Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu nội dung huấn luyện sức mạnh bền cho vận động viên tán thủ nữ lứa tuổi 15 16 trường phổ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Thực tiễn huấn luyện và phát triển môn Wushu ở trường phổ thông năng
khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên, cũng như tại các Trung tâm đào tạo VĐV trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong công tác huấn luyện VĐV Tán thủ,
các nhà chuyên môn, các HLV chưa xây dựng được nội dung huấn luyện, đặc
biệt là hệ thống bài tập chuyên môn có đầy đủ cơ sở khoa học nhằm huấn luyện
và phát triển tố chất sức mạnh bền cho các VĐV… Việc huấn luyện, kiểm tra -
đánh giá thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức mạnh bền của các VĐV Tán thủ
trong công tác huấn luyện tại trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Thái
Nguyên chỉ chủ yếu thông qua kết quả các giải thi đấu, hoặc đánh giá dựa theo
kinh nghiệm của các HLV, chứ chưa xây dựng được nội dung, phương tiện
huấn luyện, đánh giá đủ cơ sở khoa học, đặc biệt là đánh giá về mặt thể lực,
nền tảng của rèn luyện kỹ, chiến thuật và ý chí. Mặt khác thực tế hiện nay, hệ
thống lý luận và thực hành của việc đào tạo các VĐV Wushu trẻ trong các tài
liệu khoa học, thì vấn đề xây dựng nội dung huấn luyện sức mạnh bền cho
VĐV Wushu còn thực sự chưa đầy đủ về cơ sở lý luận khoa học cũng như cơ
sở thực tiễn cần thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nội dung huấn luyện sức mạnh bền cho vận động viên Tán
thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh
Thái Nguyên”.
Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm phát
triển tố chất thể lực chuyên môn và khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng chuyên môn
cho tố chất thể lực chuyên môn của vận động viên Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16
ở Việt Nam, luận án tiến hành xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ
thể lực chuyên môn, lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho vận động viên Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 Việt Nam giai đoạn
huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
quá trình huấn luyện.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức
mạnh bền cho vận động viên Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông
năng khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sức mạnh bền của vận động viên Tán thủ
nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu 3: Lựa chọn và ứng dụng các nội dung huấn luyện phát triển sức
mạnh bền cho vận động viên Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông
năng khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên.
2
Giả thuyết khoa học của luận án:
Hiện nay, sức mạnh bền của vận động viên Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 tại
trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do
nội dung huấn luyện và các bài tập chuyên môn còn thiếu phong phú, đa dạng
và chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả huấn luyện VĐV chưa cao. Nếu kết quả
nghiên cứu của luận án được áp dụng một cách phù hợp, sẽ có tác động tích
cực đến việc phát triển tố chất sức mạnh bền, góp phần nâng cao thành tích thi
đấu của vận động viên Tán thủ nữ trẻ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng
khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Quá trình nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 11 test sư phạm và
15 chỉ số động lực học của 03 kỹ thuật (đá đảo sơn trái tại chỗ 20 lần, đá đảo
sơn phải tại chỗ 20 lần, di chuyển đấm thẳng vào đích 20 lần) nhằm đánh giá
sức mạnh bền cho VĐV Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng
khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, cùng
với 07 chỉ số, test thuộc nhóm tâm - sinh lý bao gồm: nhóm test sư phạm (11
test), nhóm chỉ số động lực học (15 chỉ số của 03 kỹ thuật), nhóm test tâm lý, y
sinh học (07 test). Căn cứ vào quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm, luận án
đã lập được 04 bảng phân loại, 04 bảng điểm tổng hợp cho từng test, từng chỉ
số động lực học và 01 bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp của các test đánh giá
sức mạnh bền cho VĐV Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng
khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu.
2. Đánh giá được thực trạng huấn luyện thể lực chuyên môn cũng như
sức mạnh bền cho VĐV Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng
khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn chuyên môn hóa sâu hiện chưa được
quan tâm một cách đúng mức. Nội dung huấn luyện sức mạnh bền và các bài
tập huấn luyện phát triển sức mạnh bền còn ít được các HLV quan tâm sử dụng
trong huấn luyện. Thực trạng đó đã dẫn đến sức mạnh bền của các VĐV không
đồng đều và chưa cao (tỷ lệ số VĐV có kết quả xếp loại sức mạnh bền đạt từ
trung bình trở xuống còn cao, chiếm tỷ lệ từ 80.00% đến 85.00%), thực trạng
đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và thành tích thi đấu của VĐV.
3. Quá trình nghiên cứu của luận án đã xây dựng được nội dung huấn
luyện sức mạnh bền trong chương trình kế hoạch huấn luyện năm, trên cơ sở
đó lựa chọn được 94 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 04 nhóm bài tập nhằm
huấn luyện phát triển sức mạnh bền cho VĐV Tán thủ nữ lứa tuổi 15 - 16
trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn chuyên môn
hóa sâu, bao gồm: nhóm 1 - nhóm bài tập phát triển sức mạnh bền chung (35
bài tập); nhóm 2 - nhóm bài tập phát triển sức mạnh bền chuyên môn (35 bài
tập); nhóm 3 - nhóm bài tập phản xạ (08 bài tập); nhóm 4 - nhóm bài tập thi đấu
3
(16 bài tập). Qua thời gian thực nghiệm sư phạm 12 tháng đã xác định rõ được
hiệu quả của nội dung huấn luyện cùng hệ thống 94 bài tập đã lựa chọn và ứng
dụng trong huấn luyện để phát triển sức mạnh bền cho VĐV Tán thủ nữ lứa
tuổi 15 - 16 trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
chuyên môn hóa sâu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test với ttính >
tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05 và xếp loại tổng hợp đánh giá sức mạnh bền
cho đối tượng nghiên cứu
2
tính >
2
bảng với P < 0.05 cũng như khác biệt về các
chỉ số y sinh và tâm lý.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 151 trang A4 bao gồm: Phần mở đầu (4
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (45 trang); Chương 2: Đối
tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (20 trang); Chương 3: Kết quả
nghiên cứu và bàn luận (79 trang); phần kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong
luận án có 51 biểu bảng và 04 biểu đồ minh họa. Ngoài ra, luận án đã sử dụng
102 tài liệu tham khảo, trong đó có 77 tài liệu bằng tiếng Việt, 06 tài liệu bằng
tiếng Anh, 19 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu thế phát triển môn Tán thủ và đặc điểm tập luyện, thi đấu của vận
động viên Tán thủ.
Xu hướng huấn luyện hiện đại được thể hiện cụ thể ở các yếu tố về kỹ
thuật, chiến thuật và thể lực: 1) Về kỹ thuật: Do Luật quốc tế quy định cho
điểm cao cho các đòn đánh ngã, nên các VĐV thường sử dụng kỹ thuật quật
ngã trong tập luyện và thi đấu Tán thủ… 2) Về chiến thuật: Thể hiện sự tập
trung cho từng trận đấu nhiều hơn cho tất cả cuộc đấu. Sử dụng kỹ thuật cá
nhân áp đảo đưa đối phương vào thế bị động và giành lợi thế ở từng hiệp đấu.
3) Về thể lực: Chủ yếu huấn luyện theo hướng sức mạnh bền và sức mạnh tốc
độ để phù hợp với luật Tán thủ hiện hành là thời gian thi đấu kéo dài.
Tán thủ có hệ thống kỹ thuật phong phú, chiến thuật rất đa dạng, các đấu
thủ phải có tốc độ cần thiết để tạo nên yếu tố bất ngờ cho đối phương, có sức
mạnh tốt để khắc phục trọng lượng và sự kháng cự lại của đối phương; trong
hoạt động tập luyện và thi đấu VĐV Tán thủ còn chịu sự tác động tâm lý từ
nhiều phía (tác động của đối phương, HLV, trọng tài, khán giả…).
1.2. Cơ sở lý luận về huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh bền cho vận
động viên Tán thủ.
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan.
Luận án đề cập đến các khái niệm sau: Nội dung huấn luyện sức mạnh
bền là tập hợp các phương pháp, phương tiện huấn luyện phát triển tố chất sức
4
mạnh bền cho VĐV, nó được quy định bởi chương trình, kế hoạch huấn luyện
trong từng giai đoạn huấn luyện; Tố chất sức mạnh bền của VĐV Tán thủ là
khả năng duy trì đòn thế trong thời gian kéo dài của hoạt động tập luyện và thi
đấu đối kháng ở môn thể thao đó. Trong các nội dung của môn Wushu nói
chung và trong nội dung Tán thủ nói riêng, sức mạnh bền là yếu tố không thể
thiếu được trong huấn luyện. Hiệu quả huấn luyện thường được kiểm soát bằng
trọng lượng, số lần lặp lại, số tổ luyện tập và nhịp độ bài tập.
1.2.2. Tổng quan về huấn luyện sức mạnh bền cho vận động viên Tán
thủ lứa tuổi 15 - 16.
Phát triển sức mạnh bền lấy huấn luyện mang tính động lực làm chính,
đồng thời cần tiến hành tập luyện tĩnh lực với một số lượng nhất định. Năng
lực sức mạnh bền là một trong những tố chất sức mạnh chuyên môn quan
trọng, mang tính đặc thù của VĐV Tán thủ. Phương pháp chủ yếu để rèn luyện
tố chất sức mạnh bền của VĐV Tán thủ trẻ là: phương pháp thực hiện lặp lại
bài tập sức mạnh với trọng lượng nhỏ và trung bình; phương pháp bài tập được
thực hiện với chế độ co cơ hỗn hợp. Sử dụng tổng hợp phương pháp gắng sức
cực hạn và phương pháp lặp lại với trọng lượng vừa và nhỏ là các phương pháp
có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển sức mạnh bền cho VĐV
Tán thủ. Một trong những phương pháp cơ bản để phát triển tố chất sức mạnh
bền là phương pháp gắng sức tối đa (trọng lượng tối đa và tốc độ tối đa) và
phương pháp lặp lại tối đa, nhằm làm tăng hoạt tính ATP- aza của myozin và
tăng tổ hợp protit co cơ. Đặc điểm sinh hoá nổi bật của môn Tán thủ là năng
lực dự trữ photphagen lớn, khai thác tối đa năng lượng creatinphotphat, CP cạn
kiệt sau vận động, lượng AL trong máu thấp. Các nguyên tắc huấn luyện sức
mạnh bền cho VĐV Tán thủ gồm: nguyên tắc vượt phụ tải, nguyên tắc tăng
dần lực cản, nguyên tắc tính hệ thống, nguyên tắc tính chuyên môn.
Phương pháp huấn luyện sức mạnh bền: Sử dụng phương pháp tập luyện
lặp lại để phát triển sức mạnh bền bằng những biện pháp khác nhau, trong đó
tập luyện theo phương pháp nỗ lực lặp lại không sử dụng trọng lượng hay lực
đối kháng tối đa mà cần sử dụng số lần lặp lại tối ưu hoặc dưới cực đại. Để
thực hiện phương pháp nỗ lực lặp lại, trong thực tiễn huấn luyện, người ta sử
dụng phương pháp huấn luyện đồng đều, lặp lại và phối hợp vòng tròn.
1.3. Bài tập huấn luyện phát triển sức mạnh bền trong môn Tán thủ.
Bài tập thể chất trong huấn luyện TLCM được chia ra làm 3 loại: bài tập
chuẩn bị chung; bài tập chuyên môn và bài tập thi đấu. Trong huấn luyện VĐV
Tán thủ phải kết hợp tốt giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn.
Mối quan hệ thống nhất giữa hai mặt này thể hiện ở nội dung huấn luyện chung
phải xuất phát từ huấn luyện chuyên môn và ngược lại nội dung huấn luyện
chuyên môn phải dựa trên các tiền đề là huấn luyện chung. Bài tập thể lực môn