Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của cá ở sông đầm, thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------------------
NGUYỄN THỊ THANH THU
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI,
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở SÔNG ĐẦM,
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 60.42.60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------------------
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Trọng Sơn
Phản biện 2: TS. Chu Mạnh Trinh
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
17 tháng 01 năm 5
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu - Đại học Đà Nẵng
- Trung tâm Học liệu - Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Đầm là bắt nguồn từ sông Bàn Thạch chảy về vùng đông
của thành phố Tam Kỳ qua hai xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An
Phú. Trong sông Đầm có một đoạn phình ra như một cái diều tạo thành
một hồ nước lớn gọi là Hồ sông Đầm, đây là vùng đầm nước tự nhiên
rộng lớn với diện tích khoảng 180 ha, với độ sâu 1,6m vào mùa khô và
khoảng 500ha với độ sâu trên 4m vào mùa mưa. Trong đó, có hơn 40
ha là bãi sậy, còn gọi là Bãi Sậy sông Đầm (đã được công nhận là di
tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2005) với lau, sậy, rong rêu mọc um tùm
là môi trường sống tốt cho các loài tôm, cá, động vật nước,…
Nơi đây trước kia là căn cứ cách mạng, địa hình phức tạp, với
bãi sậy làm bình phong che đỡ cho các đơn vị vũ trang, du kích địa
phương và bộ đội chủ lực. Từ năm 1990 đến nay do sự khai thác quá
mức, tác động của tự nhiên và con người nhiều loài thực vật bị chết
dần và biến mất hoàn toàn như bãi sậy mất dần mà thay và đó là bãi cỏ,
bèo và năn ngọt,... do đó các loài chim cũng không còn cư trú trong
Bãi Sậy sông Đầm nhiều, lượng tôm, cá...khai thác được cũng giảm
hẳn qua hằng năm.
Sông Đầm là nguồn cung cấp nước chính phục vụ sản xuất nông
nghiệp cho hơn 800ha lúa và hoa màu các loại và đây cũng là nơi điều
tiết, chứa nước lũ vào mùa mưa cho các xã vùng đông thành phố Tam
Kỳ. Ngoài các chức năng nông nghiệp, thủy lợi, điều tiết nước lũ,... thì
sông Đầm còn chứa trong mình một nguồn lợi thủy sản vô cùng phong
phú đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho nhiều hộ dân sống chủ yếu
bằng nghề đánh bắt ở các thôn Vĩnh Bình, Thăng Tân ở xã Tam
Thăng, khối phố An Hà Nam, An Hà Đông ở phường An Phú, thôn
Ngọc Mỹ ở xã Tam Phú.
2
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng,
không có kiểm soát, sử dụng phương tiện đánh bắt bằng xung điện và
Lờ trung Quốc cộng với những tác động khác của con người và tự
nhiên nên đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản trên sông. Theo
qui hoạch của thành phố Tam Kỳ thì sẽ có nhiều công trình, dự án của
thành phố triển khai ở sông Đầm sẽ tác động không nhỏ đến sự sinh
sản và phát triển của các loại thủy sản có trong sông Đầm. Nhưng cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu mang tính chất hệ thống về tính
đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông mang tính chất sông, hồ,
đầm phá của tỉnh Quảng Nam nói chung và sông Đầm, thành phố Tam
Kỳ nói riêng. Vì vậy, để khai thác hợp lý và sử dụng lâu dài nguồn lợi,
nhất thiết phải có những nghiên cứu cơ bản về nguồn lợi thủy sản có
trong sông Đầm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của cá ở sông Đầm,
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ khoa học.
Kết quả nghiên cứu của đề tài không những góp phần cung cấp
một số dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá nước ngọt ở hệ sinh
thái mang đặc trưng của sông, hồ, đầm mà còn là cơ sở thu thập dữ liệu
liên quan đến giá trị bảo tồn sinh học. Kết quả này được sử dụng để
xác định các khu vực quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học về
cá, đồng thời là cơ sở so sánh đánh giá sự thay đổi về thành phần loài,
đặc điểm phân bố của cá ở sông Đầm sau khi các dự án của thành phố
Tam Kỳ triển khai trong đầm như khu du lịch sinh thái Hồ sông Đầm
hay công trình xây dựng kênh đào dẫn dòng trị thủy từ sông Đầm (thôn
Ngọc Mỹ) ra đến ngã ba sông (điểm giao nhau giữa sông Tam Kỳ và
sông Bàn Thạch) và làm cơ sở khoa học nhằm xây dựng kế hoạch khai
3
thác hợp lý, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài góp phần vào nghiên cứu khu hệ cá vùng triều miền
Trung Việt Nam.
Xác định được thành phần loài cá ở sông Đầm, thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần loài và tính đa dạng sinh học thành phần
loài cá sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài cá ở sông Đầm, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác và đề xuất các giải pháp để
bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá sông Đầm, thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu về thành phần loài
- Lập danh sách thành phần loài cá ở sông Đầm, thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Đặc điểm cấu trúc, tính đặc trưng về đa dạng sinh học của
thành phần loài cá ở sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Phân tích, đánh giá các loài ưu thế, loài quý hiếm, loài kinh tế
của khu vực nghiên cứu.
3.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố
- Phân tích đặc điểm phân bố của các loài cá thuộc khu vực
nghiên cứu.
3.3. So sánh thành phần loài cá sông Đầm với các khu hệ khác
- So sánh thành phần loài cá của sông Đầm, thành phố Tam Kỳ,
4
tỉnh Quảng Nam với các khu hệ cá khác.
3.4. Nghiên cứu tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản ở sông Đầm
- Nghiên cứu thực trạng khai thác và đề xuất giải pháp bảo vệ đa
dạng sinh học của thành phần loài cá sông Đầm, thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam.
4. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu
* Lược sử nghiên cứu cá ở Việt Nam
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
Chƣơng II: Đối tƣợng, thời gian, địa điểm và phƣơng pháp
nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
* Thành phần loài cá sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam
* Đặc điểm phân bố thành phần loài cá sông Đầm
* Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở sông Đầm
* Một số giải pháp để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở
sông Đầm
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU CÁ
1.1.1 Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
- Thời kỳ trước năm 1945
Việc nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta được tiến hành từ
những năm 1881 (cuối thế kỷ XIX). Có thể nói công trình nghiên cứu
được coi là lớn nhất và có giá trị nhất, khá tổng hợp về cá nước ngọt
trong thời kỳ này là của P. Chevey & J. Lemasson (1937) với “Góp
phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”. Một
công trình nghiên cứu tổng hợp khác về cá nước ngọt miền Bắc đã
giới thiệu ở miền Bắc Việt Nam có 98 loài trong 71 giống, 17 họ và
10 bộ. Đây là công trình nghiên cứu được cho là lớn nhất và có giá trị
nhất về khu hệ cá nước ngọt lúc này [20].
- Giai đoạn từ 1954- 1975
Sau 1954, các công trình cứu chủ yếu tập trung ở miền Bắc.
Công trình nghiên cứu tiêu biểu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền Bắc
có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958), nghiên cứu sơ bộ khu hệ
cá sông Bôi gồm 44 loài; Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959) đã
công bố dẫn liệu sơ bộ Ngư giới sông Ngòi Thia gồm 54 loài cá;...
Miền Nam cũng có những công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Lợi
và Nguyễn Cháu (1964), Fourmanoir (1965),…trong đó, K.
Kuronuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá ở Việt Nam gồm 139
loài; Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra một
danh sách cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long gồm 93 loài [19].
- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn đầu sau năm
1975 có thể kể đến đó là hai công trình mang tính tổng hợp các kết
6
quả nghiên cứu của các thời kỳ trước được công bố là, "Định loại cá
nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam" của Mai Đình Yên (1978)
đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm
phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở Miền Bắc
nước ta [62] và "Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ" do Mai
Đình Yên chủ biên với các cộng sự (1992) mô tả, lập khóa định loại
255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [64]. Năm 1993, Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương đã công bố “Định loại cá nước ngọt vùng
đồng bằng sông Cửu Long” với 137 loài, 99 giống, 39 họ và 13 bộ
[26]. Đây là những công trình đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bắc
và miền Nam nước ta trong thời kì này…
Năm 2001, Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân đã xuất bản Tập I
và năm 2005, Nguyễn Văn Hảo xuất bản Tập II và III về “Cá nước
ngọt Việt Nam” mô tả các loài nước ngọt điển hình và một số đại
diện cá có nguồn gốc biển thích ứng với điều kiện nước lợ của vùng
cửa sông, đầm phá ven biển. Tác giả đã thống kê và công bố được
1.027 loài và phân loại cá thuộc 427 giống, 98 họ và 22 bộ [19],
[20]. Đây là bộ sách được xem là đầy đủ và chi tiết nhất về phân loại
cá nước ngọt Việt Nam hiện nay.
Từ năm 2006 đến nay có nhiều công trình nghiên cứu như, Võ
Văn Phú, Hồ Thị Nhi Min (2007), “Nghiên cứu đa dạng về thành
phần loài cá ở hệ thống sông Nhật Lệ, Quảng Bình” công bố 216
loài [22]; Nguyễn Minh Ty (2010), “Nghiên cứu khu hệ cá sông Ba
tỉnh Phú Yên” đã công bố 182 loài cá trong 111 giống thuộc 55 họ
của 15 bộ [59]; Nguyễn Giang Nam, Võ Văn Phú (2011), “Nghiên cứu
khu hệ cá ở sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình” đã xác định được 101
loài cá, 69 giống với 32 họ thuộc 10 bộ [30]; Nguyễn Hữu Dực và
Tánh Xuân Tám (2012), “Nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm
7
phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông Sài Gòn” đã xác
định được 264 loài thuộc 155 giống và 68 họ của 16 bộ [15];...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở tỉnh Quảng Nam
Công trình nghiên cứu về cá nước ngọt đầu tiên ở Quảng Nam
là của Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực vào năm 1991, đã tiến
hành nghiên cứu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh ven biển Nam
Trung Bộ [65].
Từ năm 2004 các nghiên cứu về cá ở Quảng Nam tiếp tục được
thực hiện. Có các công trình của các tác giả như: Vũ Thị Phương
Anh, Võ Văn Phú, Nguyễn Ngọc Hoàng Tân (2005), “Thành phần
loài cá sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” đã công bố 83 loài [39]; Vũ
Thị Phương Anh, Võ Văn Phú (2010), “Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ
thống sông Vu Gia- Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” đã xác định được
197 loài cá , nằm trong 15 bộ, 48 họ và 121 giống [3];…
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, nằm cách
thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng
Kỳ Hà 25 km, Khu công nghiệp và Nhà máy lọc dầu Dung Quất
khoảng 40 km về phía Bắc.
Vị trí địa lý : 1080
27’00” - 1080
36’10” kinh độ Đông.
150
30’20” - 150
36’10” vĩ độ Bắc.
Thành phố Tam Kỳ có 3 con sông chính là sông Trường Giang,
sông Tam Kỳ, sông Bàn Thạch và nhiều sông khác trong hệ thống
sông Tam Kỳ như sông Đầm.
2.2.1. Kinh tế và xã hội
Kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
8
tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Giáo dục y tế được qua tâm đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo
còn 3,57% vào năm 2013. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tác động
mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Thành phần loài cá ở sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
- Tình hình khai thác và đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn
lợi thủy sản ở sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2013 đến 10/2014.
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trên toàn
chiều dài tuyến sông, nghiên cứu thu mẫu tại 12 điểm.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Ngoài thực địa
a. Phương pháp thu mẫu cá
b. Xử lý và bảo quản mẫu cá
c. Phương pháp xác định nồng độ muối
d. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa
phương vùng nghiên cứu
e. Phương pháp thu thập tài liệu, khảo sát khu vực nghiên cứu
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm
a. Phương pháp phân tích các số liệu hình thái
9
b. Giám định tên khoa học của loài
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ SÔNG ĐẦM THÀNH PHỐ TAM
KỲ
3.1.1. Danh mục thành phần loài
Đã tiến hành điều tra, thu mẫu từ tháng 10 năm 2013 đến tháng
8 năm 2014, mỗi loài cá thu từ 5-10 mẫu, kết quả thu được 478 mẫu,
phỏng vấn ngư dân địa phương, định loại và xác định được 91 loài
thuộc 66 giống, 32 họ và 13 bộ cá ở sông Đầm, thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam (viết tắt sông Đầm) ( bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh mục thành phần loài cá ở sông Đầm,
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
I OSTEOGLOSSIFORMES BỘ CÁ THÁT LÁT
(1) Notopteridae Họ cá Thát lát
1 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát lát**
II ELOPIFORMES BỘ CÁ CHÁO
(2) Megalopidae Họ cá Cháo lớn
2 Megalops cyprinoides (Brousonet, 1782) Cá Cháo lớn
III ANGUILLIFORMES BỘ CÁ CHÌNH
(3) Anguillidae Họ cá Chình
3 Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824) Cá Chình hoa*
4 Anguilla bicolor McClelland, 1844 Cá Chình mun*
IV CLUPEIFORMES BỘ CÁ TRÍCH
(4) Clupeidae Họ cá Trích
5 Nematalosa nasus (Bloch, 1795) Cá Mòi mõm tròn*
6 Konosirus punctatus
(Temminck & Schlegel, 1846)
Cá Mòi cờ chấm *
V CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP
(5) Cyprinidae Họ cá Chép
10
7 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 Cá Chép**
8 Cyprinus centralus Nguyen & Mai, 1994 Cá Dầy**
9 Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) Cá Mại
10 Rasborinus steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc bên
11 Rasborinus myersi Brittan, 1954 Cá Lòng tong mại
12 Osteochilus prosemion Fowler 1934 Cá Lúi
13 Osteochilus microcephalus (Valenciennes,
1842)
Cá Lúi sọc
14 Osteochilus hasselti (Valenciennes, 1842) Cá Mè lúi
15 Carassius auratus (Linnaeus, 1758) Cá Diếc**
16 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) Cá Mương
17 Esomus longimanus (Lunel, 1881) Cá Lòng tong dài
18 Esomus danricus (Hamilton, 1822) Cá Lòng tong bay
19 Cirrhinas molitorella (Cuvier
& Valenciennes, 1844)
Cá Trôi ta***
20 Cirrhinas mrigala (Hamilton, 1822) Cá Trôi ấn độ***
21 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thường
22 Puntius semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Cấn
23 Megalobrama skolkovii Dybowsky, 1872 Cá Vền
24 Ctenopharyngodon idellus (Cuvier &
Valenciennes, 1844)
Cá Trắm cỏ***
25 Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) Cá Rưng**
26 Hypophthalmichthys molitrix (Cuvier &
Valenciennes, 1844)
Cá Mè trắng***
27 Aristichthys nobilis (Richardson, 1845) Cá Mè hoa***
28 Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) Cá Măng
29 Toxabramis swinhonis Günther, 1873 Cá Dầu hồ
30 Garra orientalis (Nichols, 1952) Cá Sứt môi
31 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất
32 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) Cá Bỗng
33 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) Cá Sỉnh
34 Capoeta semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đòng đong
35 Rhodeus ocellatus (Kner, 1866) Cá Bướm chấm
(6) Cobitidae Họ cá Chạch
36 Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) Cá Chạch bùn
37 Misgurnus mizolepis Günther, 1888 Cá Chạch bùn núi
38 Cobitis arenae (Linnaeur, 1934) Cá Chạch hoa chấm
39 Cobitis taenia Linnaeus, 1758 Cá Chạch hoa đốm tròn
(7) Balitoridae Họ cá Vây bằng
40 Annamia normani Hora, 1931 Cá Vây bằng thường
11
VI SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO
(8) Cranoglanididae Họ cá Ngạnh
41 Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) Cá Ngạnh thon
42 Cranoglanis henrici (Vallant, 1893) Cá Ngạnh thường
(9) Clariidae Họ cá Trê
43 Clarias fuscus (Lacepède, 1803) Cá Trê đen
44 Clarias macrocephalus (Günther, 1864) Cá Trê vàng**
45 Clarias garienpinus (Burchell, 1882) Cá Trê phi***
(10) Siluridae Họ cá Nheo
46 Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Cá Leo
VII ATHERINIFORMES BỘ CÁ SUỐT
(11) Atherinidae Họ cá Suốt
47 Allanetta bleekeri (Günther, 1861) Cá Suốt mắt nhỏ
VIII CHARACIFORMES BỘ CÁ HỒNG
NHUNG
(12) Characidae Họ cá Hồng nhung
48 Colossoma brachypomum (Cuvier, 1818) Cá Chim trắng nước
ngọt***
IX CYPRINODONTIFORMES BỘ CÁ BẠC ĐẦU
(13) Aplocheilidae Họ cá Bạc đầu
49 Aplocheilus panchax (Hamilton, 1822) Cá Bạc đầu
X BELONIFORMES BỘ CÁ NHÁI
(14) Hemiramphidae Họ cá Lìm kìm
50 Dermogenys pusillus Van Hasselt, 1823 Cá Lìm kìm ao
51 Zenarchopterus ectuntio (Hamilton, 1822) Cá Lìm kìm sông
XI SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LIỀN
(15) Synbranchidae Họ Lƣơn
52 Monopterus albus (Zuiew, 1793) Lươn**
53 Ophisternon bengalensis McClelland, 1844 Cá Lịch đồng
54 Macrotrema caligans (Cantor, 1849) Cá Lịch sông
(16) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông
55 Mastacembelus armatus Lacépède, 1800 Cá Chạch sông
XII PERCIFORMES BỘ CÁ VƢỢC
(17) Centropomidae Họ cá Chẽm
56 Lates calcarifer (Bloch, 1790) Cá Chẽm
(18) Ambassidae Họ cá Sơn
57 Ambassis gymnocephalus (Lacepède, 1802) Cá Sơn
58 Ambassis kopsi Bleeker, 1858 Cá Sơn kôpsô
(19) Teraponidae Họ cá Căng
59 Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) Cá Căng 4 sọc
12
(20) Mugilidae Họ cá Đối
60 Mugil cephalus (Linnaeus, 1758) Cá Đối mục
(21) Sillaginidae Họ cá Đục
61 Sillago sihama (Forsskăl, 1775) Cá Đục
(22) Gerreidae Họ cá Móm
62 Gerres oyena (Forsskăl, 1775) Cá Móm chỉ bạc
63 Gerres filamentosus (Cuvier, 1829) Cá Móm gai dài
64 Gerres lucidus Cuvier, 1830 Cá Móm gai ngắn
(23) Sparidae Họ cá Tráp
65 Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) Cá Tráp vây vàng
(24) Monodactylidae Họ cá Chim
66 Monodactylus argenteus (Linnaeus, 1758) Cá Chim trắng mắt to
(25) Eleotridae Họ cá Bống đen
67 Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) Cá Bống tượng***
68 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá Bống cau
69 Eleotris fuscus (Schneider & Forster, 1801) Cá Bống mọi
70 Eleotris melanosoma Bleeker,1852 Cá Bống đen lớn
(26) Gobiinae Họ cá Bống trắng
71 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối**
72 Glossogobius aureus Akihito & Meguro,
1975
Cá Bống cát
73 Glossogobius sparsipapillus Akihito &
Meguro, 1976
Cá Bống cát trắng
74 Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) Cá Bống mắt
75 Stenogobius genivittatus (Valenciennes,
1837)
Cá Bống mấu đai
76 Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,
1837)
Cá Bống chấm thân
77 Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849) Cá Bống chấm mắt
(27) Anabantidae Họ cá Rô
78 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng**
(28) Cichlidae Họ cá Rô phi
79 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) Cá Rô phi***
80 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá Rô phi vằn**,***
(29) Belontidae Họ cá Sặc
81 Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) Cá Sặc rằn
82 Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) Cá Sặc bướm
83 Trichogaster microlepis (Günther, 1861) Cá Sặc điệp
84 Macropodus opercularis (Linnaeus, 1758) Cá Đuôi cờ
85 Betta taeniata Regan, 1910 Cá Thia ta