Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần hóa học cây cối xay (abutilon indicum (L) sweet) ở Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CỐI XAY (ABUTILON INDICUM (L) SWEET)
Ở TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CỐI XAY (ABUTILON INDICUM (L) SWEET)
Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Mã số: 60.44.27
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN THỈNH
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
NGÔ XUÂN QUANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn
Thỉnh - Người thầy khoa học, mẫu mực đã hết lòng tận tình hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Tiến, TS. Phạm Thị
Hồng Minh, Th.S Vũ Anh Tuấn những người thầy đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu trong
nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hoá - Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, các thầy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và đưa ra nhiều ý kiến quý báu về mặt chuyên môn
trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô
trường trung học phổ thong Hòa Phú và gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả
Ngô Xuân Quang
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các phƣơng pháp sắc ký
CC : Column Chromatography (Sắc ký cột)
TLC : Thin-layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
HPLC : High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu
năng cao)
Các phƣơng pháp phổ
MS : Mass Spectrometry (Phổ khối lượng)
FT-IR : Fourier Transform Infrared Spectroscopy
(Phổ hồng ngoại biến đổi Fourie)
NMR : Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)
1H-NMR : Proton Magnetic Resonance Spectrometry
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton)
13C-NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
HSQC : Heteronuclear Single - Quantum Coherence
HMBC : Heteronuclear multiple - Bond Correlation
Các lĩnh vực khác
MIC : Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn thân cây Cối
xay(Abutilon indicum(L)Sweet) ....................................................... 20
Bảng 2.2. Phát hiện các nhóm chất trong thân cây Cối xay (Abutilon
indicum(L) Sweet) ............................................................................ 24
Bảng 3.1: Hàm lượng chất hoà tan trong cây Cối xay...................................... 32
Bảng 3.2 : Một số nhóm chất hữu cơ trong cây Cối xay ................................. 33
Bảng 3.3. Số liệu phổ 13C-NMR (MeOD, 500MHz) của chất HA-1 và EA1 trong lá và thân cây Cối xay Abutilon indicum. ........................... 35
Bảng 3.4 : Số liệu phổ 1H và 13C-NMR (500MHz, MeOD) của HA-2 ............ 38
Bảng 3.5: Số liệu phổ 1H và 13C-NMR (500MHz, MeOD) của HA-3 ............. 43
Bảng 3.6 : Số liệu phổ 1H và 13C-NMR (500MHz, MeOD) của EA-2............. 50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hình ảnh về cây Cối xay................................................................... 4
Hình 3.1 : Phổ FT-IR của HA2 ....................................................................... 38
Hình 3.2 : Phổ 1H-NMR của HA2 .................................................................. 39
Hình 3.3: Phổ 13C-NMR của HA2 .................................................................. 39
Hình 3.4 : Phổ DEPT của HA2 ....................................................................... 40
Hình 3.5: Phổ HMBC của HA2 ...................................................................... 40
Hình 3.6 : Phổ HSQC của HA2 ...................................................................... 41
Hình 3.7: Phổ FT-IR của HA3........................................................................ 44
Hình 3.8: Phổ 1H-NMR của HA3 ................................................................... 45
Hình 3.9: Phổ 13C-NMR của HA3 .................................................................. 45
Hình 3.10: Phổ DEPT của HA3 ...................................................................... 46
Hình 3.11: Phổ HMBC của HA3 .................................................................... 46
Hình 3.12: Phổ HSQC của HA3 ..................................................................... 47
Hình 3.13: Phổ FT-IR của EA2 ...................................................................... 51
Hình 3.14: Phổ 1H của EA2 ............................................................................ 51
Hình 3.15: Phổ 13C của EA2 ........................................................................... 52
Hình 3.16: Phổ DEPT của EA2....................................................................... 52
Hình 3.17: Phổ HMBC của EA2..................................................................... 53
Hình 3.18: Phổ HSQC của EA2...................................................................... 53
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt.............................................................................................i
Danh mục các bảng ............................................................................................ ii
Danh mục các hình............................................................................................ iii
Mục lục...............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 2
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Cối xay.......................................................... 2
1.2. Công dụng của cây Cối xay...................................................................... 4
1.3. Tình hình nghiên cứu hóa học cây Cối xay ở nước ngoài và ở Việt Nam ........ 8
1.3.1 Những hợp chất tecpenoit.................................................................... 9
1.3.2 Những hợp chất steroid...................................................................... 11
1.3.3. Các hợp chất flavonoit..................................................................... 11
1.3.4 Các hợp chất poliphenol .................................................................... 14
1.3.5 Các hợp chất Ancaloit........................................................................ 15
1.3.6 Các hợp chất khác.............................................................................. 16
Chƣơng 2. PHẦN THỰC NGHIỆM ............................................................ 17
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................. 17
2.1.1. Thu mẫu lá cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lí mẫu ...... 17
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết...................... 17
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất... 18
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu............................................... 18
2.2.1. Dụng cụ và hoá chất ......................................................................... 18
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu........................................................................... 19
v
2.3. Các dịch chiết từ thân cây Cối xay (Abutilon indicum (L) Sweet) ........ 19
2.3.1. Các dịch chiết.................................................................................... 19
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết...................................................... 20
2.3.4. Thử hoạt tính sinh học ...................................................................... 25
2.4. Chiết suất, phân lập và tinh chế các chất từ thân cây Cối xay ............... 26
2.4.1. Cặn dịch chiết n-hexan ..................................................................... 26
2.4.2. Cặn dịch chiết etyl axetat.................................................................. 29
Chƣơng 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................ 31
3.1. Nguyên tắc chung................................................................................... 31
3.2. Xác định hàm lượng chất hoà tan trong cây Cối xay trong dung
môi nước........................................................................................................ 31
3.3. Xác định định tính các nhóm chất thiên nhiên....................................... 32
3.4. Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác
nhau của lá và thân cây Cối xay.................................................................... 34
3.4.1. Chất HA-1: -sitosterol. ................................................................... 34
3.4.2. Chất HA-2......................................................................................... 36
3.4.3. Chất HA-3......................................................................................... 41
3.4.4. Chất EA-1 : β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosit. ........................ 47
3.4.5. Chất EA-2 ......................................................................................... 48
3.5. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của dịch chiết tổng số ........ 54
KẾT LUẬN..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 56
PHỤ LỤC....................................................................................................- 60 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
Việt nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài
thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là 10500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt
Nam có khoảng 12000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc
chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn 2001-2005 của viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Những cây
thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những
cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y
tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm
206 loài cây thuốc có khả năng khai thác.
Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác
động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược
liệu thảo mộc. Để phù hợp với xu hướng cần thiết ấy các nhà khoa học đã và
đang đẩy nhanh các nghiên cứu hoá học thực vật. Ở nước ta, rất nhiều các
dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được nhiều người ưa chuộng bởi nó
đem lại hiệu quả trị bệnh cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Chính vì
vậy nhiều loài cây có giá trị sử dụng đã được khai thác và mang lại nguồn lợi
kinh tế đáng kể.
Cây cối xay là một loại thực vật có nhiều ứng dụng được nhân dân
dùng với các mục đích phòng và chữa bệnh, nhưng số đề tài hóa học nghiên
cứu về cây Cối xay chưa nhiều. Để góp phần nghiên cứu thành phần hoá học
của cây cối xay ở Việt Nam chúng tôi chọn đề tài: ―Nghiên cứu thành phần
hóa học của cây Cối xay ‖. Nội dung chính của luận văn là xác định rõ cấu
trúc của một số hợp chất có trong thân cây Cối xay (Abutilon indicum (L)
sweet) nhằm góp phần hiểu biết thêm về thành phần hoá học của cây thuốc
dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Cối xay.
Cây Cối xay hay còn gọi Nhĩ hương thảo, Ma mảnh [6, 10, 14], Giăng
xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo, Ma mảnh thảo, Ma bản thảo giàng xay, Co tó
ép (Thái), Phao tôn (Tày) [3], Cữu ma [6]..., tên khoa học Abutilon indicum
(L) Sweet hay Sida indica L [4]. thuộc họ bông (Malvaceae ) [15], tên nước
ngoài: Indian abutilonn, Indian mallow, Twelve oclock flower [8],
Flowering maple, Country mallow, Moon flower [10, 11].
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Là loại cây thấy mọc hoang khắp các tỉnh đồng bằng và Trung bộ trên
các đồi núi thấp. Cây mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước, là loài cây của
vùng Ấn Độ, Malaysia. Cây ưa ẩm, ưa ánh sáng, chịu được bóng ở thời kì cây
còn nhỏ. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, lá rụng vào mùa đông hoặc mùa
khô. Mỗi quả có nhiều hạt, khi chín tự mở ra, hạt phát tán xung quanh, mùa
xuân hạt nảy mầm, cây con mọc xung quanh gốc cây mẹ (thường thấy nhiều
vào tháng 3–5). Người ta trồng làm thuốc bằng cách nhân giống từ hạt, gieo
vào đầu mùa mưa. Sau khi chặt, phần còn lại của cây vẫn có khả năng tái
sinh. [3, 7, 10]. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6 [3, 4, 6, 8, 14].
Cây Cối xay là loại cây gỗ nhỏ, thân non màu xanh, có nhiều lông mịn,
một bên thân có màu tím, một bên màu xanh. Lá đơn, mọc cách, dài 8-9 cm,
rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim mũi nhọn, mép lá răng cưa không đều, màu
xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt, gân
chân vịt có 8- 9 gân chính, có lông mịn. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu
xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng, có nhiều lông mịn, lông dài hơn ở nơi
giáp giữa cuống và phiến lá, gốc cuống hơi phình, dài 3-5 mm, có màu xanh;