Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại vải ứng dụng cho quần tây : Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1292

Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại vải ứng dụng cho quần tây : Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại

vải ứng dụng cho quần tây nam

Mã số đề tài: 20/1.3CNMSV02

Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Bích Tuyền

Đơn vị thực hiện: Khoa May - Thời Trang

TP.HCM – Năm 2021

1

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, chúng em xin được phép gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học

Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã đào tạo ngành Công Nghệ May để chúng

em có thể bước chân vào học với một môi trường thật tốt, đầy đủ thiết bị học lý

thuyết cũng như thực hành. Đồng thời, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến khoa May

– Thời Trang cùng các thầy cô bộ môn đã đồng hành, dạy dỗ và truyền đạt đến cho

chúng em rất nhiều kiến thức chuyên ngành lý thuyết cũng như thực tế. Lời cảm ơn

sau cùng chúng em xin gửi đến cô ThS Nguyễn Ngọc Xuân Hoa, cảm ơn cô đã tận

tình giảng dạy, đưa ra hướng đi thật tốt cho chúng em và truyền đạt những kinh

nghiệm của cô để chúng em có thêm nhiều kiến thức, cùng những lần góp ý thật

nhiệt tình và đầy hữu ích của cô đã giúp bài báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn

và hoàn thành đúng thời hạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại vải ứng

dụng cho quần tây nam.

1.2. Mã số: 20/1.3CNMSV02

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1

Lê Thị Bích Tuyền

(sinh viên)

DHTR13A - Khoa

May - Thời Trang

Chủ nhiệm đề tài

2

Lê Thị Kiều Quyên

(sinh viên)

DHTR13A - Khoa

May - Thời Trang Thành viên chính

3

Nguyễn Hoàng Bảo Trâm

(sinh viên)

DHTR13A - Khoa

May - Thời Trang Thành viên chính

4

Trương Thị Yến Nhi

(sinh viên)

DHTR13A - Khoa

May - Thời Trang Thành viên chính

5

Trương Nguyễn Thuý Đoan

(sinh viên)

DHTR13A - Khoa

May - Thời Trang Thành viên chính

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công Nghệ May Thời Trang

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 05 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021

1.5.2. Gia hạn (nếu có): Không

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 05 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không.

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 5 triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Theo quan niệm truyền thống, người ta luôn nghĩ rằng phụ nữ mới cần mặc đẹp,

nhưng giờ chúng ta đã ở thế kỷ 21, suy nghĩ đó thật sự cần được thay đổi. Bây giờ không

còn là lúc đàn ông có thể ăn mặc xuề xòa ra đường, cánh mày râu phải học cách chăm chút

cho vẻ bề ngoài của mình và học cách thưởng thức, cảm nhận thời trang như một điều

không thể thiếu trong cuộc sống. Giống như nhà thiết kế thời trang người Mỹ Michael Kors

đã nói: “Quần áo cũng giống như một bữa ăn ngon, một bộ phim hay, một giai điệu tuyệt

vời". Một trong những món đồ đầu tiên trong danh mục “phải có” của các chàng trai chính

là quần tây. Quần tây nam thực sự giống như một biểu tượng của ngành thời trang nam.

3

Theo thời gian quần tây nam đã trải qua nhiều sự phát triển, cải tiến với sự cách tân về kiểu

dáng đa dạng nhưng vẫn lưu giữ và phát triển nét đẹp vốn có của nó. Bên cạnh đó, cùng với

sự phát triển của ngành công nghiệp dệt, vải sử dụng để may quần tây ngày càng được tạo

nên từ nhiều loại xơ sợi khác nhau, đa dạng về màu sắc, chất liệu và chủng loại. Riêng ở

Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 đã có 48.805.131 nam giới mà mỗi người

nam giới đều trang bị cho mình ít nhất một chiếc quần tây nam, điều đó cho thấy sự phổ

biến của quần tây nam và trở thành trang phục không thể thiếu của phái mạnh. Vấn đề đặt ra

là làm thế nào để lựa chọn được một chất liệu - một loại vải phù hợp cho quần tây nam. Đối

với các doanh nghiệp có thâm niên trong sản xuất sản phẩm này họ có thể lựa chọn theo

kinh nghiệm, còn đối với các doanh nghiệp mới hay các doanh nghiệp đang thay đổi sản

phẩm hoặc mở rộng chủng loại sản phẩm thì họ lựa chọn tiêu chí nào. Hiện tại vẫn chưa có

các quy chuẩn cụ thể về nguyên liệu sử dụng cho quần tây nam và số lượng những nghiên

cứu khoa học về vải ứng dụng cho quần tây nam cũng khá ít, khó có thể giúp cho các đơn vị

sản xuất có cái nhìn rõ hơn về loại vật liệu này. Đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài:

“Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của vải ứng dụng cho quần tây nam”

nhằm mục đích nghiên cứu cấu tạo, cấu trúc và một số tính chất cơ lý của các loại vải sử

dụng may quần tây nam đang phổ biến trên thị trường hiện nay làm cơ sở cho các đơn vị sản

xuất trong việc lựa chọn vật liệu. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng phương pháp kiểm tra

thành phần, cấu trúc và các thông số chất lượng của vải làm cơ sở học tập cho sinh viên

Khoa Công nghệ May – Thời trang và xây dựng ngân hàng vải quần tây nam cho phòng thí

nghiệm vật liệu may Khoa Công nghệ May - Thời trang.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích các thông số thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại mà trên thị

trường sử dụng may quần tây nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích và xác định được các thông số nguyên liệu, cấu trúc và tính chất cơ lý của

vải quần tây nam.

- Hiểu được ảnh hưởng các thông số nguyên liệu, cấu trúc đến tính chất cơ lý của vải

quần tây nam.

- Xây dựng quy trình công nghệ kiểm tra thông số và cấu trúc vải.

4

- Xây dựng ngân hàng vải cho quần tây nam với đầy đủ các thông số về thành phần cấu

tạo, cấu trúc vải đã phân tích.

- Thử nghiệm lên sản phẩm một số mẫu vải.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường được thực hiện với mục đích xem xét thành phần cấu tạo của các

loại vải mà các thương hiệu sử dụng may quần tây nam, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn

vật liệu thí nghiệm.

3.2. Nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tính chất của xơ sợi để nắm được cấu tạo, cấu trúc từ đó hiểu được các

đặc tính của loại vải được dệt nên từ các loại xơ sợi đó. Tiếp tục nghiên cứu cấu tạo của vải

từ đó đưa ra sự ảnh hưởng của cấu tạo đến các tính chất của vải. Bên cạnh đó nghiên cứu

các phương pháp đánh giá chất lượng nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra kết luận cho kết

quả thực nghiệm.

3.3. Nghiên cứu thực nghiệm

Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra về thành phần cấu tạo (như kiểm tra thành phần xơ

sợi, kiểu dệt và mật độ kiểu dệt, chi số sợi, đường kính sợi, hướng xoắn của sợi) và các thí

nghiệm về tính chất cơ lý (độ bền màu giặt, độ bền kéo đứt, độ co độ xéo, trọng lượng vải,

độ dày của vải, độ chống thấm nước) dựa trên các phương pháp mà các tiêu chuẩn đánh giá

đưa ra.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

4.1. Tổng kết kết quả nghiên cứu thành phần nguyên liệu và thông số sợi của 12 mẫu

nghiên cứu.

Mẫu Thành phần nguyên liệu

Thông số sợi

Hướng

sợi

Hướng

xoắn

Đường

kính sợi

(mm)

Chuẩn

số sợi

(Tex)

Mẫu 1

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: xơ gốc

cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.14 25.88

Ngang Không

xoắn

0.1 17.62

Mẫu 2

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: xơ gốc

cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.16 30.3

Ngang S 0.14 30.3

Mẫu 3 Gồm: Len + tổng hợp. Trong đó: Dọc S 0.1 21.12

5

xơ gốc cellulose ít hơn xơ tổng

hợp.

Ngang N 0.07 20.36

Mẫu 4

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp + Spandex. Trong đó: xơ

gốc cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.15 36.06

Ngang Không

xoắn

0.23 57.46

Mẫu 5 Gồm: Len + tổng hợp. Trong đó:

xơ len ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.117 27.72

Ngang S 0.12 26.52

Mẫu 6

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp + Spandex. Trong đó: xơ

gốc cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.21 40.12

Ngang Không

xoắn

0.17 53.38

Mẫu 7

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: Xơ gốc

cellulose ít hơn Xơ tổng hợp.

Dọc S 0.1 23.56

Ngang Z 0.1 18.38

Mẫu 8

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: xơ gốc

cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.216 41.64

Ngang S 0.224 39.9

Mẫu 9

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: xơ gốc

cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.192 40.62

Ngang S 0.192 40.62

Mẫu

10

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp. Trong đó: xơ nhân tạo

gốc cellulose nhiều hơn xơ tổng

hợp.

Dọc S 0.178 33.4

Ngang Z 0.164 33.4

Mẫu

11

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp + spandex. Trong đó: xơ

gốc cellulose ít hơn xơ tổng hợp.

Dọc S 0.194 55.76

Ngang S 0.216 49.4

Mẫu

12

Gồm: xơ nhân tạo gốc cellulose +

tổng hợp + cotton. Trong đó: xơ

gốc cellulose nhiều hơn xơ tổng

hợp.

Dọc S 0.12 21.72

Ngang Z 0.128 23.62

4.2. Tổng kết kết quả nghiên cứu thông số cấu trúc của 12 mẫu nghiên cứu.

Mẫu

Hướng

sợi

Thông số cấu trúc

Kiểu dệt và mật độ kiểu dệt Độ dày

(mm)

Trọng lượng

(g/m2 Kiểu dệt Mật độ (sợi/10cm) )

Mẫu 1 Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

376 0.24 180.8 Ngang 330

Mẫu 2 Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

370 0.34 231.4 Ngang 396

Mẫu 3 Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

560 0.24 202.8 Ngang 412

Mẫu 4 Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

340 0.554 373.2 Ngang 290

Mẫu 5

Dọc Kiểu dệt liên

hợp tạo hiệu

ứng đặc biệt

312

0.4 200.2 Ngang 340

Mẫu 6 Dọc Kiểu dệt vân 316 0.54 368

6

Ngang chéo 2/2 342

Mẫu 7

Dọc Kiểu dệt liên

hợp tạo hiệu

ứng đặc biệt

472

0.3 209.4 Ngang 360

Mẫu 8 Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

304 0.368 241 Ngang 276

Mẫu 9 Dọc Kiểu dệt vân

chéo ½

308 0.34 238 Ngang 220

Mẫu

10

Dọc Kiểu dệt liên

hợp tạo hiệu

ứng đặc biệt

500

0.43 281.4 Ngang 366

Mẫu

11

Dọc Kiểu dệt vân

chéo 2/2

334 0.5 338.2 Ngang 224

Mẫu

12

Dọc Kiểu dệt liên

hợp tạo hiệu

ứng đặc biệt

750

Ngang 0.44 307.6 350

4.3. Tổng kết kết quả nghiên cứu thông số tính chất cơ lý của 12 mẫu nghiên cứu.

Mẫu

Thông số tính chất cơ lý

Độ bền kéo dứt Độ bền

màu sau

giặt

Độ co (%) Độ xéo

(%)

Độ chống

thấm

nước

Lực kéo

(N)

Độ giãn

dài (%) Dọc Ngang

Mẫu

1

495.73 44.77 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.793 0.521 0.252 ISO 1

Mẫu

2

551.09 41.92 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.429 0.381 -0.195 ISO 3

Mẫu

3

424.21 60.00 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.275 0.681 0.238 ISO 4

Mẫu

4

405.34 78.31 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.441 0.265 -0.468 ISO 3

Mẫu

5

314.81 70.94 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.671 0.902 0.182 ISO 3

Mẫu

6

464.24 75.69 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.476 0.404 -0.099 ISO 3

Mẫu

7

415.17 35.99 4 – 5 (đạt

chuẩn) 1.015 0.695 -0.071 ISO 1

Mẫu

8

464.99 35.73 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.611 0.749 -0.068 ISO 3

Mẫu

9

554.52 40.24 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.802 0.695 0.231 ISO 3

Mẫu

10 462.59 48.83 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.414 0.382 0.371 ISO 1

Mẫu

11 537.26 65.94 4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.598 0.701 0.223 ISO 2

Mẫu

12 535.4 65.81

4 – 5 (đạt

chuẩn) 0.548 1.039 0.3025 ISO 3

7

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

5.1. Đánh giá kết quả đạt được

Sau quá trình thực nghiệm kiểm tra thành phần nguyên liệu, thông số sợi, thông số cấu

trúc và tính chất cơ lý của 12 mẫu vải. Xét về thành phần nguyên liệu thấy rằng các 12 mẫu

vải được sử dụng nguyên liệu có thành phần pha giữa xơ nhân tạo gốc cellulose và xơ tổng

hợp, trong đó có 3 mẫu sử dụng sợi pha giữa xơ có nguồn gốc tự nhiên và xơ tổng hợp.

Đối với thông số sợi thì các mẫu đều sử dụng sợi xe chỉ riêng 3 mẫu sử dụng sợi đơn

và không xoắn là mẫu 1, mẫu 4 và mẫu 6. Xét về đường kính sợi thì đường kính sợi của các

mẫu không quá lớn nhưng khoảng dao động giữa các mẫu lớn. Xét về chi số sợi thì khoảng

dao động của các mẫu khá lớn.

Đối với thông số cấu trúc thì 12 mẫu vải đa số sử dụng kiểu dệt vân chéo trong đó có 4

mẫu sử dụng kiểu dệt liên hợp tạo hiệu ứng như mẫu 5, mẫu 7, mẫu 10, mẫu 12. Mật độ

kiểu dọc của các mẫu cao đối với sợi dọc và sợi ngang không quá cao, có sự chênh lệch

giữa sợi dọc và sợi ngang cao. Độ dày và trọng lượng của 12 mẫu có khoảng dao động cao

nhầm đáp ứng sự đa dạng về form dáng và nhu cầu sử dụng của người sử dụng.

Đối với thông số tính chất cơ lý, độ bền kéo đứt của 12 mẫu vải khá cao. Độ bền màu

của 12 mẫu vải sau 1 lần giặt ở cấp độ đánh giá 4-5, với khả năng loang màu thì chỉ chú ý

với mẫu 10. Xét đến độ co, độ xéo thì 12 mẫu vải có độ co, độ xéo nằm trong khoảng thị

trường chấp nhận được và chỉ lưu ý với các mẫu vải có thành phần nguyên liệu là xơ gốc

cellulose.

5.2. Kết luận

“Nghiên cứu thành phần cấu tạo và tính chất cơ lý của các loại vải ứng dụng cho quần

tây nam” là một đề tài nghiên cứu có tính mới mẻ và cần thiết. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn

về các thông số, thành phần và tính chất của các loại vải sử dụng may quần tây nam. Người

sử dụng vải để may quần tây nam không còn lựa chọn theo cảm tính mà có định lượng cụ

thể khi sử dụng.

Qua nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm chúng ta có thể dựa vào kết quả thực

nghiệm để lấy chúng làm tiêu chí để lựa chọn vải theo tính chất, giá cả, … Kết quả nghiên

cứu được thực hiện trên 12 loại vải đã được khảo sát trên thị trường và các thương hiệu nổi

tiếng, vì vậy giúp chúng ta có thể mở rộng về việc lựa chọn chất liệu phù hợp cho các form

dáng để may quần tây nam. Bài nghiên cứu này chọn ba mẫu vải số 3,6,7 tương ứng với các

8

form dáng quần ống đứng, quần body và quần slimfit để lên mẫu. Ngoài ra theo nhu cầu sử

dụng, chúng ta có thể lựa chọn các mẫu vải khác để may quần tây nam. Nhìn chung đề tài

này nghiên cứu khá rộng trên 12 mẫu vải khác nhau, giúp chúng ta có nhiều lựa chọn khi

mua vải để may quần tây nam. Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế nên về phần nghiên cứu

tính tiện nghi (tính thẩm thấu không khí, độ ẩm, tính thấm thấu nước), độ rủ của vải và phần

hoàn tất của vải chưa được nghiên cứu thực nghiệm.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Quần tây là một tỏng những trang phục rất phổ biến của nam giới. Trên thị trường, vải quần

tây nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, màu sắc, cấu trúc nên việc lựa chọn vải phù rất

quan trọng đối với nhà thiết kế và các công ty may mặc. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thị

trường và chọn 12 mẫu vải dệt thoi dể tiến hành phân tích thành phần nguyên liệu, các thông số cấu

trúc và các tính chất vật lý của vải theo đúng tiêu chuẩn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các loại

vải sử dụng là vải pha len với chất liệu tổng hợp hoặc các xơ nhân tạo gốc cellulose với tổng hợp;

kiểu dệt của vải là vân điểm, dẫn xuất của vân điểm, vân chéo và dẫn xuất của vân chéo; mật độ

kiểu dệt khá cao và trọng lượng vải cũng có sự dao động lớn (từ 200g/m2 đến 338g/m2

); độ co và độ

xéo của các mẫu rất nhỏ và không đáng kể; các tính chất cơ lý của vải như độ bền kéo đứt theo cả

hướng dọc và hướng ngang đều cao (hướng dọc cao hơn so với hướng ngang), độ chống thấm nước

dao động từ ISO 1 ÷ ISO 4, độ bền màu và độ dây màu sau giặt của các mẫu đều cao ở mức 4-5.

Kết quả này giúp đánh giá sự phù hợp của các loại vải cho quần tây nam và làm cơ sở cho việc lựa

chọn chất liệu cho sản phẩm phổ biến này.

Trouser is one of the pupolar men’s clothers. Nowadays, trouser fabric are very diverse in

types, colors and structures, so choosing the right fabric for men’s trouser is very important for

designer and garment companies. This research is aimed to assess the suitability of fabric for men’s

a market survey and selected 12 woven fabric sample to analyze the composition of raw material,

constructional parameters and physic-mechanical properties of fabrics in the standard condition.

The result revealed that the fabrics used for men’s trouser are blended fabrics between wool and

synthetic fibers or blended fabrics between cellulose-based artifical fibers and synthetic fibers; the

weave of fabrics is basic plain weave, plain weave variations, basic twill weave and twill weave

variations; density of fabrics is quite hight and weight of fabric fluctuates from 200g/m2 to

338g/m2

; shrinkage and skew of fabric is very low and negligible; tensile strength of fabric is hight

in both longtudinal and tranverse directions (higher vertical direction than horizontal direction;

water resistance of fabric is from ISO 1 to ISO 4; color fastness to washing (color change and

staining) is high at level 4-5.

9

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt được

1

Bảng mẫu vải dùng may

quần tây nam. 10-15 mẫu, đa dạng về mẫu 12 mẫu

2 Mẫu quần tây nam. 3-4 mẫu 3 mẫu

3

Quy trình công nghệ kiểm

tra thông số và cấu trúc

vải.

1 1

Ghi chú:

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kinh phí

thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo cáo.

(đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang cuối

kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)

3.2. Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Thời gian

thực hiện đề tài

Tên đề tài

Tên chuyên đề nếu là NCS

Tên luận văn nếu là Cao học

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học

Sinh viên Đại học

Ghi chú:

- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và bằng/giấy

chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận

văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)

IV. Tình hình sử dụng kinh phí

T

T

Nội dung chi

Kinh phí

được duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu đồng)

Ghi

chú

A Chi phí trực tiếp

1 Thuê khoán chuyên môn

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con.. 3.000.000 3.000.000

3 Thiết bị, dụng cụ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!