Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu quy trình chiết tách các steviol glycosides từ lá cây cỏ ngọt Stevia rebauduana Bertoni / Nguyễn Minh Hoàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH CÁC
STEVIOL GLYCOSIDE TỪ LÁ CÂY CỎ NGỌT
STEVIA REBAUDIANA BERTONI
MÃ SỐ: T2012.19.148
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. NGUYỄN MINH HOÀNG
TP. HCM, Tháng 03/2015
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:
1. ThS. Nguyễn Minh Hoàng (chủ nhiệm đề tài).
2. SV Nguyễn Thị Hoài Thanh.
3. SV Mai Yến Nhi.
Đơn vị phối hợp chính:
1. Phòng thí nghiệm Phân tích Trung tâm, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình chiết tách các steviol glycoside từ lá cây cỏ ngọt Stevia
rebaudiana Bertoni.
Tiếng Anh: “Method of isolation steviol glycosides from leaves of Stevia rebaudiana
Bertoni”.
Mã số: T2012.19.148
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Minh Hoàng.
Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Mở TP. HCM
Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2013 đến tháng 07/2014 (Quyết định số 1111/QĐĐHM, ngày 27/12/2012 cho phép thực hiện trong 15 tháng)
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu qui trình chiết tách các steviol glycoside trích ly từ lá cỏ ngọt nhằm ứng
dụng trong giảng dạy môn Thực hành chiết xuất dƣợc liệu.
3. Các điểm mới của đề tài:
Sử dụng phƣơng pháp chiết Soxhlet với hệ dung môi ethanol 80%. Dung môi đƣợc xem
là ít gây độc cho ngƣời nghiên cứu và rẻ tiền.
Các tác giả Nguyễn Văn Tài (2014), Abou-Arab (2010) sử dụng các loại nhựa hấp phụ
Diaion HP-20, Amberlite IR-4B… với giá thành cao để tách các tạp chất màu; nên
không có hiệu quả kinh tế. Thay thế nhựa hấp phụ, chúng tôi thực hiện các bƣớc sau:
+ Loại béo, nhựa, chlorophyl bằng ethyl acetate.
+ Chiết lỏng –lỏng nhóm steviol glycoside từ dịch nƣớc bằng n-butanol.
+ Tách và tinh chế các steviol glycoside bằng sắc ký cột với silica gel 60 (chất hấp
thu khá rẻ tiền, đƣợc dùng phổ biến hiện nay)
4. Các kết quả chính:
Kết quả khảo sát quá trình trích ly cho thấy phƣơng pháp chiết Soxhlet với dung môi
ethanol 80% trong 15 giờ cho hàm lƣợng cao chiết tối ƣu là 2,6 % với tỉ lệ bột
lá/ethanol (1:10).
Kết quả khảo sát sắc ký bản mỏng cho thấy hệ Chloroform – Methanol – H2O : 30 - 20
- 4) có khả năng tách đƣợc các steviol glycoside, và cho vết rõ ràng khi hiện hình với
bằng H2SO4 10 % trong ethanol.
Kết quả sắc ký cột và nhận danh bằng phổ NMR cho thấy hợp chất cô lập đƣợc là
stevioside.
5. Sản phẩm:
quy trình chiết tách và cô lập stevioside.
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Hiệu quả: Stevioside là chất ngọt từ tự nhiên đã đƣợc sử dụng làm phụ gia thực phẩm bởi
nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Hiện nay trên thị trƣờng
chỉ có sản phẩm stevioside nhập khẩu nên chất ngọt này không phổ biến và có giá
thành cao.
Cỏ ngọt là cây bán nhiệt đới nên thích hợp với điều kiện khí hậu ở nƣớc ta. Vì vậy, việc
nghiên cứu quy trình chiết xuất stevioside mang lại lợi ích về mặt kinh tế, làm giảm giá
thành sản phẩm. Nếu chất ngọt stevioside đƣợc đƣa vào sản xuất đại trà sẽ đáp ứng
đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là
ngƣời bị bệnh tiểu đƣờng.
Phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu & khả năng áp dụng: có thể chuyển giao quy
trình chiết tách cho:
- khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Mở TP. HCM.
- các địa phƣơng có trồng cây cỏ ngọt.
7. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (< 500 từ)
Với tình hình ngày càng gia tăng tỷ lệ béo phì và bệnh tiểu đƣờng, đồng thời có những
quan ngại về đƣờng hoá học nhƣ aspartame, cyclamate, saccharin…, nhu cầu về loại đƣờng
không năng lƣợng trích ly từ thiên nhiên trở nên cấp thiết. Vì vậy, nhằm thay thế các đƣờng
tổng hợp hoá học, chúng tôi tiến hành chiết tách các diterpen glycoside từ lá cây cỏ ngọt
Stevia rebaudiana Bertoni.
Mục đích của báo cáo này là nghiên cứu qui trình chiết tách các steviol glycoside trích
ly từ lá cỏ ngọt khô nhằm ứng dụng trong giảng dạy môn Chiết xuất dƣợc liệu.
Chúng tôi đã tối ƣu hoá 3 giai đoạn chính nhằm ly trích nhƣ sau: (i) chiết các steviol
glycoside từ lá cây cỏ ngọt; (ii) tinh chế dịch chiết ban đầu; (iii) sắc ký cột.
i. Nhằm tìm ra phƣơng pháp nhanh và hiệu quả để tách stevioside, rebaudioside A,… từ
lá và so sánh hiệu suất của nhiều kỹ thuật chiết tách khác nhau, bột lá khô đƣợc chiết
bằng 2 phƣơng pháp: ngâm chiết ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, và chiết Soxhlet dùng
methanol, ethanol, hay nƣớc cũng nhƣ hỗn hợp dung môi với nƣớc. Phƣơng pháp
Soxhlet với hệ dung môi ethanol 80% cho kết quả tối ƣu.
ii. Tinh chế dịch chiết nƣớc khỏi tạp chất hữu cơ bao gồm sắc tố màu (chlorophylls,
xanthophylls), nhựa,… bằng cách kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ kết tủa tạp chất
bằng hydroxide nhƣ Ca(OH)2 và chiết phân đoạn các glycoside với ethyl acetate and
n-butanol.
iii. Phân đoạn chiết butanol đƣợc sắc ký cột với silica gel 60 (0,063 - 0,200 mm) bằng hệ
dung môi rửa giải chloroform - methanol với độ phân cực tăng dần bằng cách tăng tỷ
lệ methanol (từ 5, 10, 20 và 30%) cho ra stevioside.
8. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (tiếng Anh)
With the increased incidence of diabetes and obesity and also due to growing concern
over the safety of some chemical sweeteners such as aspartame, cyclamate, saccharin, etc., the
need for natural non-calorie sweeteners with acceptable taste and relatively safe is
demanding. Diterpene glycosides extracted from the leaves of Stevia rebaudiana Bertoni
plants are used in food and beverages as substitutes for synthetic sweeteners.
The purpose of this research is to study the process of extraction and isolation of
steviol glycosides from the dried Stevia rebaudiana Bertoni leaves for teaching subject
“Naturals Product Extraction”.
We have optimized 3 stages: (i) extraction of steviol glycosides from the leaves of Stevia
rebaudiana Bertoni; (ii) purification of the primary extract; and (iii) chromatographic column
separation.
i. To develop a rapid and effective methodology for the extraction of stevioside and
rebaudioside-A from S. rebaudiana leaves and to compare yields using different
extraction techniques, dried and powdered leaves were extracted by 2 method:
conventional maceration (at room temperature for 24 h), and Soxhlet extraction using
methanol, ethanol and water as single solvents as well as in binary mixtures. Soxhlet
method using ethanol 80% give optimum yield.
ii. Purification of the aqueous extracts from organic impurities consisting of pigments
(chlorophylls, xanthophylls), resins,… procedures combining several methods such as
precipitation of impurities by hydroxides Ca(OH)2 and fractional extraction of
glycosides with ethyl acetate and n-butanol.
iii. The butanol fraction was subjected to column chromatography over silica gel 60
(0,063 - 0,200 mm) by gradient elution with chloroform - methanol mixtures
containing increasing proportions of methanol (i.e. 5, 10, 20 and 30%) to give
stevioside.
Ngày 31 tháng 03 năm 2015 Ngày 30 tháng 03 năm 2015
Lãnh đạo đơn vị Chủ nhiệm đề tài
Ngày tháng năm 2015
Cơ quan quản lý xác nhận
KT. HIỆU TRƢỞNG
PHÓ HIỆU TRƢỞNG
MỤC LỤC
Danh mục bảng ........................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. i
Danh mục hình ........................................................................................................... ii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
I. CHẤT NGỌT THAY THẾ ĐƢỜNG ................................................................ 3
1. Chất ngọt nhân tạo ........................................................................................ 3
2. Chất ngọt tự nhiên.......................................................................................... 6
II. ĐẠI CƢƠNG CỎ NGỌT ................................................................................. 7
1. Nguồn gốc và phân loại ................................................................................. 7
2. Đặc điểm thực vật học ................................................................................... 7
3. Lịch sử phát triển ........................................................................................... 9
4. Các steviol glycoside trong cỏ ngọt............................................................. 10
III. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY....................................................... 14
1. Phƣơng pháp chiết xuất ............................................................................... 14
2. Phƣơng pháp cô lập và tinh chế................................................................... 16
3. Phƣơng pháp kiểm tra độ tinh khiết............................................................. 18
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20
I. ĐỐI TƢỢNG THÍ NGHIỆM ........................................................................... 20
II. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT........................................................ 20
1. Dụng cụ ....................................................................................................... 20
2.Thiết bị phân tích ......................................................................................... 21
3. Hóa chất ....................................................................................................... 21
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 23
1. Khảo sát hệ dung môi và phƣơng pháp ly trích .......................................... 23
2. Quy trình chiết chung ................................................................................. 23