dựa theo các tài liệu phân loại của Nguyễn Nhật Thi (2000) và
cơ sở dữ liệu cá thế giới (Fishbase).
b. Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Mẫu tuyến sinh dục được mang đi cắt mô tiêu bản theo
phương pháp của Drury và Wallington (1967), Kierman (1990) và
được quan sát bằng kính hiển vi ACCU-SCOPE có vật kính 4X và
10X.
Xác định hệ số thành thục (GSI) theo công thức:
GSI (%) = GW * 100/Wn (1)
Trong đó: GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g);
Wn: Khối lượng cơ thể không nội quan (g)
c. Xác định sức sinh sản
Chọn những cá thể cá bống có buồng trứng ở giai đoạn IV
đem cân xác định khối lượng cơ thể cá, khối lượng buồng trứng, khối
lượng mẫu trứng đại diện và đếm số trứng trong mẫu đại diện. Trong
đó, mẫu trứng đại diện được lấy tại 3 vị trí là phần đầu, giữa và cuối
của buồng trứng.
Sức sinh sản tuyệt đối (F) được tính theo công thức của
Banegal (1967):
F = n * G/g (2)
Trong đó: G là trọng lượng buồng trứng (g)
g là trọng lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g)
n là số trứng của mẫu được lấy ra để đếm
Sức sinh sản tương đối (FA) được tínhtheo công thức của
Hardisty (1964):
FA = F/W (3)