Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hoạt hóa than bùn- liên chiểu, đà nẵng bằng axit hcl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion cu2+ trong dung dịch nước.
PREMIUM
Số trang
57
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1774

Nghiên cứu hoạt hóa than bùn- liên chiểu, đà nẵng bằng axit hcl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion cu2+ trong dung dịch nước.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN MẠNH LỤC

SVTH: LÊ THỊ THÙY LINH

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu hoạt hóa than bùn- Liên Chiểu,Đà

Nẵng bằng axit HCl và ứng dụng làm vật liệu hấp

phụ ion Cu2+ trong dung dịch nước ”

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thùy Linh (16/05/1990)

Lớp : 08SHH

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Mạnh Lục

ĐÀ NẴNG, 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN MẠNH LỤC

SVTH: LÊ THỊ THÙY LINH

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – tự do- hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thùy Linh (16/05/1990)

Lớp : 08SHH

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu hoạt hóa than bùn bằng axit HCl và ứng dụng làm

vật liệu hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch nước”

2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị

 Nguyên liệu: Than bùn nguyên liệu

 Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh, máy khuấy từ, tủ sấy, cân phân tích, cối

chày,…

 Thiết bị: máy khuấy từ, máy đo pH, máy chụp ảnh SEM

3. Nội dung nghiên cứu

 Xử lý nguyên liệu than bùn.

 Tìm các điều kiện tối ưu cho quá trình hoạt hóa bằng tác nhân axit.

 Chụp ảnh SEM trước và sau khi hoạt hóa bằng axit HCl

 Xác định các đặc tính hóa lý của than bùn trước và sau hoạt hóa.

 Hấp phụ bể và hấp phụ cột đối với ion Cu2+ của than bùn sau hoạt

hóa:

 Khảo sát sựu ảnh hưởng củ thời gian đạt cân bằng hấp phụ

 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ

 Tải trọng hấp phụ cực đại

4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Mạnh Lục

5. Ngày giao đề tài: 15/07/2011

6. Ngày hoàn thành: 10/03/2012

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN MẠNH LỤC

SVTH: LÊ THỊ THÙY LINH

3

PGS.TS. Lê Tự Hải TS. Trần Mạnh Lục

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 25 tháng 05 năm 2012

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày …..Tháng……năm 2012

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN MẠNH LỤC

SVTH: LÊ THỊ THÙY LINH

4

MỞ ĐẦU

Từ các kết quả khảo sát địa chất đã cho thấy ở Việt Nam có một lượng than

bùn rất dồi dào, được phân bố hầu như khắp các tỉnh trong cả nước. Riêng ở vùng

Quảng Nam – Đà Nẵng đã có hàng chục mỏ than bùn được thăm dò, điều tra đánh

giá trữ lượng, chất lượng và bước đầu dược khai thác sử dụng.

Ở nước ta than bùn thường được dùng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp như

làm phân bón, bước đầu sử dụng axit humic chiết tách từ than bùn làm chất kích

thích sinh trưởng. Việc nghiên cứu ứng dụng chúng trong lĩnh vực công nghiệp như

sản xuất ắc quy, chế tạo dung dịch khoan, vật liệu hấp phụ các kim loại nặng nhằm

xử lý ô nhiễm môi trường, làm giàu và tách các kim loại đất hiếm và phóng xạ

…đang còn rất hạn chế. Gần đây, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về

khả năng này của axit humic tách từ than bùn, như kết tủa các ion thori (V) và chì

(II) của Phan Văn Tình, Lưu Minh Đại; khả năng tách các ion coban (II), mangan

(II) và uran (IV) của Bùi Duy Cam, Phạm Văn Tình….

Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hoạt hóa than bùn- Liên Chiểu,Đà Nẵng bằng

axit HCl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch nước ”

không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn mở ra một khả năng ứng dụng lớn đối với tài

nguyên than bùn dồi dào trong nước hiện có.

KẾT CẤU LUẬN VĂN

Mở đầu 01 trang (Trang 01)

Chương 1: Tổng quan 24 trang ( trang 02- 25)

Chương 2: Thực nghiệm 06 trang ( trang 26- 31)

Chương 3: Kết quả và thảo luận 19 trang ( trang 32- 50)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN MẠNH LỤC

SVTH: LÊ THỊ THÙY LINH

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ THAN BÙN

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và tính chất của than bùn

1.1.1.1. Nguồn gốc hình thành than bùn

Than bùn được hình thành do sự tích lũy lâu đời của các xác thực vật phân giải

trong điều kiện thừa ẩm, thiếu không khí. Kết quả của sự phân giải này là các xác

thực vật không được phân giải hoàn toàn mà hình thành một lớp chất hữu cơ gồm

những phần còn lại của thực vật đang bị phân giải dở dang, mùn mục và chất

khoáng. Lớp chất hữu cơ đó được gọi là “than bùn”. [2]

1.1.1.2. Phân loại than bùn

Có thể chia than bùn thành 3 loại: than bùn nông, than bùn sâu và than bùn

chuyển tiếp.

Than bùn nông: được hình thành do sự tích tụ xác, bã các loại cây có ít dinh

dưỡng như: lau, sậy, lăn, lác...ở những nơi địa hình tương đối cao.

Than bùn sâu: trong điều kiện địa hình thấp, có đầm lầy nước đọng và nhiều

chất dinh dưỡng, các loại cây được phát triển tốt như: cỏ lông lợn, cỏ sâu róm, rêu,

lăn, lác, lau, sậy và các loại cây nhỏ. Xác bã loại cây này tích tụ dần thành than bùn

sâu. Đặc điểm than bùn sâu là chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít chua.

Than bùn chuyển tiếp: ở giữa hai loại than bùn trên. Đặc điểm của than bùn

nông và than bùn chuyển tiếp là ít dinh dưỡng, mức độ mùn hoá thấp và chua. [2]

1.1.1.3. Một số tính chất hóa lí của than bùn

Màu sắc: đen, sẫm hoặc nâu nhạt.

Cấu trúc: xốp hoặc nát bụi hoặc quyện thành bùn.

Mức độ phân giải:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!