Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng đổi mới mùa vụ chuyển vụ mía thu cho vung khô hạn miền trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé KHOA HỌC Vµ C¤NG NGHÖ Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc n«ng nGhiÖp I - hµ néi
=== D = F * G = E ===
B¸O C¸O CHUY£N §Ò
nghiªn cøu x©y dùng quy tr×nh kü thuËt
trång ®æi míi mïa vô, chuyÓn vô mÝa thu
cho vïng kh« h¹n miÒn trung
thuéc ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc
”NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P KHOA HäC C¤NG NGHÖ NH»M PH¸T TRIÓN
S¶N XUÊT MÝA NGUY£N LIÖU §¹T N¡NG SUÊT CAO CHÊT L−îng tèt, phôc vô
®æi míi c¬ cÊu mïa vô vµ cung cÊp æn ®Þnh mÝa nguyªn liÖu
cho c¸c nhµ m¸y ®−êng t¹i vïng kh« h¹n miÒn trung”
Mã số: ĐTĐL – 2004/05
Người thực hiện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn
2. TS. Vũ Đình Chính
3. ThS Nguyễn Mai Thơm
6619-3
26/10/2007
Hà Nội – 12/2006
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mía là cây có thời gian sinh trưởng dài, từ trồng đến thu hoạch cần từ 12-14
tháng. Trong quá trình đó, cây mía cần có điều kiện nhiệt độ cao mưa nhiều, ánh
sáng có cường độ mạnh và ngày dài vào thời gian sinh trưởng đầu từ khi đẻ nhánh
đến vươn cao, để ruộng mía có nhiều cây (8 – 9 vạn cây/ha), cá thể cây mía to cao
(1-2kg/1 cây thu hoạch), để có năng suất cây cao ( > 100 tấn mía cây/ha); Ngược
lại vào thời gian sinh trưởng cuối, cây mía yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm thấp, thời tiết
khô hanh, ánh sáng đầy đủ để tích lũy đường nhiều, cho tỉ lệ đường cao trong cây
mía (nhiệt độ ban ngày 250
-270
C, ban đêm 100
C – 120
C và ẩm độ đất ≤ 60%),
thuận lợi cho mía chín tốt cũng như thu hoạch, vận chuyển mía…
Trên thực tế cho thấy, vụ mía Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam
như Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, … điều kiện thời tiết khí hậu là tương
đối phù hợp và thuận lợi cho cây mía sinh trưởng, phát triển; do có mùa hè dài
có nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều và mùa đông có gió mùa đông bắc khô lạnh,
đặc biệt có biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao. Vì vậy, vụ mía Đông
Xuân đã trở thành vụ mía chính để trồng mía nguyên liệu phục vụ cho công
nghệ chế biến đường, cho các nhà máy.
Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung. Do điều kiện khí hậu ở đây chịu ảnh
hưởng của gió Lào nắng nóng và gây hạn kéo dài nhiều ngày từ tháng 4, 5 đến
tháng 6, 7 trong năm và mùa mưa lại đến chậm thường từ nửa cuối tháng 8 và
kéo dài đến tháng 8, 9, 10 có nơi như Quảng Bình, Quảng Trị mưa kéo dài đến
tháng 11, đầu tháng 12, nên đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ
đường trong mía. Đặc biệt vùng mía nguyên liệu ở đây chủ yếu được trồng trên
các loại đất đồi khô hạn, nghèo dinh dưỡng, không có nguồn nước tưới, nước
ngầm không có và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, dẫn đến năng suất mía
thấp, không vượt quá 40 tấn mía cây/ha (tính theo mức bình quân) và chữ đường
CCS < 10 và sản xuất mía đường, từ người nông dân trồng mía đến nhà máy chế
biến đường đều kém hiệu quả.
Do đó, nghiên cứu các điều kiện khí hậu về nhiệt, ẩm độ, chế độ ánh sáng,
chế độ mưa…cụ thể của vùng khô hạn miền Trung. Trên cơ sở đó chuyển một tỉ
lệ diện tích mía từ trồng mía vụ Đông Xuân truyền thống sang trồng mía vụ thu;
Trên cơ sở đó cho năng suất, phẩm chất mía cao hơn, làm tăng thu nhập cho
2
người nông đân và sản lượng mía nguyên liệu cho nhà máy là chắc chắn đem lại
hiệu quả. Với mức đầu tư phân bón, cũng như các biện pháp kỹ thuật như sản
xuất đại trà của vụ Đông Xuân, chuyển trồng mía vụ thu đã cho năng suất tăng
từ 25-30%, cá biệt có thể tăng tới 50% và chữ đường CCS tăng từ 1-2%.
Để trồng vụ mía thu được chủ động, chúng ta cần phải chú ý các điều kiện
sau: (Khác với vụ mía Đông Xuân).
- Do vụ mía thu trồng vào các tháng 7, 8, 9 nên phải có ruộng nhân giống
vào vụ xuân hay cuối vụ thu năm trước để cây mía có từ 6 đến 10 tháng tuổi,
trên cây có 9-10 lóng, đem chặt toàn bộ cây thành hom trồng (hom bánh tẻ), như
vậy nhất thiết phải có khu ruộng nhân giống ổn định, để phục vụ giống cho vụ
mía thu, theo một tỉ lệ diện tích 1 ha giống trồng cho 9 – 10 ha mía thu.
- Phải chọn các giống mía có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, chịu hạn;
Song lại cho năng suất mía và tỷ lệ đường cao, để có thể thu hoạch sớm vừa có tác
dụng rải vụ mía và nâng cao sản lượng đường trong thời gian đầu vụ thu hoạch.
- Để tranh thủ thời gian trồng mía được sớm, khẩn trương, tạo điều kiện
cho mía thu khi gặp mưa lớn không bị chết mầm; Chúng ta có thể áp dụng
phương pháp “Ươm hom mía một mầm trong bầu nilông”, trước thời vụ trồng
mía thu từ 25-30 ngày, đảm bảo cho mía có tỉ lệ sống cao, cũng như tiết kiệm
được giống trồng (từ 8-10 tấn/ha, giảm mía xuống chỉ còn 3 tấn mía/ha), tiết
kiệm được 5-7 tấn giống/ha, tương đương với 2-3,5 triệu đồng/ha.
Do đó căn cứ vào điều kiện khí hậu về nhiệt, ẩm độ, ánh sáng, chế độ mưa
cụ thể của vùng khô hạn miền Trung, chuyển một tỉ lệ diện tích từ mía vụ đông
xuân sang trồng mía vụ thu là hết sức cần thiết, vừa có tác dụng rải vụ mía thu
có thời gian sinh trưởng dài nên chín sớm và năng suất cao hơn, đặc biệt là hạn
chế một số diện tích vụ Đông Xuân do thiếu nhân lực phải trồng muộn (sau
10/3), gặp gió Lào nắng nóng mà sinh trưởng và năng suất thấp.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ Thu dưới ảnh hưởng của phương
thức trồng khác nhau. Trên cơ sở đó đề xuất quy trình kỹ thuật trồng mía vụ Thu
cho vùng mía khô hạn miền Trung.