Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu giải quyết một số vướng mắc trong quá trình dạy học về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa hữu cơ ở trường phổ thông.
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1472

Nghiên cứu giải quyết một số vướng mắc trong quá trình dạy học về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa hữu cơ ở trường phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT MỘT SỐ

VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH

DẠY HỌC VỀ PHẢN ỨNG THẾ

VÀ PHẢN ỨNG TÁCH TRONG HÓA HỮU CƠ

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, năm 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT MỘT SỐ

VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

VỀ PHẢN ỨNG THẾ VÀ PHẢN ỨNG TÁCH

TRONG HÓA HỮU CƠ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

Lớp: 10SHH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. NGUYỄN THỊ LAN ANH

Đà Nẵng, 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA ----------------------------

------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

Lớp: 10SHH

1. Tên đề tài : Nghiên cứu giải quyết một số vướng mắc trong quá trình giảng

dạy về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa hữu cơ ở trường phổ thông

2. Nội dung nghiên cứu:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình dạy học, phương pháp dạy học hóa

học.

+ Nghiên cứu về nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ thông.

+ Nghiên cứu giải quyết một số vướng mắc trong quá trình dạy học về phần

phản ứng thế và phản ứng tách ở trường phổ thông.

+ Đề xuất một số hướng giải quyết cho từng vướng mắc đó.

3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

4. Ngày giao đề tài:……30…./…10…../2013

5. Ngày hoàn thành: …20…../……5…/2014

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành khóa luận và nộp báo cáo cho khoa ngày26 tháng

…05.năm 2014

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày……tháng…..năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu, tôi đã gặp không ít khó khăn

trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của

quý thầy cô trong khoa, các thành viên trong lớp 10SHH và đặc biệt là sự giúp đỡ

cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh. Với sự nhiệt tâm, nhiệt tình cô đã giúp đỡ tôi rất

nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn

chân thành nhất và tha thiết, lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Hóa,

cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh, các thành viên lớp 10SHH.

MUC LỤC ......................................................................................................TRANG

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8

1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 8

2.Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 9

3.Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 9

4.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 9

5.Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 10

6.Cái mới của đề tài ................................................................................................. 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC................... 11

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nhận thức ............................................................... 11

1.1.1.1. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức......................................... 11

1.1.1.2. Diễn biến của quá trình nhận thức.............................................................. 11

1.1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm nhận thức luận........................................ 12

1.1.2.1. Học tập là hình thức đặc biệt của nhận thức con người ............................. 13

1.1.2.3. Các mâu thuẩn trong quá trình dạy học...................................................... 13

1.2. SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY 14

1.2.1. Những hạn chế, tồn tại trong phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay... 14

1.2.2. Những nét cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới

................................................................................................................................. 14

1.2.3. Một số hướng đổi mới, phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học

của Việt Nam hiện nay ............................................................................................ 15

1.2.3.1. Đổi mới về nội dung ................................................................................... 15

1.2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học ................................................................... 15

1.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực........................................................... 16

1.2.4.1. Dạy học gợi mở- vấn đáp ........................................................................... 16

1.2.4.2. Dạy học phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.............................................. 16

1.2.4.3. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ ............................................................... 16

1.2.4.4. Dạy học trực quan....................................................................................... 17

1.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ

THÔNG ................................................................................................................... 17

1.3.1. Mục tiêu môn học .......................................................................................... 17

1.3.2. Phân tích cấu trúc chương trình Hóa học phổ thông ..................................... 19

1.4. NỘI DUNG PHẢN ỨNG THẾ VÀ PHẢN ỨNG TÁCH ĐƯỢC GIẢNG DẠY

Ở ĐẠI HỌC............................................................................................................. 20

1.4.1. Phản ứng thế .................................................................................................. 20

1.4.1.1. Khái niệm về phản ứng thế........................................................................ 20

1.4.1.2. Phân loại phản ứng thế ............................................................................... 20

1.4.1.3. Cơ chế phản ứng thế ................................................................................... 22

1.4.1.3.1. Phản ứng thế nucleophin (SN).................................................................. 22

1.4.1.3.2. Phản ứng thế electrophin (SE).................................................................. 32

1.4.1.3.3. Phản ứng thế theo cơ chế gốc (SR) .......................................................... 40

1.4.2. Phản ứng tách ................................................................................................ 43

1.4.2.1. Khái niệm về phản ứng tách ....................................................................... 43

1.4.2.2. Phân loại phản ứng tách.............................................................................. 43

1.4.2.3. Cơ chế phản ứng tách ................................................................................. 45

1.4.2.3.1. Cơ chế tách E1......................................................................................... 45

1.4.2.3.2. Cơ chế tách E2......................................................................................... 47

1.4.2.3.3. Cơ chế tách E1cb ..................................................................................... 49

1.4.2.3.4. Cơ chế tách Ei.......................................................................................... 50

1.4.2.4. Các quy tắc về hướng tách.......................................................................... 51

1.5. NỘI DUNG PHẢN ỨNG THẾ VÀ PHẢN ỨNG TÁCH ĐƯỢC GIẢNG DẠY

Ở PHỔ THÔNG ...................................................................................................... 52

1.5.1. Nội dung phản ứng thế được giảng dạy ở trường phổ thông......................... 52

1.5.1.1. Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do (SR) ở phản ứng halogen hóa ankan,

một số hợp chất xicloankan ..................................................................................... 53

1.5.1.2. Phản ứng thế theo cơ chế thế electronphin (SE) của benzen, ankyl benzen,

phenol và các quy luật thế vào vòng benzen, các hợp chất có tính thơm như

naphtalen.................................................................................................................. 53

1.5.1.3. Phản ứng thế cơ chế nucleophin ( SN ) ở dẫn xuất halogen, ancol, phản ứng

este hóa, phản ứng thủy phân este ........................................................................... 55

1.5.2 Nội dung phản ứng tách được giảng dạy ở trường phổ thông........................ 56

1.5.3. So sánh sự khác nhau nội dung phản ứng thế và phản ứng tách được giảng

dạy ở chương trình phổ thông và chương trình đại học .......................................... 56

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VỀ

PHẢN ỨNG THẾ VÀ PHẢN ỨNG TÁCH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2.1. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC KHI GIẢNG DẠY VỀ PHẢN ỨNG THẾ Ở

CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG........................................................................... 58

2.2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÓ PHẢN ỨNG THẾ ................................................. 78

2.3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC KHI GIẢNG DẠY VỀ PHẢN ỨNG TÁCH Ở

CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG........................................................................... 90

2.4. THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÓ PHẢN ỨNG TÁCH ............................................ 100

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THẾ VÀ PHẢN ỨNG

TÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỮU CƠ PHỔ THÔNG

3.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THẾ,

PHẢN ỨNG TÁCH NÓI RIÊNG ......................................................................... 111

3.1.1. Phương pháp chung ..................................................................................... 112

3.1.1.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng........................................................... 112

3.1.1.2. Phương pháp tăng giảm khối lượng.......................................................... 113

3.1.1.3. Phương pháp bảo toàn nguyên tố ............................................................ 114

3.1.1.4. Phương pháp trung bình ........................................................................... 115

3.1.2. Một số điểm cần lưu ý khi giải bài tập về phản ứng thế.............................. 117

3.1.3. Một số điểm lưu ý khi giải bài tập về phản ưng tách .................................. 119

3.2. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THẾ Ở PHỔ THÔNG ........... 120

3.2.1. Bài tập trắc nghiệm...................................................................................... 120

3.2.2. Bài tập nhận biết .......................................................................................... 124

3.2.3. Bài tập tính toán........................................................................................... 126

3.3. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG TÁCH Ở PHỔ THÔNG ........ 131

3.3.1. Bài tập trắc nghiệm...................................................................................... 131

3.3.2 Bài tập tự luận............................................................................................... 140

3.4.MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP NÂNG CAO............................................... 142

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 147

Các chữ viết tắt trong luận văn

Phản ứng SN: phản ứng thế nucleophin

Phản ứng SN2: phản ứng thế nucleophin lưỡng phân tử

Phản ứng SN1: phản ứng thế nucleophin đơn phân tử

Phản ứng SE: phản ứng thế electronphin

Phản ứng SE1: phản ứng thế electronphin đơn phân tử

Phản ứng SE2: phản ứng thế electronphin lưỡng phân tử

Phản ứng SR: phản ứng thế gốc tự do

Phản ứng E: phản ứng tách

Cơ chế E1: cơ chế phản ứng tách đơn phân tử

Cơ chế E2: cơ chế phản ứng tách lưỡng phân tử

Cơ chế Ecb: cơ chế phản ứng tách cacbanion

Cơ chế Ei: cơ chế phản ứng tách theo cơ chế vòng

THPT: Trung học Phổ thông

THCS: Trung học Cơ sở

PPDH: phương pháp dạy học

PH & GQVĐ: phát hiện và giải quyết vấn đề

GV: giáo viên

HS: học sinh

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong

sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống

cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ

ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây,

cần phải tìm cho được động lực cơ bản của sự phát triển. Kinh nghiệm từ nhiều

quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con

người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Từ lâu lịch sử đã

chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến bộ và thành đạt quốc gia

nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực

giáo dục.

Để thực hiện được nhiệm vụ cơ bản trên, ngành giáo dục đã và đang từng có

nhiều bước đổi mới toàn diện, với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhiều định hướng chiến lược cơ bản đã được quán triệt như định hướng về

phương pháp đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tự học của học

sinh, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào việc giảng dạy, phân ban, đổi

mới chương trình sách giáo khoa hóa học…Chất lượng cho việc dạy học hóa học

nói riêng và ngành giáo dục đào tạo nói chung sẽ được nâng cao nếu thực hiện tốt

những định hướng này.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu nhiều giáo viên và học sinh phổ thông thì hiện nay

vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc trong việc dạy và học môn hóa học. Do đặc thù

của bộ môn, hóa học là một môn học vừa mang tính thực nghiệm vừa mang tính

lý thuyết. Hơn nữa, hệ thống kiến thức hóa học rất trừu tượng, muốn tiếp thu

được cần có một hệ thống kiến thức bổ trợ của các môn học khác, đồng thời

những khái niệm, kiến thức hóa học mang tính kế thừa và phát triển trong khi

trình độ nhận thức của học sinh PT và thời gian có hạn, chính vì thế đôi khi giáo

viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Việc làm này trong chương trình hóa học nói chung đã khó, trong chương trình

hóa học hữu cơ càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc.

Từ những thực tế trên, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu về phản ứng thế và phản

ứng tách- những nội dung quan trọng trong chương trình hóa hữu cơ, ở chương

trình đại học, chương trình phổ ở chương trình đại học, chương trình phổ thông,

thấy được sự liên thông kiến thức, áp dụng những kiến thức của chương trình đại

học để giải thích ngắn gọn và dễ hiểu những vướng mắc của học sinh về phản ứng

thế và phản ứng tách trong hóa hữu cơ.

Với mong muốn góp một chút sức mình để nghiên cứu giải quyết một mảng

nhỏ những vướng mắc trong thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông, chúng

tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải quyết một số vướng mắc trong quá

trình dạy học về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa hữu cơ ở trường phổ

thông”.

Chúng tôi hi vọng rằng với kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho

giáo viên dạy hóa ở phổ thông và sinh viên sư phạm Hóa.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vướng mắc về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa

hữu cơ ở trường phổ thông.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển giáo dục phổ thông nói

chung, dạy học hóa học nói riêng

- Nghiên cứu lý luận quá trình dạy học, phương pháp dạy học hóa học

- Nghiên cứu về nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ thông

- Nghiên cứu những vướng mắc về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa

hữu cơ ở trường phổ thông

- Đề xuất một số hướng giải quyết cho vướng mắc trong phần lý thuyết về

phản ứng thế và phản ứng tách trong chương trình hóa hữu cơ phổ thông

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục và

Đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học hóa học, tâm lý học, giáo dục

học

- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học hóa học ở trường

THPT

- Nghiên cứu nội dung cơ bản, yêu cầu về chương trình hóa học ở trường

THPT

Nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát khách quan: dự giờ giáo viên

- Trò chuyện với giáo viên, sinh viên và học sinh

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT

Đối tượng nghiên cứu

- Những kiến thức còn vướng mắc của giáo viên, học sinh trong thực

tiễn dạy và học về phần phản ứng thế và phản ứng tách trong chương trình hóa hữu

cơ ở phổ thông

6. Cái mới của đề tài

- Nghiên cứu những vướng mắc về phản ứng thế và phản ứng tách trong hóa hữu

cơ ở chương trình phổ thông

- Áp dụng kiến thức ở chương trình đại học để giải thích cho học sinh những thắc

mắc khi học về phản ứng thế và phản ứng tách trong phần hóa hữu cơ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC [11]

Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích và

nội dung dạy học. Đồng thời, phương pháp dạy học còn được quy định bởi phương

pháp luận khoa học, đó là “ khoa học tổng hợp về phương pháp”[11]

Các phương pháp dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trường phổ

thông dựa vào phương pháp luận khoa học, nhất là học thuyết của chủ nghĩa duy

vật biện chứng về vấn đề nhận thức.

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nhận thức

1.1.1.1. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng nhận thức là sự phản ánh hiện

thực khách quan và các qui luật của nó vào đầu óc con người. Sự phản ánh đó là

một quá trình vận động và phát triển không ngừng. Quá trình vận động này tuân

theo quy luật nổi tiếng của Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của của sự nhận

thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Khi bàn về con đường biện chứng

của quá trình nhận thức, Lênin đã khẳng định rằng con đường nhận thức không

phải là con đường thẳng. Vì rằng quá trình nhận thức rất phức tạp và quanh co.

Trong quá trình phát triển vô tận của nhận thức, thông qua việc nảy sinh mâu thuẫn

và giải quyết mâu thuẫn, làm cho con người càng gần với tự nhiên, nhưng không

bao giờ có thể thâu tóm trọn vẹn về nó.

1.1.1.2. Diễn biến của quá trình nhận thức

Theo Lênin: “Trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn là ba yếu

tố của cùng một quá trình thống nhất”. Do đó, quá trình nhận thức có thể xem như

ba giai đoạn:

- Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): là giai đoạn nhận thức

trực tiếp các sự vật, hiện tượng bằng các giác quan ở mức độ thấp, chưa đi vào bản

chất. Giai đoạn này có các mức độ: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Giai đoạn này có các đặc điểm:

• Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận

thức.

• Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái

bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

• Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên

hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên

giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

- Giai đoạn nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng): là giai đoạn cao của quá trình

nhận thức. Dựa vào những tài liệu cảm tính phong phú đã có ở giai đoạn đầu

và trên cơ sở của thực tiễn lặp đi lặp lại nhiều lần, nhận thức chuyển lên một

giai đoạn cao. Khi đó trong đầu óc của con người nảy sinh một loạt các hoạt

động tư duy như : phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát

hóa, tạo ra khái niệm rồi vận dụng khái niệm để phán đoán, suy lí hình thành

hệ thống lý luận.

Giai đoạn này có hai đặc điểm:

• Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

• Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Tuy nhiên hai quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính không tách biệt

nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Không có nhận thức cảm tính thì

không có nhận thức lý tính.Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được

bản chất thật sự của sự vật.

- Nhận thức trở về với thực tiễn: thực tiễn là cơ sở của nhận thức, vì nó không

ngừng có ưu điểm là phổ biến mà còn có ưu điểm là thể hiện trực tiếp. Mặt khác,

thực tiễn còn là tiêu chuẩn để xác nhận chân lý. Tất cả những hiểu biết của con

người phải được khảo nghiệm trở lại trong thực tiễn mới trở nên sâu sắc và vững

chãi được. Thông qua hoạt động thực tiễn thì trình độ nhận thức của con người

càng trở nên phong phú và trở thành hệ thống lý luận. Mục đích cuối cùng của nhận

thức không chỉ để giải thích thế giới mà còn để cải tạo thế giới.

1.1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm nhận thức luận

1.1.2.1. Học tập là hình thức đặc biệt của nhận thức con người

Con đường nhận thức của con người bắt đầu từ cảm giác tri giác đối tượng

(trực quan sinh động) đến bản chất của sự vật hiện tượng, xây dựng khái niệm và lý

thuyết (tư duy trừu tượng) rồi đến thực tiễn, vận dụng lý thuyết.

Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quá trình nhận thức giữa nhà khoa học và

học sinh. Các nhà khoa học tìm hiểu cái mới mà mọi người chưa biết (cái mới

khách quan), do đó con đường nhận thức của họ phải mò mẩm, trải qua nhiều giả

thuyết và thực nghiệm, trải qua các vấp váp, sai lầm và có khi thất bại. Ngược lại,

học sinh tiếp thu cái mới một cách chủ quan, cái mà nhà khoa học đã phát hiện và

nhận thức được nó. Do đó con đường nhận thức của học sinh là con đường ngắn

gọn nhất.Bên cạnh đó các em còn được sự hướng dẫn của giáo viên, người vạch ra

con đường để các em nắm vững tri thức.

Tóm lại, học tập của học sinh khác với nhận thức khoa học nhưng tất nhiên

vẫn là nhận thức cá thể, là sự phản ánh hiện thực, đồng thời là hình thức gắn chặt

với nhận thức khoa học. Do đó công thức của Lênin về quá trình nhận thức: “Từ

trực quan tư duy sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về

thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tế

khách quan” có thể áp dụng cho quá trình dạy học.

- Nhận thức bắt đầu từ giai đoạn thấp nhưng rất quan trọng, cho nên trong giảng

dạy hóa học, thí nghiệm hóa học là một phương tiện hết sức cần thiết.

- Nhận thức cảm tính chỉ mới bắt đầu, chưa phải là bản chất. Ở giai đoạn cao hơn,

con người phải hiểu được bản chất bên trong của sự vật hiện tượng.

- Cuối cùng nhận thức được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm. Trong dạy học hóa

học, thực tiễn là quan sát và thí nghiệm, sử dụng các kiến thức lý thuyết để giải

thích các hiện tượng hóa học.

Tuy nhiên nhận thức khoa học không phải lúc nào cũng bắt đầu từ cảm tính

mà có thể bắt đầu từ lý tính: vận dụng lý thuyết .

1.1.2.3. Các mâu thuẩn trong quá trình dạy học

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học thì nhiệm vụ của người giáo viên là phải

khơi ra những mâu thuẫn và tạo điều kiện để học sinh giải quyết những mâu thuẫn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!