Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần loài giáp xác ký sinh (Copepods) ở một số loài cá biển tại tỉnh Quảng Ninh và Quảng Bình
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1162

Nghiên cứu thành phần loài giáp xác ký sinh (Copepods) ở một số loài cá biển tại tỉnh Quảng Ninh và Quảng Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIÁP XÁC KÝ SINH

(COPEPODS) Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN

TẠI TỈNH QUẢNG NINH VÀ QUẢNG BÌNH

: Động vật học

: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2017

1

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việt Nam là quốc gia biển phù hợp với nghề nuôi thủy sản xuất khẩu

nhưng thiệt hại kinh tế do dịch bệnh thủy sản hàng năm cũng không hề nhỏ.

Giáp xác chân chèo (Copepoda) ký sinh ở cá là một nhóm ký sinh trùng có

kích thước trung bình, có đời sống bám trong mang hay trên bề mặt cơ thể cá.

Nhóm động vật này được xác định là một trong những nguyên nhân

gây ra tỷ lệ tử vong cao đối với các loài cá nuôi. Copepoda lây nhiễm trực

tiếp từ vật chủ này sang vật chủ khác. Hầu hết các loài giáp xác chân chèo có

thể ký sinh ở nhiều loài vật chủ, sống ở nhiều môi trường khác nhau và trong

khoảng nhiệt độ từ 150C đến 400C.Việc xác định đối tượng giáp xác chân

chèo ký sinh gây bệnh trên cá là công việc rất quan trọng khi nghiên cứu bệnh

ký sinh trùng trên cá biển.

Vịnh Tiên Yên nằm ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ, là một vịnh kín được

che chắn bởi hệ thống đảo phía ngoài rất phù hợp với sự phát triển nghề nuôi

trồng hải sản. Khu hệ thủy sinh vật của vịnh rất đa dạng, là nguồn thức ăn dồi

dào để phát triển nhiều loài cá và hải sản biển. Theo điều tra của Viện Tài

nguyên Môi trường biển (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam), đã ghi nhận được 98 loài cá biển thuộc khu vực vịnh Tiên Yên, trong

đó khoảng 20 loài có giá trị kinh tế cao.

Vùng biển Quảng Bình nằm phía Nam, giáp với cửa Vịnh Bắc Bộ, là

nơi giao thoa của nhiều cửa sông và biển Đông nên nguồn thủy sản tự nhiên ở

đây rất phong phú, đa dạng đặc biệt là nghề cá. Tuy nhiên, trong khoảng thời

gian đề tài thực hiện vùng biển này chịu tác động rất lớn từ vụ ô nhiễm môi

trường của Formosa nên các hoạt động nghề cá cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

2

Đề tài nghiên cứu xác định thành phần loài và mức độ nhiễm giáp xác

chân chèo ký sinh trên cá tại hai hệ sinh thái khác nhau ở hai đầu của Vịnh

Bắc Bộ nhằm tìm hiểu khu hệ giáp xác chân chèo ký sinh ở các hệ sinh thái

biển đặc trưng của Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

1- Nghiên cứu mức độ nhiễm giáp xác chân chèo ký sinh ở các loài cá nghiên

cứu.

2- Xác định được danh mục loài giáp xác chân chèo (Copepoda) ký sinh trên

một số loài cá phổ biến ở vùng rừng ngập mặn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và

vùng ven biển Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Mô tả đặc điểm hình thái và sắp xếp các loài giáp xác chân chèo ký sinh theo

hệ thống phân loại hiện hành.

3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 .Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái học của Copepoda

1.1.1. Hệ thống phân loại học

Giáp xác ký sinh trên cá nước mặn và nước lợ được biết đến với các

loài thuộc 3 phân lớp chính là: Isopoda, Branchiura và Copepoda, Sars (1903,

1913) [32] chia phân lớp Copepoda thành 7 phân bộ gồm: Calanoida,

Cyclopoida, Harpacticoida, Notodelphyoida, Monctrilloida, Caligoida và

Lernaeoida [18]. Gurney (1933) chuyển 7 phân bộ này thành 7 bộ cùng tên

gọi như Sars [24]. Đối với các taxon bậc thấp, Schmeil (1892-1897) và Kiefer

(1929, 1932, 1939) đã phát triển các đặc điểm chẩn loại của các họ và các

giống cơ bản vẫn đang sử dụng cho đến ngày nay [22]. Những nghiên cứu về

hình thái của copepods ký sinh trên cá ở Anh (Kabata, 1979a) là một dấu mốc

quan trọng cho nghiên cứu phân loại copepods ký sinh. Kabata đã thống kê

được hơn 1800 loài copepods trên thế giới, tóm tắt lại các dữ liệu có sẵn và

dựa vào các đặc điểm hình thái học, ông đã hệ thống lại các loài copepods ký

sinh vào 3 bộ chính: Poecilostomatoida, Siphonostomatoida và

Cyciopoida[17]. Đến năm 1991, Huys & Boxshall giới thiệu một hệ thống

phân loại Copepoda gồm 10 bộ và hệ thống này vẫn được sử dụng và phát

triển thêm [16]. Boxshall & Halsey (2004) rút gọn lại còn 9 bộ mà trong đó

chỉ có 4 bộ có các loài sống ký sinh, đó là các bộ Monstrilloida (toàn bộ ký

sinh), Siphonostomatoida, Cyclopoida (hầu hết ký sinh) và Harpacticoida

(một số loài ký sinh) [4]. Dưới đây là hệ thống phân loại các bộ giáp xác chân

chèo (Copepoda) theo Boxshall & Halsey (2004):

Ngành chân khớp Arthropoda von Siebold, 1848

Lớp giáp xác Crustacea Brünnich, 1772

Phân lớp giáp xác chân chèo Copepoda (Milne Edwards, 1840)

4

Bộ Calanoida Sars, 1903 (gồm 54 họ)

Bộ Cyclopoida Burmeister, 1834 (gồm 111 họ)

Bộ Gelyelloida Huys, 1988 (gồm 1 họ)

Bộ Harpacticoida Sars, 1903 (gồm 78 họ)

Bộ Misophrioida Gurney, 1933 (gồm 3 họ)

Bộ Monstrilloida Sars, 1901 (gồm 1 họ)

Bộ Mormonilloida Boxshall, 1979 (gồm 1 họ)

Bộ Platycopioida Fosshagen, 1985 (gồm 1 họ)

Bộ Siphonostomatoida Thorell, 1859 (gồm 57 họ)

1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giáp xác chân chèo (Copepoda)

Kích thước của giáp xác chân chèo giao động từ 0,3 mm đến 20,0 mm.

Phần lớn giáp xác chân chèo nước mặn có cơ thể trong suốt hoặc phần lớn cơ

thể trong suốt khi còn sống. Giáp xác chân chèo sau khi được bảo quản thì trở

nên trắng đục hoặc tối màu. Hình thái của giáp xác chân chèo thông thường

gồm các đặc điểm sau:

1. Đầu, bụng và đuôi

2. Prosome, metasome và urosome

Ở nhiều loài, đầu không khác biệt so với ngực nhưng kết hợp với một

hoặc nhiều somites ngực để tạo thành cephephothorax hoặc cephalosome.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!