Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu nguồn lợi cá dìa họ siganidae tại vùng ven bờ đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA SINH
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Nghiên cứu nguồn lợi cá Dìa họ Siganidae tại vùng ven
bờ à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Thủy
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trƣờng
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Thị Tƣờng VI
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hiện diện của các quần cƣ quan trọng đặc trƣng cho vùng ven bờ nhiệt đới
và cận nhiệt đới nhƣ rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển… đóng vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì các quá trình sinh lý, sinh thái trong môi trƣờng biển,
cung cấp thực phẩm, nơi dự trữ đa dạng sinh học và nguồn gen, nơi ƣơng nuôi của
nhiều đối tƣợng sinh vật và bảo vệ vùng bờ. Mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 0,1
% diện tích trái đất nhƣng hàng năm các rạn san hô đã góp 10 % tổng sản lƣợng
nghề cá trên toàn thế giới (Smith, 1978). Hiện nay, các hệ sinh thái biển này đã và
đang đƣợc khai thác và sử dụng với nhiều hình thức khác nhau. Trƣớc áp lực khai
thác ngày càng gia tăng, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển đang bị suy
giảm nghiêm trọng.
Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới và đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với bờ biển
dài 3.260 km. Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản rất phong phú, trong đó cá
là thành phần chủ yếu. Vì vậy từ trƣớc đến nay nguồn lợi cá ven bờ đóng vai trò
quan trọng đối với đời sống của các ngƣ dân vùng ven biển. Những năm gần đây,
do sự gia tăng cƣờng lực khai thác, đặc biệt là vùng nƣớc ven bờ, nguồn lợi hải sản
ở biển Việt Nam đã và đang bị suy giảm đáng kể, cả về năng suất khai thác và chất
lƣợng nguồn lợi.
Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển khoảng 89 km, diện tích ngƣ trƣờng
khoảng 15.000km2
, có vùng lãnh hải trải 125 km tạo thành vành đai nƣớc nông rộng
lớn. Vì vậy, Đà Nẵng nằm trong ngƣ trƣờng trọng điểm của miền Trung, với trữ
lƣợng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, trong đó hải sản có giá trị kinh tế
cao là 110 loài. Mặc dù vùng nƣớc ven bờ Đà Nẵng có sự hiện diện của các hệ sinh
thái quan trọng đặc trƣng cho vùng biển ven bờ nhiệt đới nhƣ rạn san hô,…nhƣng
hầu nhƣ đều bị suy giảm do tình trạng khai thác hủy diệt, ô nhiễm môi trƣờng và sự
3
thiếu hiểu biết của ngƣ dân về các kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ và khai
thác bền vững. Hậu quả là trong những năm gần đây nhiều loại hải sản nhƣ cá dìa,
cá mú… có giá trị kinh tế vốn là đối tƣợng khai thác truyền thống, là nguồn thực
phẩm quý giá đã bị tổn thƣơng và suy giảm nghiêm trọng.
Để có các cơ sở khoa học cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền
vững nguồn lợi nhƣng vẫn đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân đồng thời đánh giá lại
hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ Đà Nẵng cần có những nghiên cứu
với nguồn tƣ liệu mang tính cập nhật và khoa học cao cho việc quy hoạch và sử
dụng hợp lý tài nguyên vùng ven bờ theo định hƣớng lâu dài.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
nguồn lợi cá Dìa họ Siganidae tại vùng ven bờ Đà Nẵng”. Đề tài sẽ cung cấp thông
tin cơ bản về hiện trạng khai thác nguồn lợi cá vùng ven bờ Đà Nẵng thông qua kết
quả điều tra, tham vấn cộng đồng tại các phƣờng khai thác thủy sản ven bờ trọng
điểm của Thành phố Đà Nẵng. Đây sẽ là cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý
nguồn lợi trên địa bàn và là nguồn tƣ liệu cho các nghiên cứu về nguồn lợi cá Dìa
sau này. Từ đó, đề xuất những ý kiến về định hƣớng khai thác, quản lý và bảo vệ
nguồn lợi cá Dìa ở khu vực này.
2. Mục tiêu đề tài
Hiểu biết về nguồn lợi cá dìa vùng ven bờ Đà Nẵng, làm cơ sở khoa học cho
các cơ quan quản lý nghề cá, định hƣớng khai thác, sắp xếp lại cơ cấu nghề khai
thác phù hợp vì mục tiêu quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi cá dìa tại địa
phƣơng. Từ đó, đề xuất những ý kiến về định hƣớng khai thác hợp lý và quản lý
nguồn lợi cá dìa tại vùng ven bờ Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thông tin cơ bản về hiện trạng khai thác nguồn lợi cá dìa vùng ven
bờ Đà Nẵng, là cơ sở khoa học cần thiết phục vụ cho các cơ quan quản lý nguồn lợi
trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, đề tài còn là nguồn tƣ liệu cho các nghiên cứu
về nguồn lợi cá dìa sau này và đóng góp một số biện pháp, ý kiến cụ thể về định
hƣớng khai thác và quản lý hợp lý nguồn lợi cá dìa vùng ven bờ Đà Nẵng.
4
C ƢƠN 1. TỔN QUAN T L ỆU
1.1. TỔN QUAN VỀ TÌN ÌN N ÊN CỨU N UỒN LỢ CÁ
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, con ngƣời cũng đã phân biệt và
đặt tên cho các loài cá có giá trị mà mình tìm thấy trong tự nhiên. Nhìn chung tình
hình nghiên cứu và phân loại nguồn lợi cá trên thế giới rất phát triển.
Ngƣời đầu tiên đã có công trình nghiên cứu về cá đƣợc công bố là Aistote
(384 - 332 TCN), ông đã giới thiệu đƣợc 115 loài cá thông qua cuốn sách “Lịch sử
động vật” của mình [1], đánh dấu bƣớc ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu cá.
Tuy nhiên trong thời gian sau đó rất ít công trình nghiên cứu về cá đƣợc công
bố mãi cho đến nửa sau thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học
tự nhiên khác, các công trình nghiên cứu về cá mới có những bƣớc phát triển đáng
kể.
Vào thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu ngƣ học bắt đầu đƣợc tích luỹ các dẫn liệu
về phân loại học, địa lý, phân bố về khu hệ cá ở các vùng khác nhau và rất nhiều
công trình nghiên cứu về cá có giá trị đã đƣợc ra đời đánh dấu bƣớc ngoặc lớn trong
sự phát triển và nghiên cứu về nguồn lợi cá trên thế giới. Công trình nghiên cứu có
giá trị đầu tiên phải kể đến đó là công trình nghiên cứu về thành phần loài cá của hai
nhà khoa học Thuỷ Điển là P.Artedi (1705-1754) và C.Linnaueus (1707-1778) với
những cuốn sách nổi tiếng về phân loại cá. Ngoài ra trong giai đoạn này cũng có
những công trình nghiên cứu về vấn đề này nổi bật của một số tác giả khác nhƣ
P.Bleeker (1817-1874) ngƣời Hà Lan với cuốn sách “Atlasichtyologiques Indes
Orientales Neerlandaises”(Sƣu tập nghiên cứu cá ở phía đông Hà Lan) gồm 9 tập ,
G.Cuvier và A.Valenciennes với cuốn sách “Lịch sử tự nhiên về cá” [1]. Và trong
giai đoạn này có rất nhiều tập sách về phân loại, sinh lý và sinh thái của các nhà
khoa học đến nay vẫn còn rất giá trị.
5
Trong những năm 1970, một nghiên cứu của FAO biên soạn bởi Gulland
ƣớc tính tiềm năng cá khai thác đƣợc của đại dƣơng là gần 100 triệu tấn. Tuy nhiên
thực tế khả năng khai thác sẽ không đạt mức tối ƣu chỉ đạt xấp xỉ 80 triệu tấn [27].
Năm 1971, các nghiên cứu về nguồn lợi cá đại dƣơng đã đƣợc biên soạn,
chỉnh sửa và đƣợc công bố trên cuốn sách Fishing News do J.A. Gulland. West
Byfleet thực hiện “ The fish resources of the ocean (1971)”. Các nghiên cứu thống
kê nguồn lợi cá phong phú, thành phần các loài là nguồn lợi và phân bố của chúng.
Các nghiên cứu là tài liệu cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
sau này [36].
Nghiên cứu của Edi Muljadi Amin, Duto Nugroho đã thực hiện các cuộc điều
tra nguồn lợi cá ở biển Banda từ 8/ 1984 and 2 – 3/ 1985. Nghiên cứu đã đƣợc tiến
hành với các cuộc điều tra âm thanh ở phía đông biển Banda và tây bắc biển
Arafura. Diện tích xấp xỉ 360 000 km 2
đã đƣợc khảo sát trong suốt quá trình gió
mùa đông nam và gió mùa tây bắc nhằm đánh giá về sự phân bố và sự phong phú
của các loài cá biển trong khu vực, mật độ trung bình của các loài cá biển ở phía
trên 100m dao động từ 5.38 (tấn/ngày) và 8,82 (tấn/đêm) mỗi hải lý trong tháng 8
và giữa 1.41 (tấn/ngày) và 2.46 (tấn/đêm) trong tháng 2. Tổng sinh khối cá, dựa trên
ghi âm của ánh sáng ban ngày ở phía trên 100m đối với khu vực đƣợc khảo sát, có
570 000 tấn trong tháng 8 và 150 000 cho tháng 2 [25].
Trên tờ Estuarine, Coastal and Shelf Science, 1983, nghiên cứu của Staffan
Thorman về: Nguồn thức ăn và môi trƣờng sống phân vùng giữa ba loài cá cửa sông
trên bờ biển phía tây Thụy Điển. Nghiên cứu thực hiện với 3 loài cá nhỏ
Pomatoschistus microps, Gasterosteus aculeatus (L.) và Pungitius pungitius (L.) ở
phía tây Thụy Điển (58 ° 22'N, 11 ° 29'E), khảo sát sự phân bố của chúng vào các
tháng Bảy, tháng Chín và giữa tháng Mƣời khi có sự biến động về dinh dƣỡng [39].
Năm 1989, H.KG Sirisena, Sena S. De Silva đã thực hiện công trình nghiên
cứu nguồn lợi cá ở Sri Lanka. Nghiên cứu này là kết quả của các cuộc điều tra thử
nghiệm với lƣới rê với kích thƣớc mắt lƣới khác nhau tại hồ chứa trong năm.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện để đánh giá tính khả thi của việc khai thác các nguồn tài