Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với các dự án dân dụng nhóm B & C, nguồn vốn ngân sách , địa bàn tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
NGUYỄN VĂN HÙNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN DÂN
DỤNG NHÓM B & C, NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH, ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : Xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp
Mã số chuyên ngành : 60 58 02 08
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LƯU TRƯỜNG VĂN
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất
lượng công trình xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với các dự
án dân dụng nhóm B & C, nguồn vốn ngân sách, địa bàn tỉnh Long An ”
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Nguyễn Văn Hùng
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận vặn này, trước tiên tác giả xin gởi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến thầy PGS.TS Lưu Trường Văn đã định hướng, truyền đạt
kinh nghiệm và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Đào tạo sau đại học, các thầy cô
bộ môn khoa Xây dựng, đặc biệt là những thầy cô giảng dạy thuộc chuyên
ngành xây dựng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp CHXD03, những người bạn
đã đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn đến các lãnh đạo Sở Xây Dựng Long An, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn vợ, hai con và những người thân đã luôn bên
cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành
việc học tập cũng như hoàn tất luận văn này.
Trân trọng!
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
iii
TÓM TẮT
Từ sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng đến nay tỉnh Long An đã
xây dựng nhiều công trình dân dụng (hầu hết là các công trình thuộc nhóm B
và nhóm C) trong đó có nhiều công trình đạt chất lượng cao và phần lớn các
công trình đến nay vẫn trong quá trình sử dụng tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng
có một số công trình đã gặp sự cố về chất lượng do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan, theo đánh giá của các cơ
quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An thì đa số các sự cố công
trình có nguyên nhân từ các khâu của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Vì thế việc
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với các dự án dân dụng nhóm B & C,
nguồn vốn ngân sách, địa bàn tỉnh Long An” mang tính thực tế và hết sức
cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
công trình xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Phân tích mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố nói trên đến chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
trình xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Qua phân tích đánh giá
luận văn đã đề nghị 10 giải pháp ứng phó để nâng cao chất lượng công trình
xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Luận văn cũng góp phần làm sáng
tỏ thêm các hạn chế yếu kém của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
giúp cho họ tự soi rọi lại bản thân của cá nhân và tổ chức mình công tác để có
kế hoạch cụ thể nhằm ngăn ngừa những sai sót thường hay xảy ra, hướng tới
tính hiệu quả dự án đầu tư và chất lượng công trình.
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
TÓM TẮT..........................................................................................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. x
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................xii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................... 1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 8
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 9
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG ................................................................................................... 11
2.1 Những khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây
dựng ............................................................................................................. 11
2.1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm ...................................................... 11
2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình .......... 13
2.1.2.1 Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức ................................................ 13
2.1.2.2 Nhóm yếu tố bên trong tổ chức................................................. 14
2.2 Giới thiệu một số mô hình quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất
lượng xây dựng trên thế giới [13]................................................................ 15
2.2.1 Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Nga [13] ................................. 16
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
v
2.2.2 Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Mỹ[13] ................................... 17
2.2.3 Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Pháp [13]................................ 18
2.2.4 Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Singapore [13]........................ 18
2.2.5 Mô hình quản lý đầu tư và quản lý chất lượng xây dựng ở Nhật [11]
.................................................................................................................. 19
2.3 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam.............. 21
2.4 Công tác QLCL công trình xây dựng ở tỉnh Long An ........................... 34
2.4.1 Tình hình chung ............................................................................... 34
2.4.2 Tình hình cụ thể ............................................................................... 35
2.4.2.1 Công tác quản lý đầu tư xây dựng ............................................ 35
2.4.2.2 Công tác quản lý chi phí đầu tư ................................................ 37
2.4.2.3 Công tác quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng............. 39
2.4.3 Các mô hình, hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng..... 40
2.5 Thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An................................ 41
2.5.1 Chủ đầu tư (đại diện là các Ban quản lý dự án)............................... 41
2.5.2 Việc chọn lựa các đơn vị tư vấn xây dựng ...................................... 43
2.5.2.1 Tư vấn lập dự án........................................................................ 43
2.5.2.2 Tư vấn thiết kế........................................................................... 45
2.5.2.3 Tư vấn thẩm tra ......................................................................... 46
2.5.2.4 Tư vấn giám sát......................................................................... 47
2.5.2.5 Tư vấn kiểm định ...................................................................... 48
2.5.2.6 Tư vấn thiết kế trong công tác giám sát tác giả ........................ 48
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
vi
2.5.3 Việc chọn lựa đơn vị khảo sát địa chất............................................ 48
2.5.4 Việc chọn lựa nhà thầu thi công xây lắp.......................................... 49
2.5.5 Việc cân đối và phân bổ vốn chưa hợp lý của cơ quan có thẩm
quyền........................................................................................................ 51
2.5.6 Hồ sơ thủ tục của dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng
và hiệu quả của dự án .............................................................................. 53
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 54
3.1 Qui trình nghiên cứu............................................................................... 54
3.2 Thu thập dữ liệu...................................................................................... 55
3.3 Các công cụ nghiên cứu.......................................................................... 56
3.3.1 Thang đo .......................................................................................... 56
3.3.2 Kiểm định thang đo.......................................................................... 56
3.3.2.1 Hệ số Cronbach Anpha ............................................................. 57
3.3.2.2 Hệ số tương quan biến tổng ...................................................... 58
3.3.3 Kỹ thuật phỏng vấn [14].................................................................. 58
3.4 Khảo sát thử nghiệm............................................................................... 59
3.5 Khảo sát chính thức ................................................................................ 66
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 71
4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................... 71
4.1.1 Về giới tính ...................................................................................... 71
4.1.2 Về tuổi của đối tượng khảo sát ........................................................ 72
4.1.3 Về trình độ được đào tạo của các đối tượng khảo sát...................... 73
4.1.4 Về kinh nghiệm trong ngành xây dựng của các đối tượng khảo sát 74
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
vii
4.1.5 Về vị trí công tác của các đối tượng khảo sát.................................. 75
4.1.6 Về lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát ............................ 76
4.1.7 Về nhận xét của các đối tượng khảo sát đối với biến tổng (R33).... 77
4.2 Kết quả kiểm định thang đo.................................................................... 77
4.2.1 Nhận xét về kết quả kiểm định thang đo ......................................... 77
4.2.2 Sắp xếp các yếu tố theo thứ tự ưu tiên............................................. 80
4.3 Phân tích nguyên nhân theo từng nhóm yếu tố ...................................... 86
4.3.1 Nhóm các yếu tố liên quan công tác quản lý nhà nước ................... 87
4.3.2 Nhóm các yếu tố liên quan tư vấn lập dự án ................................... 90
4.3.3 Nhóm các yếu tố liên quan tư vấn thẩm tra ..................................... 91
4.3.4 Nhóm các yếu tố liên quan tư vấn thiết kế ...................................... 92
4.3.5 Nhóm các yếu tố liên quan tư vấn giám sát và tư vấn kiểm định.... 94
4.3.6 Nhóm các yếu tố liên quan chủ đầu tư và ban quản lý dự án.......... 95
4.4 Phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng quan trọng và đề xuất giải pháp
đối phó ......................................................................................................... 97
4.4.1 Công đoạn lập dự án là cực kỳ quan trọng đối với một dự án đầu tư
xây dựng .................................................................................................. 98
4.4.2 Hồ sơ thủ tục dự án được thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng là yếu tố quan
trọng giúp dự án đạt hiệu quả cao............................................................ 99
4.4.3 Hàng năm cần tổ chức đào tạo ngắn hạn về quản lý dự án và quản lý
chất lượng xây dựng ở địa phương........................................................ 100
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
viii
4.4.4 Bộ Xây Dựng nên thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn các địa
phương khi có qui định mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng
................................................................................................................ 101
4.4.5 Tình trạng điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công còn xảy ra
khá phổ biến........................................................................................... 102
4.5 Tham khảo ý kiến chuyên gia............................................................... 103
4.5.1 Kết quả phân tích thống kê tần suất............................................... 104
4.5.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả .................................................. 106
4.5.2.1 Giải pháp cho nhân tố “Công đoạn lập dự án là cực kỳ quan
trọng đối với một dự án đầu tư xây dựng”......................................... 107
4.5.2.2 Giải pháp cho nhân tố “Hồ sơ thủ tục dự án được thực hiện đầy
đủ, kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng giúp dự án đạt hiệu quả cao”....... 108
4.5.2.3 Giải pháp cho nhân tố “Hàng năm cần tổ chức đào tạo ngắn hạn
về quản lý dự án và quản lý chất lượng xây dựng ở địa phương”..... 109
4.5.2.4 Giải pháp cho nhân tố “Bộ Xây Dựng nên thường xuyên tổ chức
tập huấn hướng dẫn các địa phương khi có qui định mới về quản lý
chất lượng công trình xây dựng” ....................................................... 111
4.5.2.5 Giải pháp cho nhân tố “Tình trạng điều chỉnh thiết kế trong quá
trình thi công còn xảy ra khá phổ biến”............................................. 112
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...................................................... 115
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................. 115
5.2 Một số kiến nghị ................................................................................... 116
5.3 Đóng góp của đề tài .............................................................................. 118
5.4 Hạn chế của đề tài................................................................................. 119
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 120
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 122
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An...................................................... 5
Hình 1.2: Giá trị xây dựng và tốc độ tăng trưởng của tỉnh Long An. Nguồn:
Cục Thống kê Long An (2014)......................................................................... 7
Hình 2.1: Sơ đô mô hình tổ chức quản lý hàng dọc........................................ 16
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chứcquản lý hàng ngang..................................... 16
Hình 2.3:Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý tổng hợp......................................... 16
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu mô hình quản lý đầu tư xây dựng công trình của Bộ
MLIT [4] ......................................................................................................... 20
Hình 2.5: Ảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tổ hợp công trình đa năng lớn
nhất tại Thủ đô Hà Nội.................................................................................... 26
Hình 2.6: Ảnh Bệnh viện đa khoa Long An (Qui mô 500 giường)............... 27
Hình 2.7: Ảnh Đài phát thanh truyền hình Long An ...................................... 28
Hình 2.8: Ảnh Nhà thi đấu thể dục thể thao Long An .................................... 29
Hình 2.9: Công trình Nhà ở gia đình 4 tầng tại Phường 5 - TP Tân An – tỉnh
Long An........................................................................................................... 31
Hình 2.10: Công trình nhà ở cho các hộ nghèo chương trình cụm tuyến dân cư
vượt lũ - Xã Bình Hiệp - Huyện Mộc Hóa - Long An.................................... 32
Hình 2.11: Công trình trường THCS Thuận Nghĩa Hòa - Huyện Thạnh Hóa -
Long An........................................................................................................... 33
Hình 2.12: Sơ đồ Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Long An
......................................................................................................................... 41
Hình 2.13: Phối cảnh Nhà thiếu nhi Long An theo thiết kế ban đầu............. 52
Hình 2.14: Thực tế xây dựng công trình Nhà thiếu nhi Long An đã thi công
hoàn hoàn thành tháng 2/2015 (cắt giảm 1 tầng do hạn chế về vốn).............. 52
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
xi
Hình 4.1: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng chất lượng công trình xây dựng giai
đoạn chuẩn bị đầu tư ....................................................................................... 86
Hình 4.2: Đồ thị mô tả kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia ............... 105
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dân số trung bình phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh - Average population by district ................................................................ 6
Bảng 1.2: Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành - Investment at current
prices ................................................................................................................. 7
Bảng 3.1: Mã hóa các yếu tố khảo sát thử nghiệm......................................... 64
Bảng 3.2: Mã hóa các yếu tố khảo sát chính thức .......................................... 70
Bảng 4.1: Xếp hạng các yếu tố theo giá trị mean ................................ 86
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn
cầu, nhưng vốn đầu tư dành cho lĩnh vực xây dựng công trình vẫn chiếm một
tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, vai trò quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần
được quan tâm đúng mức, bởi vì công trình hoàn thành sẽ có tác động trực
tiếp đến sự an toàn sử dụng, phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu sản xuất,
đem lại hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.
Thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế của đất nước, công nghệ
xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể, công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã xây dựng được nhiều công
trình đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, góp phần quan trọng
trong tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít
các công trình chưa đáp ứng được yêu cầu, gây mất an toàn cho người sử
dụng, tốn kém cả về kinh phí lẫn thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục, mà
quan trọng hơn là gây mất niềm tin cho nhân dân đối với hệ thống các đơn vị
trực tiếp và gián tiếp tham gia xây dựng và quản lý xây dựng công trình, tạo
nên nhiều nghi ngờ trong cộng động về vấn đề tham nhũng, rút ruột công
trình... Trong những năm gầy đây Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng, đưa ra
nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công trình trong quá trình thực hiện. Cụ
thể là nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng, nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của
Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (thay thế nghị định
209/2004/NĐ-CP), thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây
Dựng về qui định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình
Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Văn Hùng
2
xây dựng, thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây Dựng về
qui định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình… và
hiện nay đã có nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (thay thế nghị định
15/2013/NĐ-CP và nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/20110 của Chính
Phủ )….
Hiện nay Nhà nước đưa ra nhiều quy định, hướng dẫn về công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng thông qua hệ thống văn bản pháp luật, qua
việc đào tạo nâng cao năng lực và trách nhiệm đơn vị tham gia, tăng cường
phân cấp trong quản lý… Tuy vậy, cách thức tổ chức thực hiện, mô hình quản
lý công tác này ở một số Bộ, Ngành và địa phương cũng chưa được thống
nhất.
Tỉnh Long An Về vị trí địa lý nằm ở tọa độ 10°21'-12°19' Bắc và
105°30'-6°59' Đông.
Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc
Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.
Về Hành chính tỉnh Long An có 15 đơn vị gồm 1 thành phố, 1 thị xã và
13 huyện:
1. Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã
2. Thị xã Kiến Tường 3 phường 5 xã
3. Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã
4. Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã
5. Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã
6. Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã