Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm mối đen ( Oudmansiella radicata) không sử dụng phân bón hóa học :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1047

Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm mối đen ( Oudmansiella radicata) không sử dụng phân bón hóa học :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm mối đen

(Oudemansiella radicata) không sử dụng phân bón hóa học.

Mã số đề tài : 19.2TP03SV

Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Mỹ Huệ

Đơn vị thực hiện : Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2020

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng

nấm mối đen (Oudemansiella radicata) không sử dụng phân bón hóa học”, chúng

tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ nồng nhiệt từ Quý Thầy Cô, gia

đình và bạn bè. Để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành

gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ

Chí Minh đã tạo môi trường thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh, TS.

Phạm Tấn Việt và TS. Nguyễn Ngọc Ẩn đã tận tâm chỉ dạy trực tiếp và hướng dẫn

chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thiện đề tài này. Xin trân

trọng cảm ơn anh Trương Võ Anh Dũng – giám đốc công ty TNHH Kinh Doanh

Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Nam Việt, người đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho

chúng tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và toàn thể bạn bè đã động viên tinh thần

và giúp đỡ chúng tôi xuyên suốt quá trình thực hiện nghiên cứu vừa qua. Tuy nhiên,

vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên

đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của Quý Thầy Cô để nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày 09 tháng 10 năm 2020.

Hồ Thị Tường Vi

Trần Thị Mỹ Huệ

1

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm mối đen (Oudemansiella

radicata) không sử dụng phân bón hóa học.

1.2. Mã số: 19.2TP03SV

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị) Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1

Trần Thị Mỹ Huệ Viện Công nghệ Sinh

học và Thực phẩm

- Thiết kế thí nghiệm

- Thực hiện thí nghiệm

- Phân tích và xử lý số liệu

- Viết báo cáo tổng hợp, viết

bài báo khoa học

2

Hồ Thị Tường Vi Viện Công nghệ Sinh

học và Thực phẩm

- Thiết kế thí nghiệm

- Thực hiện thí nghiệm

- Phân tích và xử lý số liệu

- Viết báo cáo tổng hợp, viết

bài báo khoa học.

1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học

Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

1.5. Thời gian thực hiện: 8 tháng

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020

1.5.2. Gia hạn (nếu có): từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 09 năm 2020

1.5.3. Thực hiện thực tế: 11 tháng, từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 09 năm 2020

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

Không thay đổi nội dung so với thuyết minh ban đầu.

1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 06 triệu đồng.

2

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Nấm mối đen (Oudemansiella radicata) là một loại nấm ăn được, có giá trị dinh

dưỡng cao tương đương với loại nấm mối trắng ở nước ta. Nấm mối đen có vị ngọt,

giòn, ăn ngon và có thể chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Như nhiều loại

nấm ăn khác, nấm mối đen có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có chứa nhiều

protein, carbohydrate, lipid, vitamin và nhiều loại axit amin thiết yếu khác rất có ích

cho sức khỏe của con người.

Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm mối đen còn có giá trị dược liệu đáng kể.

Nấm mối đen có chứa hai hoạt chất là polysaccharide và oudenone, có tác dụng

trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn

ngừa bệnh ung thư [1]–[3].

Nấm mối đen là một loại nấm tương đối khó trồng, vì nhiệt độ thích hợp cho loại

nấm này phát triển là từ 24 - 26℃ [4]. Trong khi đó, điều kiện khí hậu nóng ẩm của

nước ta không thích hợp cho sự phát triển của nấm mối đen. Ngoài ra, nấm mối đen

cần phải có kĩ thuật nuôi trồng thích hợp vì thời gian nuôi ủ của nấm mối đen tương

đối dài, từ 4 – 6 tháng. Hiện nay ở nước ta chưa có quy trình công nghệ phù hợp áp

dụng vào sản xuất để đạt được năng suất lớn, và cũng chưa có các nhà sản xuất với

quy mô công nghiệp nổi bật, vậy nên nguồn cung ứng ra thị trường chủ yếu đến từ

các nhà sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Điều đó góp phần làm cho giá thành của loại nấm

này khá cao, và đây cũng là một hạn chế để đưa nấm mối đen ra rộng rãi trên thị

trường tiêu dùng.

Do việc nuôi trồng khó khăn nên trong sản xuất người ta thường bổ sung phân bón

hóa học để kích thích hệ sợi tơ nấm phát triển, điều đó gây hạn chế trong việc xuất

khẩu nấm mối đen ra thị trường quốc tế. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác

hại tiêu cực của việc sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp, không

chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mà phân bón hóa học còn ảnh hưởng

3

đáng kể đến môi trường và hệ sinh thái, như làm ô nhiễm nguồn đất, ô nhiễm nguồn

nước và ô nhiễm không khí [5], [6].

Vì các tác hại nói trên mà hiện nay người ta càng ngày càng ưa chuộng sử dụng

thực phẩm hữu cơ, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch trong nước ngày càng

tăng. Và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các quy trình sản xuất nông

nghiệp sạch, giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học và thay thế bằng các loại phân

bón hữu cơ, phân bón vi sinh thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe

ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Không chỉ ở Việt Nam, đây còn là xu hướng

chung ở cả thị trường các nước trên thế giới, điều đó đã mở ra một cơ hội rất lớn

cho ngành sản xuất nông sản sạch trong nước nói chung và sản xuất nấm sạch nói

riêng có thể xuất nhập khẩu sản phẩm sạch ra thị trường quốc tế. Đây là một hướng

đi mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao [7].

Thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta chủ yếu là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ,

ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nước này đều áp dụng các tiêu chuẩn về chất

lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu rất khắt khe.

Trong khi đó, vì điều kiện nuôi trồng còn nhiều hạn chế, người dân thường lạm

dụng phân bón hóa học trong quá trình trồng trọt, nên chất lượng các mặt hàng nông

sản xuất khẩu còn thấp, rất ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng như

VietGAP, GlobalGAP,…[8].

Với lý do trên, đề tài nghiên cứu môi trường nhân giống các cấp nấm mối đen

(Oudemansiella radicata) không sử dụng phân bón hóa học là cần thiết, nhằm giảm

thiểu xu hướng sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nấm, thay thế bằng nguồn

dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên khác mà vẫn đảm bảo được năng suất và chất

lượng của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nấm sạch trong nước và đạt

tiêu chuẩn xuất nhập khẩu ra thị trường thế giới.

Ngoài ra, nghiên cứu không chỉ ứng dụng riêng đối với nấm mối đen

(Oudemansiella radicata) mà còn có thể ứng dụng vào quy trình sản xuất các loại

4

nấm khác, đặc biệt là nhóm nấm ưa đạm, tạo ra sản phẩm nấm sạch, nhằm đáp ứng

với xu hướng ưa chuộng sản phẩm sạch trong nước và xuất khẩu hiện nay.

2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát.

Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm mối đen (Oudemansiella radicata) không sử

dụng phân bón hóa học.

b. Mục tiêu cụ thể.

Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm mối đen (Oudemansiella radicata) trên môi

trường meo thạch cấp 1.

Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm mối đen (Oudemansiella radicata) trên môi

trường meo hạt cấp 2.

Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm mối đen (Oudemansiella radicata) trên môi

trường giá môi cấp 3.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm trên môi trường thạch

cấp 1

3.1.1 Phương pháp cấy và xác định tốc độ phát triển của hệ sợi tơ nấm mối đen

(Oudemansiella radicata) trên môi trường thạch cấp 1.

Sự phát triển của hệ sợi tơ nấm mối đen (Oudemansiella radicata) được thực hiện

khảo sát trên 6 loại môi trường thạch T1, T2, T3, PGA, SGA, YGA (bảng 3.1).

Bảng 3.1 Thành phần các môi trường thạch cấp 1

STT Môi trƣờng Thành phần

1 T1 Khoai tây 200g, glucose 20g, yeast extract 4g, peptone

6g, agar 20g, nước cất 1000ml.

2 T2 Khoai tây 200g, peptone 2g, glucose 20g, agar 20g,

nước cất 1000ml.

3 T3 Cà rốt 200g, glucose 20g, yeast extract 2g, peptone 10g

agar 20g, nước cất 1000ml.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!