Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Sinh Khối Và Khả Năng Hấp Thụ Carbon Của Rừng Trồng Keo Lai Acacia Auriculiformis X Acacia Mangium Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN TUẤN VŨ
NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ
CARBON CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis
x Acacia mangium) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Đồng Nai, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN TUẤN VŨ
NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG
HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
auriculiformis x Acacia mangium) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ:
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
862 02 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ NGOAN
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2022
Người cam đoan
Nguyễn Tuấn Vũ
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, phòng đào tạo Sau đại
học, Ban Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai,
phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế cùng quý thầy, cô của Trường
Đại học học Lâm nghiệp đã luôn tạo điều kiện, truyền đạt cho tôi những kiến
thức cần thiết trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và những tình cảm tốt đẹp đến TS.
Trần Thị Ngoan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người
lao động ở cơ quan nơi tôi công tác đã luôn tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn quý lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Phân trường Gia Huynh đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, cung cấp số liệu trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn.
- Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2022
TÁC GIẢ
iii
Nguyễn Tuấn Vũ
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ
Họ và tên người hướng dẫn: TS. Trần Thị Ngoan
Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Vũ
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Khóa học: 2020 - 2022
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:
Học viên có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, ham học hỏi. Trong
quá trình nghiên cứu, học viên đã sắp xếp khoa học để hoàn thành các nội dung
của luận văn.
2. Về năng lực và trình độ chuyên môn:
Học viên có năng lực và trình độ chuyên môn tốt trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên rừng. Học viên chủ động thu thập các tài liệu liên quan lĩnh vực
nghiên cứu, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu hiện đại, tổng hợp và phân
tích số liệu khoa học và tin cậy.
3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn:
iv
Học viên đã chủ động, tích cực trong thu thập và xử lý số liệu, viết báo
cáo, hoàn thành các nội dung theo tiến độ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đáp ứng được mục tiêu đề tài. Kết cấu
bố cụ logic, đảm bảo khoa học. Số liệu thu thập phong phú, phương pháp xử lý
số liệu khoa học. Nhìn chung, các đóng góp này có giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn.
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Có
Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2022
Người nhận xét
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
BẢN NHẬN XÉT ...........................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 4
1.1. Ý nghĩa của thống kê sinh khối và dự trữ carbon của rừng............. 4
1.2. Những nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp thụ Carbon của
rừng ............................................................................................................... 7
1.2.1. Trên thế giới..................................................................................... 7
1.2.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 10
1.3. Thảo luận chung.................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 16
2.2.1. Phạm vi về nội dung ...................................................................... 16
2.2.2. Phạm vi về không gian .................................................................. 16
2.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 16
2.3.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................... 16
2.3.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................ 16
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................. 17
2.4.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 17
2.4.1.1. Sinh khối và tích lũy carbon cây cá thể Keo lai. ...................... 17
vi
2.4.1.2. Sinh khối lâm phần Keo lai....................................................... 17
2.4.1.3. Sự tích lũy carbon và hấp thụ CO2 đối với lâm phần Keo lai.. 17
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 17
2.4.2.1. Phương pháp luận .................................................................... 17
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................... 18
2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................ 20
2.4.2.4. Công cụ xử lý số liệu ................................................................ 23
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....... 24
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 24
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình...................................................................... 24
3.1.2. Khí hậu ........................................................................................... 24
3.1.3. Thủy văn......................................................................................... 26
3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng................................................................. 27
3.2. Dân sinh, kinh tế, xã hội ..................................................................... 28
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động .............................................................. 28
3.2.2. Kinh tế ............................................................................................ 30
3.2.3. Xã hội.............................................................................................. 31
3.3. Hiện trạng sử dụng đất....................................................................... 32
3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng................................................................ 33
3.4.1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc
phạm vi quản lý của chủ rừng ................................................................ 33
3.4.2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng.................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 38
4.1. Sinh khối và tích lũy carbon cây cá thể Keo lai ............................... 38
4.1.1. Kết cấu sinh khối cây cá thể Keo lai ............................................. 38
4.1.1.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể Keo lai................................. 38
4.1.1.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể Keo lai.................................. 41
4.1.2. Tích lũy carbon cây cá thể Keo lai................................................ 44
4.1.3. Những hàm ước lượng sinh khối khô cây cá thể Keo lai với nhân
tố điều tra.................................................................................................. 46
vii
4.1.3.1. Những hàm ước lượng tổng sinh khối khô cây cá thể Keo lai . 46
4.1.3.2. Những hàm ước lượng sinh khối khô thân cây đối với cây cá thể
Keo lai.................................................................................................... 48
4.1.3.3. Những hàm ước lượng sinh khối cành khô đối với cây cá thể
Keo lai.................................................................................................... 50
4.1.3.4. Những hàm ước lượng sinh khối lá khô đối với cây cá thể Keo
lai ........................................................................................................... 52
4.1.3.5. Những hàm ước lượng sinh khối khô cành lá đối với cây Keo lai
................................................................................................................ 54
4.1.3.6. Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể
Keo lai.................................................................................................... 56
4.1.3.7. Kiểm nghiệm những hàm ước lượng sinh khối cây cá thể Keo
lai ........................................................................................................... 58
4.2. Sinh khối khô lâm phần rừng trồng Keo lai..................................... 59
4.2.1. Sinh khối khô tầng cây gỗ rừng trồng Keo lai ............................. 59
4.2.2. Sinh khối khô cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng
trồng Keo lai............................................................................................. 61
4.2.3. Sinh khối khô lâm phần Keo lai.................................................... 62
4.2.4. Những hàm ước lượng sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai với
các nhân tố điều tra ................................................................................. 64
4.3. Sự tích lũy carbon và hấp thụ CO2 đối với lâm phần Keo lai......... 66
4.3.1. Trữ lượng carbon của lâm phần Keo lai ...................................... 66
4.3.2. Sự hấp thụ dioxit carbon của lâm phần Keo lai........................... 67
4.3.3. Lượng hóa giá trị hấp thụ CO2 của lâm phần Keo lai................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 71
1. Kết luận................................................................................................... 71
2. Kiến nghị................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC......................................................................................................... 7
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU
BK-C Sinh khối cành khô cả vỏ (Kg)
BK-CL Sinh khối cành lá khô (Kg)
BK-L Sinh khối lá khô (Kg)
BK-T Sinh khối thân khô cả vỏ (Kg)
BK-T0 Tổng sinh khối khô trên mặt đất (Kg)
BT-C Sinh khối cành tươi cả vỏ (Kg)
BT-CL Sinh khối cành lá tươi (Kg)
BT-L Sinh khối lá tươi (Kg)
BT-T Sinh khối thân tươi cả vỏ (Kg)
BT-T0 Tổng sinh khối tươi trên mặt đất (Kg)
D1.3 Đường kính tại vị trí 1.3m thân cây (cm)
f Hình số
G Tiết diện ngang (m2
)
H Chiều cao (m)
MAE Sai số trung bình tuyệt đối (Kg)
M Trữ lượng (m3
)
N Số cây (Cây/ha)
R
2 Phương sai bình phương (%)
SEE Sai số chuẩn của giá trị ước tính
SSR Số dư
ix
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLRPH Ban Quản lý rừng phòng hộ
BQL Ban Quản lý
CDM Cơ chế phát triển sạch
FAO Tổ chức Nông lương thế giới
IBP Chương trình sinh học quốc tế
IPCC
Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính
phủ về biến đổi khí hậu
OTC Ô tiêu chuẩn
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Biểu điều tra đo cây 19
3.1 Dân số và lao động 28
3.2 Kinh tế nông nghiệp 30
3.3 Hiện trạng sử dụng đất 32
3.4 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp 33-34
3.5 Trữ lượng theo ba loại rừng 36
4.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể Keo lai 37
4.2 Hệ số chuyển đổi sinh khối 39
4.3 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể Keo lai 40
4.4 Trữ lượng carbon cây cá thể Keo lai 42
4.5 Những hàm ước lượng tổng sinh khối cây cá
thể Keo lai 44-45
4.6 Kiểm định những hàm ước lượng tổng sinh
khối cây cá thể Keo lai 45
4.7 Những hàm ước lượng sinh khối thân cây cá
thể Keo lai 46-47
4.8 Kiểm định những hàm ước lượng sinh khối
thân cây cá thể Keo lai 47
4.9 Những hàm ước lượng sinh khối cành cây cá
thể Keo lai 48-49
4.10 Kiểm định những hàm ước lượng sinh khối
cành cây cá thể Keo lai 49
xi
4.11 Những hàm ước lượng sinh khối lá cây cá thể
Keo lai 50-51
4.12 Kiểm định những hàm ước lượng sinh khối lá
cây cá thể Keo lai 51
4.13 Những hàm ước lượng sinh khối cành lá cây
cá thể Keo lai 52-53
4.14 Kiểm định những hàm ước lượng sinh khối
cành lá cây cá thể Keo lai 53
4.15 Những hàm mô tả tương quan giữa sinh khối
khô với sinh khối tươi cây cá thể Keo lai 54
4.16
Kểm định những hàm mô tả tương quan giữa
sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể
Keo lai
55
4.17 Kết quả kiểm chứng những ước tính tổng sinh
khối khô cây cá thể Keo lai 56
4.18 Sinh khối khô tầng cây gỗ rừng trồng Keo lai 57
4.19 Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng 59
4.20 Cấu trúc sinh khối khô của lâm phần Keo lai 60
4.21 Những hàm ước lượng tổng sinh khối lâm
phần Keo lai 61-62
4.22 Kiểm định những hàm ước lượng tổng sinh
khối lâm phần Keo lai 62
4.23 Trữ lượng carbon của lâm phần Keo lai 64
4.24 Khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần Keo lai 65
4.25 Ước lượng giá trị hấp thụ CO2 của lâm phần
Keo lai 66
xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
4.1 Tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá cây
cá thể Keo lai 38
4.2 Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận thân, cành, lá cây
cá thể Keo lai 41
4.3 Tỷ lệ carbon bộ phận thân, cành, lá cây cá thể
Keo lai 43
4.4 Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận tầng cây cao rừng
Keo lai 57
4.5 Cấu trúc sinh khối khô lâm phần Keo lai 61
4.6
Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa sinh
khối khô lâm phần Keo lai với đường kính và
tuổi cây
63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại
đây. Tuy nhiên nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh
thái (UNFCCC, 2005b) [64]. Theo ước tính của IPCC (2000) [47], CO2 chiếm
tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, hiện nay nồng độ CO2 trong
khí quyển toàn cầu đã tăng từ 340 ppm lên 418.28 ppm trong giai đoạn 1980-
2022 (NOAA,2022) [60].
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu do
ảnh hưởng của rừng đến chu trình carbon toàn cầu. Rừng lưu trữ khoảng 60%
ở trên mặt đất và khoảng 40% ở dưới lòng đất (IPCC, 2003) [48]. Tổng dự trữ
carbon trong đất và trên mặt đất của thảm thực vật rừng trên toàn thế giới là
khoảng 830 PgC, trong đó carbon trong đất lớn hơn 1,5 lần carbon dự trữ trong
thảm thực vật (Brown, 1997) [33]. Rừng nhiệt đới dự trữ 50% khối lượng
carbon trong thảm thực vật và 50% trong đất (Dixon và ctv, 1994; Brown, 1997;
IPCC, 2000; Pregitzer và Euskirchen, 2004) [33, 42, 47, 62].
Ước lượng chính xác sinh khối của cây gỗ và rừng có ý nghĩa quan trọng
trong đánh giá chu trình carbon toàn cầu, quản lý rừng, lập kế hoạch và sử dụng
rừng, sử dụng năng lượng trong sinh khối của rừng (Brown, 2002; Chave và
ctv, 2005) [36, 39]. Ngoài ra, những thông tin về sinh khối của rừng là cơ sở để
phân tích chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng (Kimmins, 1998) [54];
phân tích và đánh giá năng suất hệ sinh thái và trữ lượng carbon phù hợp với
Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải các khí nhà kính.
Keo lai là loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, mang lại hiệu quả về
giá trị kinh tế và sinh thái môi trường. Keo lai có nhiều đặc tính sinh thái học
ưu việt hơn nhiều loài cây trồng rừng khác như sinh trưởng nhanh, có khả năng