Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn về kiểu dáng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và phù hợp với người Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN-ĐO LƯỜNG-CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
HỘI TIÊU CHUẨN VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂU DÁNG MŨ BẢO HIỂM ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG VÀ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: HỒ TẤT THẮNG
7494
25/8/2009
HÀ NỘI – 2008
3
HỘI TIÊU CHUẨN VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
VINASTAS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
Hà nội, ngày tháng 3 năm 2009
BÁO CÁO KHOA HỌC
KIỂU DÁNG MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xe máy là một phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu của người
Việt Nam. Hàng năm, hàng triệu xe máy được sản xuất trong nước hoặc nhập
khẩu và cung ứng ra thị trường. Với dân số 86 triệu dân, 20 triệu mô tô, xe
máy các loại đang được sử dụng, lưu hành với gần 30 triệu mũ bảo hiểm đã
dẫn đến hình thành ở nước ta một ngành sản xuất kinh doanh mũ: 127 doanh
nghiệp sản xuất năm 2007; 82 doanh nghiệp sản xuất năm 2008, 67 doanh
nghiệp nhập khẩu, hàng trăm đại lý, hàng ngàn cửa hàng bán mũ bảo hiểm
trong cả nước.
Thời gian gần đây, tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông
đường bộ liên quan đến xe máy ngày càng gia tăng, gây thiệt hại to lớn về
người, tài sản của Nhà nước, của nhân dân, trở thành vấn đề được xã hội đặc
biệt quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết và hàng
triệu người khác bị thương hoặc tàn tật. Chấn thương vùng đầu và vùng cổ là
nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, thương tích trầm trọng và tàn tật. Ở Châu
Âu, chấn thương vùng đầu chiếm khoảng 75% số trường hợp tử vong của
điều khiển mô tô, xe máy trong khi tỷ lệ này ở Châu Á là 88%. Chi phí xã hội,
gia đình và cộng đồng cho những nạn nhân được cứu sống khi bị chấn thương
vùng đầu là rất lớn.
Ở nước ta, tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ
thời gian qua ngày một gia tăng cùng với sự gia tăng của phương tiện (đặc
biệt là môtô, xe máy) tham gia giao thông. Điều này đã dẫn đến những thiệt
hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, là vấn đề xã hội hết
sức bức xúc. Ngày 29/6/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 32/NQ-CP yêu
cầu các Bộ, Ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Nghị quyết 32 quy định “từ ngày
15 tháng 9 năm 2007, người đi môtô, xe máy trên các quốc lộ bắt buộc phải
đội mũ bảo hiểm. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 người đi mô tô, xe máy trên
tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm”.
4
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối
hợp với các Bộ, Ngành có liên quan đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chất lượng
mũ bảo hiểm tập trung vào các đối tượng là cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trong
nước, các cơ sở nhập khẩu và các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, hướng dẫn
các cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN5756:2001 và dán tem CS cho mũ bảo hiểm phù hợp tiêu chuẩn.
Việc công bố mũ bảo hiểm phù hợp tiêu chuẩn và dán tem CS mới chỉ
là cam kết của nhà sản xuất, nhập khẩu. Một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm
sau khi công bố phù hợp tiêu chuẩn đã không chú trọng các biện pháp đảm
bảo chất lượng trong quá trình sản xuất. Nhiều cơ sở sản xuất được kiểm tra
đã không xuất trình được phiếu kiểm tra chất lượng sau công bố. Khi giao
hàng, nhà sản xuất đã không quan tâm đến việc gửi hồ sơ chất lượng cho
người bán. Mũ bảo hiểm khi xuất xưởng do nhà sản xuất tự kiểm tra và dán
tem hợp chuẩn CS nên xuất hiện tình trạng có nhà sản xuất thiếu trách nhiệm,
chạy theo lợi nhuận đã dán tem CS lên cả lô mũ không đạt chất lượng, gây
khó khăn cho công tác quản lý và sự nhận biết của người tiêu dùng. Một số
nơi, mũ bảo hiểm nhập khẩu chỉ kiểm tra đại diện lô sau đó phát tem CS cho
nhà phân phối nên xuất hiện gian lận trong sử dụng tem CS.
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại tem CS giả làm cho người tiêu dùng rất
hoang mang.
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam- VINASTAS đã
hai lần khảo sát lấy mũ bảo hiểm trên thị trường đưa đi thử nghiệm theo
TCVN. Đợt 1 lấy 50 mũ thì 35/50 mấu không đạt tiêu chuẩn chiếm 70%. Đợt
2 lấy 47 mẫu thì 39/47 mẫu không đạt tiêu chuẩn chiếm 83%.
Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, ngày 28
tháng 4 năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn Kỹ
thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy QCVN2-
2008/BKHCN và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2008. Kể từ ngày này,
các mũ bảo hiểm chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng
nhận phù hợp quy chuẩn QCVN2-2008 do tổ chức chứng nhận được chỉ định
tiến hành và phải dán tem hợp quy CR.
Do bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, người tiêu
dùng đã đổ xô đi mua mũ bảo hiểm. Trên thị trường xuất hiện nhiều kiểu dáng
khác nhau và cũng xuất hiện khái niệm “Mũ bảo hiểm thời trang cách điệu”
làm cho người tiêu dùng không biết lựa chọn kiểu dáng mũ nào vừa đảm bảo
an toàn, đảm bảo chất lượng phù hợp quy chuẩn vừa phải đẹp, thẩm mỹ phù
5
hợp thị hiếu tiêu dùng. Điều này cũng gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản
lý, cho các tổ chức chứng nhận trong việc cho phép sản xuất, kinh doanh và
chứng nhận hợp quy các loại “mũ bảo hiểm thời trang cách điệu”. Từ thực tế
nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu luận cứ
khoa học và thực tiễn về kiểu dáng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và phù
hợp với người Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là tiến hành khảo sát, điều tra
thực trạng mũ bảo hiểm có các kiểu dáng khác nhau được sản xuất, nhập khẩu
và bán trên thị trường, điều tra xã hội học về thị hiếu tiêu dùng của người tiêu
dùng đối với mũ bảo hiểm, trên cơ sở đó đề xuất với Bộ Khoa học và Công
nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng các kiểu dáng mũ bảo
hiểm đảm bảo chất lượng và an toàn phù hợp QCVN, phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của người tiêu dùng được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và
sử dụng, kiến nghị các biện pháp quản lý chất lượng đồng thời cung cấp thông
tin cho người tiêu dùng nhằm hướng dẫn lựa chọn mũ bảo hiểm về kiểu dáng,
thẩm mỹ phù hợp thị hiếu và đảm bảo chất lượng theo QCVN2:2008
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nội dung chính sau
đây:
- Nghiên cứu luận cứ khoa học về chất lượng và kiểu dáng mũ bảo
hiểm.
- Điều tra khảo sát thực tiễn về chất lượng, kiểu dáng mũ bảo hiểm
được cung ứng ra thị trường; Điều tra xã hội học thực tiễn tiêu dùng và thị
hiếu tiêu dùng mũ bảo hiểm của người tiêu dùng.
- Nghiên cứu phân tích các luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất các
kiến nghị với cơ quan Nhà Nước về kiểu dáng mũ bảo hiểm đảm bảo chất
lượng và phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam; đưa ra các khuyến nghị cho
người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, phù hợp
Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 2: 2008/BKHCN và thị hiếu.
Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Thu thập thông tin về sản phẩm, chất lượng, kiểu dáng mũ bảo hiểm ở nước
ta và các nước khác thông qua các thông tin, tài liệu, số liệu, báo cáo làm cơ
sở xây dựng luận cứ khoa học về kiểu dang mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng,
phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
- Khảo sát, điều tra xã hội học: Điều tra khảo sát thực tiễn về chất lượng, kiểu
dáng mũ bảo hiểm được cung ứng ra thị trường; Điều tra xã hội học thực tiễn