Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp làm giảm Stress nhiệt cho Bò sữa có tỷ lệ máu Holstein Friesian cao (>= 87,5%)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC KỸ THUẬT
4 Tạp chí chăn nuôi 2-08
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP LÀM GIẢM STRESS NHIỆT CHO BÒ SỮA CÓ
TỶ LỆ MÁU HOLSTEIN FRIESIAN CAO ( 87,5%)
Đoàn Đức Vũ, Phạm Hồ Hải và Nguyễn Huy Tuấn*
1. MỞ ĐẦU*
Ở các nước tiên tiến, công nghệ làm mát
chuồng nuôi để giảm stress nhiệt cho đàn bò
sữa đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi
trong thực tiễn sản xuất. Ở nước ta, ngoại trừ
những trang trại lớn, mới được xây dựng là có
quan tâm đến vấn đề thiết kế chuồng trại thông
thoáng, số chuồng trại cũ vẫn chưa được cải
tạo, gây nên hiện tượng stress nhiệt, đặc biệt
đối với bò sữa có tỷ lệ máu HF cao, làm thiệt
hại đáng kể cho ngành chăn nuôi bò sữa.
Đinh Văn Cải và ctv. (2004) đã nghiên
cứu một số biện pháp stress nhiệt cho bò
sữa, tác giả kết luận rằng giải pháp đơn giản
là thiết kế chuồng trại thông thoáng, còn giải
pháp sử dụng quạt gió và phun nước trong
chuồng cần tiếp tục nghiên cứu áp lực nước
và độ lớn của hạt sương phun ra trong mối
quan hệ với tốc độ gió (công suất quạt) để
giúp bò sữa thải nhiệt tốt hơn và giảm độ ẩm.
Trong khi đó, Bucklin và ctv. (1991) tổng hợp
kết quả nghiên cứu ở Florida, Kentucky,
Missouri và Israel đã khẳng định rằng sử
dụng hệ thống quạt gió và phun sương trong
chuồng là giải pháp giảm được stress nhiệt
cho đàn bò sữa ở xứ nóng.
Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của việc sử
dụng hệ thống quạt gió - phun sương đến
từng chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ nói riêng và chỉ
số THI nói chung cũng như ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu sinh lý, khả năng sản xuất sữa và
sinh sản của đàn bò sữa có tỷ lệ máu HF cao
(từ 87,5% trở lên).
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
* Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.
Đối tượng nghiên cứu là đàn bò sữa có tỷ
lệ máu HF cao đang được nuôi trong các trại tư
nhân ở khu vực TP.Hồ Chí Minh. Xác định tỷ lệ
máu bò HF thông qua những ghi chép về gia
phả của chủ trại.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm: Tại các huyện Hóc Môn và Củ
Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.
* Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ
tháng 3/2005 đến tháng 9/2006 (mỗi bò sữa thí
nghiệm đạt được 1 chu kỳ đẻ).
2.3. Nội dung nghiên cứu
Chọn 4 trại nuôi bò sữa có điều kiện về
chuồng trại, nguồn thức ăn và điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng bò tương đối giống nhau.
Trong 4 trại này, chọn 40 bò sữa có tỷ lệ máu
HF cao, đã đẻ từ lứa thứ 1 đến lứa 4 để phân
thành 2 lô với năng suất sữa từng cặp tương
đối đồng đều nhau (Bảng 1). Ngay thời điểm
bắt đầu thí nghiệm, chỉ chọn những bò sữa
đang vắt sữa từ tháng thứ nhất đến tháng thứ
3, sau đó tiếp tục chọn những bò sữa mới đẻ
sao cho đủ số lượng bò thí nghiệm ở mỗi lô.
* Lô đối chứng: Không có sự tác động nào.
* Lô thí nghiệm: Cải tiến tiểu khí hậu
chuồng nuôi bằng cách lắp đặt quạt gió và hệ
thống phun sương trong chuồng.
+ Quạt gió công nghiệp: Đường kính cánh
80 cm; Công suất 1,5 KW; Chiều cao đặt quạt
2,2 m; Đặt ở vị trí lưng bò lúc bò đứng ăn;
Khoảng cách đặt quạt trong mỗi dãy chuồng là
10 m/cái.
+ Hệ thống phun sương: Sử dụng ống
nhựa PVC F 21; Chiều cao hệ thống béc phun
là 1,8 m; Sử dụng béc phun có đường kính tỏa
sương là 1,7 m; Hạt sương phun ra chỉ đủ làm
ướt thân bò chứ không làm ướt nền chuồng;