Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Khu Hệ Chim Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Và Sử Dụng Bền Vững Tài Nguyên Chim Ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hang Kia Pà Cò Huyện Mai Châu Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
-------------------------
PHẠM ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
-----------------------------
PHẠM ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
TÀI LIỆU GỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
-------------------------
PHẠM ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Lê Đình Thủy
Hà Nội, 2010
Công trình được hoàn thànht tại:
Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Thủy
Người phản biện 1: .............................................................
Người phản biện 2: .............................................................
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn theo
Vào hồi 16 giờ 15 phút ngày 30 tháng 10 năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện trường đại học lâm nghiệp
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hang Kia - Pà Cò thuộc địa phận
hành chính của 5 xã: Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn, Bao La, Cun Pheo, thuộc
huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Khu BTTN có tổng diện tích 6.462 ha, là
vùng rừng thượng nguồn sông Mã và sông Đà, là vùng tiếp giáp của tỉnh Hòa
Bình với Sơn La và Thanh Hóa. Khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao,
nhiều thung lũng nhỏ bị chia cắt nên rừng trong Khu bảo tồn cũng bị chia cắt
thành nhiều mảnh, nhiều kiểu rừng, nhiều trạng thái khác nhau. Theo những
công trình đã công bố nghiên cứu bước đầu ở khu BTTN thì khu vực này rất
phong phú về tài nguyên rừng, kể cả động vật và thực vật, đặc biệt là sự có
mặt của các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Thông Pà Cò....
Cho tới nay, chỉ có rất ít tài liệu điều tra, đánh giá về tài nguyên sinh
vật của khu BTTN Hang Kia-Pà Cò. Các công trình nghiên cứu này phần lớn
mới dừng lại ở mức độ điều tra đánh giá sơ bộ nhằm phục vụ cho việc xây
dựng Luận chứng, chưa đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện
tài nguyên động vật trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà chưa có công trình
nào chuyên nghiên cứu về chim của khu vực, đặc biệt là đánh giá một cách
toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến thành phần loài và cấu trúc
của khu hệ chim ở khu BTTN Hang Kia - Pà Cò.
Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
quản lý bền vững tài nguyên động vật, trong đó có tài nguyên chim rừng của
khu vực, được sự phê duyệt của khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm
Nghiệp, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khu hệ chim, đề
xuất các biện pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên chim ở khu Bảo
tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình".