Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quy trình phát hiện Streptococcus Agalactiae bằng kỹ thuật Real-time PCR trên phụ nữ thai sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN
STREPTOCOCCUS AGALACTIAE BẰNG KỸ THUẬT
REAL-TIME PCR TRÊN PHỤ NỮ THAI SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN
STREPTOCOCCUS AGALACTIAE BẰNG KỸ THUẬT
REAL-TIME PCR TRÊN PHỤ NỮ THAI SẢN
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số chuyên ngành: 8 42 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. LƯƠNG THỊ MỸ NGÂN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA C NG NGH INH HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVI T NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là : u n T T n T
à sin : 27/11/1987 ơi sin : u n i
C u ên n àn : Côn n sin M viên : 1884202010005
Tôi đồn ý un ấp t àn văn t ôn tin k ó luận tốt nghi p hợp l về b n quyền cho
T ư vi n trườn đại h c Mở T àn p ố Hồ C í Min . T ư vi n trườn đại h c Mở
T àn p ố Hồ C í Min sẽ kết nối t àn văn t ôn tin k ó luận tốt nghi p và thống
t ôn tin k c của Sở Khoa h và Côn n T àn p ố Hồ C í Min .
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu quy trình phát hiện Streptococcus
agalactiae bằng kỹ thuật real-time PCR trên phụ nữ thai sản” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
Nguyễn Thị Thanh Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống khó có sự thành công nào mà không gắn liền với sự động viên,
hỗ trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù gián tiếp hay trực tiếp của mọi người xung quanh.
Suốt thời gian học tập tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô,
gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô ở Khoa Sau đại
học - ngành Công nghệ sinh học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cơ bản, nền tảng và nâng cao giúp tôi làm cơ sở hoàn thành
cho đề tài “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN STREPTOCOCCUS
AGALACTIAE BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR TRÊN PHỤ NỮ THAI SẢN”.
Trước hết, lời đầu tiên tôi xin gửi tới Cô TS. Lương Thị Mỹ Ngân. Người đã trực
tiếp chỉ dẫn, động viên, góp ý, củng cố kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn lời biết ơn chân thành nhất.
Bên cạnh đó, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến em Nguyễn Thị Trúc Phương và tất
cả thành viên tại Phòng R&D công ty TBR (59 đường số 26, phường Bình Trị Đông B,
quận Bình Tân, TP.HCM) đã tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất về các trang thiết bị
và phương pháp thực hiện để tôi hoàn thành đề tài.
Song song đó, tôi chân thành cảm ơn đến Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán Y khoa
Hanhphuclab đã nhiệt tình hỗ trợ nguồn mẫu thực tế.
Và sau cùng, lời cảm ơn sâu sắc xin gửi đến gia đình tôi, đã luôn bên cạnh, động
viên, cổ vũ tinh thần tôi trong suốt quá trình học và làm đề tài.
Với tất cả sự chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin chúc cho tất cả mọi người luôn
tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Ngoài ra, điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm vẫn còn hạn chế của tôi, luận
văn này khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến
của quý Thầy Cô để tôi bổ sung, cải thiện và nâng cao kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn.
iii
TÓM TẮT
Nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTHSS) là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong
ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ 11 – 19% và ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu trẻ em trên toàn thế
giới (Kim et al., 2020, Molloy et al., 2020). Bệnh có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nguy
hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não nên trẻ dễ tử vong hoặc mang
các di chứng suốt đời như thần kinh kém phát triển, suy giảm vận động (Shah et al.,
2008, Stoll et al., 2004). Vi khuẩn Streptococcus agalactiae – liên cầu khuẩn nhóm B
(GBS – Group B Streptococcus) được xác định là một trong những tác nhân truyền
nhiễm hàng đầu gây ra NTHSS giai đoạn sớm. Việc tầm soát GBS và tiêm kháng sinh
dự phòng ở những phụ nữ mang thai có thể giúp giảm tỷ lệ NTHSS hữu hiệu.
Phương pháp truyền thống dùng để phát hiện GBS đang được sử dụng hiện nay là
nuôi cấy trên đĩa thạch máu. Phương pháp này cần môi trường chọn lọc phức tạp, rất tốn
thời gian (36 – 72 h), công sức và độ nhạy thấp. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm tối ưu hóa phản ứng real-time PCR, với cặp mồi và mẫu dò được thiết kế nhằm
phát hiện gen đặc hiệu cfb của GBS, có thể phát hiện GBS nhanh và chính xác hơn
phương pháp truyền thống. Các thí nghiệm tối ưu hóa được thực hiện trên chủng GBS
ATCC 13813. Độ đặc hiệu của quy trình tối ưu được kiểm tra trên DNA của chủng
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Gardnerella vaginalis và Chlamydia trachomatis.
Ngoài ra, quy trình tối ưu được thử nghiệm trên 30 mẫu dịch phết âm đạo-trực tràng của
phụ nữ mang thai trong giai đoạn 35-37 tuần.
Kết quả, quy trình real-time PCR tối ưu đặc hiệu với chủng GBS, có độ nhạy 50
bản sao/phản ứng, độ chính xác 99,94%, và hiệu quả khuếch đại EA% = 94,5%. Trong
số 30 mẫu thử nghiệm, 10 mẫu (tỷ lệ 33,3%) được phát hiện là có hiện diện của GBS
bằng real-time PCR, trong khi nuôi cấy truyền thống chỉ phát hiện 8 mẫu (tỷ lệ 26,7%)
có GBS. Như vậy, quy trình real-time PCR nhận diện GBS đã tối ưu cho kết quả nhận
diện tốt hơn và thời gian nhanh hơn so với phương pháp nuôi cấy truyền thống. Tuy
iv
nhiên, cần tiến hành thử nghiệm trên số lượng mẫu lớn hơn để ghi nhận số liệu chính
xác về khả năng nhận diện GBS bằng real-time PCR. Từ đó đưa kiến nghị sử dụng realtime PCR trong tầm soát GBS trên phụ nữ mang thai như một xét nghiệm thường quy.
v
SUMMARY
Neonatal sepsis (NS) is the third most common cause of infant mortality at 11 -
19% and affects approximately 3 million children worldwide. NS can lead to many
dangerous symptoms such as pneumonia, sepsis, meningitis, so children can die easily
or carry lifelong sequelae such as neurodevelopmental impairment, impaired mobility
due to of neonatal sepsis. Streptococcus agalactiae – Group B Streptococcus bacteria
(GBS) is the major contagious cause of early onset sepsis in newborns. Screening and
intrapartrum antibiotic prophylaxis for GBS in pregnant women could effectively reduce
the rate of NS.
Conventional method for GBS identification currently is culturing on the blood
plate medium. This method requires the complex selection medium, time consuming (36
– 72 h), labor intensive, and low sensitivity. Therefore, this study is aimed to optimize
parameters for a real-time PCR reaction, with primers and a probe designed to detect
GBS-specific cfb gene, able to detect GBS faster and more accurately than culture
method. The optimized experiments were carried out on the strain S. agalactiae ATCC
13813. The specificity of the optimized procedure was tested on DNA samples of
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Gardnerella vaginalis and Chlamydia
trachomatis. In addition, the optimized reaction was tested on 30 vaginal-rectal samples
from pregnant women between 35 – 37 weeks gestation.
As a result, the optimized procedure was specific to GBS with the sensitivity of 50
copies/reaction, the accuracy of 99.94%, and amplification efficiency (EA%) of 94.5%.
GBS was detected in ten samples among the 30 vaginal-rectal samples (rate 33.3%) by
the real-time PCR, while only eight samples (rate 26.7%) were found to be positive in
the conventional plate method. This indicates that the optimized procedure of real-time
PCR for GBS identification is more sensitive and faster than the conventional culture
vi
method. In order to be applied in diagnostic practice, the procedure needs to be tested
with a larger sample size.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
SUMMARY ....................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... xii
Chương 1. GIỚI THIỆU................................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn..................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu..............................................................................................4
Chương 2. CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................5
2.1. Tổng quan về nhiễm trùng huyết sơ sinh ..........................................................6
2.1.1. Định nghĩa bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh....................................................6
2.1.2. Các giai đoạn của nhiễm trùng sơ sinh............................................................6
2.1.3. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh...................................................7
2.1.4. Chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh ......................................................................8
2.1.5. Điều trị nhiễm trùng sơ sinh..........................................................................10
2.2. Tổng quan về vi khuẩn GBS.............................................................................11
2.2.1. Đặc điểm sinh học .........................................................................................11
2.2.2. Các bệnh gây ra bởi GBS..............................................................................14
2.2.3. Phòng ngừa và điều trị các bệnh do GBS......................................................17
2.3. Phương pháp lấy mẫu lâm sàng để sàng lọc GBS ở phụ nữ thai sản ...........17