Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu nguồn lợi cá dìa (siganidae) tại vùng biển cù lao chàm thành phố hội an – tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA SINH
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Nghiên cứu nguồn lợ D S n ) tại vùng biển
Cù Lao Chàm thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam
Sinh viên thực hiện : Ngô Đức Thặng
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : Nguyễn Thị Tường Vi
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh chóng và trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng sản phẩm thủy sản không ngừng gia tăng,
đặc biệt là sản lượng khai thác: năm 2000, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1660,9
nghìn tấn trong đó khai thác biển đạt 1419,6 nghìn tấn. Đến năm 2009 sản lượng
khai thác thủy sản đã đạt 2280,5 nghìn tấn trong đó khai thác biển đạt 2091,7 nghìn
tấn (Niên giám thống kê tóm tắt 2010) [14]. Việc gia tăng cường lực khai thác
cùng với sự cải tiến kĩ thuật, phương tiện khai thác ngày càng hiện đại, hiệu quả
đánh bắt cao hơn đã làm nguồn lợi hải sản giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là ở
vùng ven bở [11].
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền trung, có nhiều tiềm năng, lợi thế
để phát triển kinh tế thủy sản, trong đó Cù Lao Chàm là một xã đảo thuộc tỉnh
Quảng Nam có điều kiện rất tốt để phát triển nền kinh tế thủy sản. Cù Lao Chàm
là một cụm gồm 8 đảo lớn nhỏ nằm về phía đông cách phố cổ Hội An khoảng 18
km, từ lâu được xem là một trong những khu vực quan trọng trong việc cung cấp
chính các nguồn lợi thủy hải sản cho khu vực. Sự hiện diện của các hệ sinh thái
quan trọng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển, vùng triều, bờ đá và sinh cảnh đáy mềm
góp phần làm cho KBTB Cù Lao Chàm có tính đa dạng sinh học cao và là ngư
trường quan trọng đối với hoạt động nghề cá của cộng đồng [5].
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của du lịch và việc xây dựng các
công trình xung quanh đảo cũng làm ảnh hưởng đến rạn san hô xung quanh đảo, từ
đó làm ảnh hưởng đến các quần thể cá Dìa. Theo Võ Sĩ Tuấn và cộng sự (2005),
những năm gần đây không chỉ san hô mà các sinh vật sống trong rạn cũng giảm sút
số lượng nhanh chóng [15]
Cá dìa là một loài có giá trị kinh tế tương đối cao, được sử dụng để chế biến
nhiều món ăn hấp dẫn, đem lại nguồn thu nhập quan trọng của ngư dân nơi đây.
3
Chính vì thế việc bảo vệ và duy trì phát triển nguồn lợi cá dìa (Siganidae) trở thành
một vấn đề cấp thiết.
Vì vậy, trước thực trạng trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nguồn lợi c
D ig nid e) tại vùng biển Cù Lao Chàm thành phố Hội An – Tỉnh Quảng
Nam”
2. Mục t êu đề tài
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm cung cấp dữ liệu về nguồn lợi cá Dìa tại
vùng biển Cù Lao Chàm thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam. Từ đó làm cơ sở
cho cơ quan quản lí có kế hoạch bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi cá Dìa tại
vùng biển Cù Lao Chàm.
3. Ý n hĩ kho học củ đề tài
Bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa giúp cho cơ quan quản lí có kế hoạch bảo
vệ và khai thác bền vững nguồn lợi cá Dìa tại vùng biển Cù Lao Chàm, đồng thời
cung cấp tư liệu cho những nghiên cứu tiếp theo.