Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1107

Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG LÚA

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG LÚA

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 62.85.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH

2. TS. NGUYỄN VĂN TOÀN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công

trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận án

Bùi Thanh Hải

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp

quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Đặng Văn Minh, TS.

Nguyễn Văn Toàn, với cương vị là người hướng dẫn khoa học đã có nhiều đóng

góp to lớn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên,

phòng Đào tạo, khoa Quản lý tài nguyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh

thần để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Văn phòng

UBND tỉnh Thái Nguyên, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và có

những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận án.

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã

động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận

án này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Bùi Thanh Hải

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................x

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................3

4. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................4

1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả ............4

1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, loại sử dụng đất và đất trồng lúa ..............4

1.1.2. Quản lý Nhà nước đối với đất lúa ..................................................................7

1.1.3. Sử dụng đất lúa hiệu quả và tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả .......8

1.1.4. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý và sử dụng đất lúa tại Việt Nam

liên quan đến an ninh lương thực.................................................................11

1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam......15

1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới .................15

1.2.2. Tình hình quản lý đất đai và và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.....................19

1.3. Những nghiên cứu về đánh giá chất lượng đất đai trồng lúa và khả

năng thích hợp của đất đai với trồng lúa ở trong và ngoài nước .................23

1.4. Những nghiên cứu về giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng hiệu

quả đất lúa ở trong và ngoài nước................................................................29

1.5. Tình hình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................................................32

1.6. Nhận xét từ tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài luận án..................34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....36

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................36

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................36

iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................36

2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................36

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng

đất lúa ở huyện Phú Bình.............................................................................36

2.2.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại

huyện Phú Bình............................................................................................36

2.2.3. Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất đai và khả năng thích hợp của đất

đai với trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình ............................................37

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp về quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả đến

năm 2020......................................................................................................37

2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................37

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.............................................37

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................38

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...........................................................40

2.3.4. Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất ..................................................40

2.3.5. Phương pháp lẫy mẫu đất lúa phục vụ xây dựng bản đồ độ phì nhiêu đất ........41

2.3.6. Phương pháp phân tích mẫu đất...................................................................41

2.3.7. Phương pháp đánh giá đất............................................................................42

2.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và kiểu sử

dụng đất lúa..................................................................................................42

2.3.9. Phương pháp xây dựng bản đồ.....................................................................46

2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, so sánh.............................................48

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................49

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình có liên quan đến

công tác quản lý, sử dụng đất lúa.................................................................49

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................49

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................53

3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Bình......58

3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện

Phú Bình.......................................................................................................59

3.2.1. Tình hình quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình .....................59

3.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa

bàn huyện Phú Bình .....................................................................................62

v

3.2.3. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn

huyện Phú Bình............................................................................................89

3.2.4. Nhận xét chung ............................................................................................95

3.3. Chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của nó với trồng

lúa trên địa bàn huyện Phú Bình ..................................................................96

3.3.1. Các loại đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình ....................................96

3.3.2. Chất lượng của đất đai trồng lúa trên địa bàn huyện Phú bình..................103

3.3.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây lúa trên địa bàn

huyện Phú Bình..........................................................................................106

3.3.4. Nhận xét chung ..........................................................................................110

3.4. Một số giải pháp quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả...............................111

3.4.1. Quan điểm và tiêu chí trong định hướng quản lý sử dụng đất lúa huyện

Phú Bình.....................................................................................................111

3.4.2. Giải pháp định hướng quản lý và sử dụng đất lúa huyện Phú Bình đến

năm 2020....................................................................................................112

3.4.3. Một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với đất lúa ..............................117

3.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa trên địa bàn Phú Bình......119

3.4.5. Hoàn thiện hệ thống tưới và tiêu thoát nước phục vụ canh tác lúa hiệu quả......121

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................122

1. Kết luận ...............................................................................................................122

2. Kiến nghị.............................................................................................................123

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125

TÀI LIỆU INTERNET.........................................................................................133

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ANLT An ninh lương thực

2 ANLTQG An ninh lương thực quốc gia

3 BĐKH Biến đổi khí hậu

4 BĐS Bất động sản

5 BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7 CPTG Chi phí trung gian

8 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

9 DT Diện tích

10 DTĐ Diện tích đất

11 DVD Đơn vị đất

12 DTGT Diện tích gieo trồng

13 GCN Giấy chứng nhận

14 GTGT Giá trị gia tăng

15 GTSP Giá trị sản phẩm

16 GTSX Giá trị sản xuất

17 HQMT Hiệu quả môi trường

18 HQXH Hiệu quả xã hội

19 HSĐT Hiệu suất đầu tư

20 KCN Khu công nghiệp

21 KHKT Khoa học kỹ thuật

22 LUS Hệ thống sử dụng đất

23 LUT Loại hình sử dụng đất

24 NCS Nghiên cứu sinh

25 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất

26 QLLH Quản lý linh hoạt

27 QLNN Quản lý nghiêm ngặt

28 QLSD Quản lý sử dụng

29 TV Tiểu vùng

30 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa giai

đoạn 2000-2014 của toàn thế giới .........................................................17

Bảng 1.2. Thống kê diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng lúa của 10

nước đứng đầu thế giới về gieo trồng lúa từ năm 2000 đến 2014.........18

Bảng 1.3. Diện tích đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng và năng suất, sản

lượng lúa giai đoạn 2000-2016 cả nước ................................................22

Bảng 1.4. Yêu cầu khí hậu của lúa được tưới........................................................24

Bảng 1.5. Yêu cầu đất và địa hình của lúa được tưới ............................................25

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả lựa chọn các xã để điều tra, khảo sát thu thập

thông tin theo tiểu vùng của huyện Phú Bình năm 2013 ......................39

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng

đất trên địa bàn huyện Phú Bình ...........................................................43

Bảng 2.3. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất và

kiểu sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình ......................44

Bảng 2.4. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất

lúa trên địa bàn huyện Phú Bình ...........................................................45

Bảng 3.1. Dân số của huyện Phú Bình giai đoạn 2002 và 2015............................55

Bảng 3.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình...... 62

Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Phú Bình năm 2013

phân theo các tiểu vùng kinh tế .............................................................63

Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất trồng lúa huyện Phú Bình giai đoạn 2002-

2013 chia theo tiểu vùng........................................................................64

Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa

huyện Phú Bình năm 2014 ....................................................................66

Bảng 3.6. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại

tiểu vùng 1 huyện Phú Bình năm 2014 .................................................68

Bảng 3.7. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại

tiểu vùng 2 huyện Phú Bình năm 2014 .................................................69

viii

Bảng 3.8. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại

tiểu vùng 3 huyện Phú Bình năm 2014 .................................................70

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại

tiểu vùng 1 .............................................................................................72

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại tiểu

vùng 2 ....................................................................................................74

Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa

tại tiểu vùng 3 ........................................................................................75

Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội của các loại và kiểu sử dụng đất lúa tiểu vùng 1 ........77

Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại

tiểu vùng 2 .............................................................................................78

Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa

tại TV3...................................................................................................79

Bảng 3.15. Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử dụng

trồng lúa tại tiểu vùng 1.........................................................................81

Bảng 3.16. Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử dụng

trồng lúa tại tiểu vùng 2.........................................................................81

Bảng 3.17. Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử dụng

trồng lúa tại tiểu vùng 3.........................................................................82

Bảng 3.18. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng của đất dưới các loại

sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình........................................82

Bảng 3.19. Tổng hợp mức bón phân tại các tiểu vùng so với khuyến cáo cho từng

loại cây trồng loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình, Thái Nguyên ..........84

Bảng 3.20. Tổng hợp liều lượng sử dụng thuốc BVTV cho các cây trồng của

các LUT trồng lúa so với khuyến cáo tại huyện Phú Bình....................85

Bảng 3.21. Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa

của tiểu vùng 1 huyện Phú Bình............................................................86

Bảng 3.22. Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa

của tiểu vùng 2 huyện Phú Bình............................................................87

Bảng 3.23. Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa

của tiểu vùng 3 huyện Phú Bình............................................................88

ix

Bảng 3.24. Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn đề xuất

phát triển trên địa bàn huyện Phú Bình .................................................89

Bảng 3.25. Tổng hợp các trường hợp làm nhà trên đất lúa chia theo tiểu vùng

và toàn huyện Phú Bình.........................................................................90

Bảng 3.26. Tình hình hiểu biết về Nghị định 42/2012/NĐ-CP trong Quản lý

đất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia........................................91

Bảng 3.27. Tình hình sử dụng đất lúa của nông hộ trên địa bàn huyện Phú Bình ......... 93

Bảng 3.28. Mức độ tiếp cận về vốn, kỹ thuật, giống lúa và nước tưới của người

trồng lúa.................................................................................................95

Bảng 3.29. Thống kê diện tích các nhóm đất, loại đất của huyện Phú Bình ...........97

Bảng 3.30. Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây

dựng bản đồ đơn vị đất đai trồng lúa...................................................104

Bảng 3.31. Tổng hợp đặc tính của các đơn vị đất đai trồng lúa ............................105

Bảng 3.32. Yêu cầu sử dụng đất đai của các loại sử dụng đất lúa.........................107

Bảng 3.33. Tổng hợp diện tích đất theo mức độ thích hợp với loại hình sản

xuất chuyên lúa....................................................................................108

Bảng 3.34. Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại sản

xuất 2 vụ lúa và một vụ màu ...............................................................109

Bảng 3.35. Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại sản

xuất vụ lúa mùa và một vụ màu ..........................................................110

Bảng 3.36. Định hướng quản lý và sử dụng đất lúa huyện Phú Bình đến năm

2020 theo các mức độ khác nhau ........................................................112

Bảng 3.37. Định hướng quản lý và sử dụng nghiêm ngặt đất lúa huyện Phú

Bình theo 3 tiểu vùng ..........................................................................114

Bảng 3.38. Định hướng quản lý và sử dụng linh hoạt đất lúa huyện Phú Bình

theo 3 tiểu vùng ...................................................................................115

Bảng 3.39. Định hướng chuyển đổi đất lúa theo các tiểu vùng sang trồng ngô

và đậu tương ........................................................................................117

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng của 10 năm (2003-2013) tại

trạm Khí tượng Thành phố Thái Nguyên ..............................................51

Hình 3.2. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng của 10 năm (2003-2013)............52

Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình thời kỳ 2010-2015........................54

Hình 3.4. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2010-2015......55

Hình 3.5. Biến động năng suất lúa trung bình (tạ/ha) của từng tiểu vùng và

toàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009-2013 ...........................................64

Hình 3.6. Biến động sản lượng lúa (nghìn tấn) của từng vùng và toàn huyện

Phú Bình giai đoạn 2009 - 2013............................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa xếp thứ 3 trong số 10 nước gieo trồng lúa

nhiều nhất trên thế giới. Tính từ 1961 đến 2016 diện tích gieo trồng lúa tăng từ 4,744

triệu ha lên 7,7916 triệu ha, tăng 1,54 lần. Năng suất lúa tăng 1,9 tấn lên 5,6

tấn/ha/vụ, tăng 2,9 lần và sản lượng tăng từ 8,997 triệu tấn (1965) lên 43,619 triệu

tấn (2016), tương ứng 4,8 lần. So với bình quân chung của thế giới về số lần tăng về

diện tích gieo trồng tương đương 1,54 lần/1,5 lần. Năng suất lúa gia tăng lớn hơn

nhiều (2,9 lần/2,1 lần) và sản lượng cũng gia tăng cao hơn (4,8 lần/3,14 lần). Việt

Nam chấm dứt tình trạng thiếu lương thực trong gần 25 năm, năm cao nhất là năm

1974 thiếu hụt 1,26 triệu tấn lương thực (Trần Văn Đạt, 2010) [75]. Từ năm 1990

nước ta lại tiếp tục xuất khẩu gạo sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh và từ

năm 2010 đến nay đều xuất khẩu trên 6 triệu tấn/năm, đưa nước ta trở thành nước

xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm (FAO STAT, 2017) [95], (Viện Quy

hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2017) [65]. Tuy nhiên từ năm 2000 đến năm 2010

diện tích đất lúa đã giảm từ 4.468 nghìn ha xuống còn 4.165 nghìn ha, giảm 303

nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 30,3 nghìn ha. Tình trạng giảm diện tích đất lúa

nhiều trong giai đoạn này không những chỉ do chuyển đổi mục đích sang trồng cây

trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn do chuyển đổi mục đích khác như

phát triển đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghiệp hoá và hiện

đại hoá đất nước. Tình trạng chuyển đổi sử dụng đất lúa sang các cây trồng lâu năm,

cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục diễn ra do cán cân cung cầu lúa gạo

thế giới luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi giá lúa gạo trong nước giảm thấp và có xu

hướng không ổn định. Giá vật tư bao gồm cả phân bón, hoá chất bảo vệ, chi phí lao

động ngày càng gia tăng nhưng giá bán lúa gạo không tăng hoặc tăng không đáng kể

dẫn đến hiệu quả sản xuất lúa thấp, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí không có lãi.

Những vấn đề nêu trên đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để vừa quản lý được

đất sản xuất lúa - loại tài sản đã được nhiều nhà khoa học cho là “vàng” không chỉ

cho thế hệ hiện tại mà còn cho muôn đời con cháu trong tương lai. Mặt khác cần có

những chính sách để đảm bảo lợi ích của người trồng lúa, gia tăng thu nhập để họ có

thể yên tâm giữ đất lúa, thâm canh và sản xuất lúa có hiệu quả, góp phần đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia và là nền tảng ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền

vững đất nước.

2

Để giải quyết bài toán nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý đất lúa [19], và được thay thế bằng Nghị

định số 35/2015/NĐ-CP ngày 26/3/2015 [20]. Tiếp theo đó hàng loạt các Nghị định,

Quyết định, Thông tư được ban hành nhằm quản lý 3,8 triệu ha đất lúa theo hướng linh

hoạt và đảm bảo người trồng lúa tại những vùng sản xuất lúa hàng hoá phải có lãi ít

nhất 30%. Mức độ quản lý từ nghiêm ngặt sang quản lý linh hoạt thể hiện sự linh hoạt

trong quản lý đất lúa, điều tiết hiệu quả sản xuất lúa đem lại lợi ích cho người trồng lúa

thông qua điều chỉnh diện tích gieo trồng lúa theo tín hiệu cung cầu của thị trường, khi

nhu cầu lúa gạo thấp cho phép chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác có hiệu quả

kinh tế cao hơn nhưng khi cầu thóc gạo tăng có thể tái trồng lúa trở lại. Và để quản lý

được đất trồng lúa đòi hỏi với những diện tích chuyển đổi sang trồng lúa vẫn phải

thống kê là đất trồng lúa. Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa,

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2013) [66] đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn phê duyệt dự án “Chuyển đổi 262,1 nghìn ha gieo trồng lúa sang trồng

cây hàng năm khác như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản tuỳ

điều kiện sinh thái của vùng giai đoạn 2014-2016”. Trong đó vùng Trung du miền núi

Bắc bộ được xác định là cần chuyển 100,3 nghìn ha, riêng Thái Nguyên có diện tích

cần chuyển rất lớn với 12,5 nghìn ha.

Huyện Phú Bình là huyện Trung du của tỉnh Thái Nguyên nhưng là trọng

điểm trồng lúa của tỉnh, năm 2013 diện tích đất lúa có 7595 ha. Tuy nhiên, cũng

như nhiều địa phương khác của cả nước, tình trạng lấy đất canh tác lúa chuyển sang

các mục đích như phát triển khu công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng... vẫn đang

diễn ra. Đặc biệt là việc chuyển đổi sử dụng đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả

kinh tế cao vẫn diễn ra mạnh. Từ năm 2000 đến nay, diện tích lúa của huyện đã

giảm 1000 ha, không kể diện tích người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây khác có

hiệu quả kinh tế cao hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý. Do vậy, để vừa giữ

được đất trồng lúa theo hướng quy hoạch đảm bảo an ninh lương thực, vừa phải

chuyển một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu

quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải có những giải

pháp đồng bộ, có căn cứ khoa học dựa trên một nghiên cứu toàn diện về đất trồng

lúa của huyện bao gồm từ đánh giá hiện trạng đất trồng lúa, chất lượng đất đang

trồng lúa; hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng lúa, tình hình quản lý Nhà nước

về đất trồng lúa... Để góp phần giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài

“Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn

huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực

tiễn sâu sắc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!