Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Ở Huyện Si Ma Cai Tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
812.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1072

Nghiên Cứu Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Ở Huyện Si Ma Cai Tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

chưa từng công bố. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các

thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá khoa học

của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam về công trình và kết quả nghiên

cứu của mình.

ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Khoa sau đại

học, quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình

giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn khoa học

và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Si Ma Cai và các cơ quan liên

quan; UBND các xã Lử Thẩn, Sín Chéng, Bản Mế đã cung cấp các số liệu và

nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt các hoạt động nghiên cứu của mình.

Để thực hiện luận văn, bản thân tôi luôn cố gắng nghiên cứu, học hỏi với

tinh thần tận tâm và nỗ lực cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham

khảo và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đề tài chắc chắn không tránh

khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý xây

dựng từ quý thầy cô, các nhà khoa học, các chuyên gia và những người quan tâm

để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể thực thi tốt trong thực tiễn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016

Tác giả

Lê Xuân Hợp

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan .................................................................................................. i

Lời cảm ơn.....................................................................................................ii

Mục lục .........................................................................................................iii

Danh mục các từ viết tắt................................................................................. v

Danh mục các bảng ...................................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN

VỮNG............................................................................................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững................................................ 5

1.1.1. Đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo....................................................5

1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững..................................................11

1.1.3. Các chính sách của nhà nước về giảm nghèo bền vững........................ 13

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững........................................... 14

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của các nước trên thế giới............14

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền

vững..............................................................................................................21

1.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm .............................................................. 24

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................. 26

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Si Ma Cai, tỉnh lào Cai .......................... 26

2.1.1. Điều kiện tự nhiên liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................ 26

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................31

2.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện.................................................36

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 37

2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm khảo sát..................................................37

iv

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu..........................................39

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá ............................................40

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 41

3.1. Thực trạng đói nghèo ở huyện Si ma Cai giai đoạn 2013-2015.......... 41

3.1.1. Thực trạng nghèo đói ở huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013-2015 ...........41

3.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện Si Ma Cai .43

3.2. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững ở

huyện Si ma Cai giai đoạn 2011 - 2015 .................................................... 44

3.2.1. Kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững phân theo chương trình.........44

3.2.2 Những thành công và hạn chế của các chương trình giảm nghèo bền

vững..............................................................................................................60

3.3. Kết quả điều tra tình hình giảm nghèo bền vững ở huyện Si Ma Cai . 65

3.3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra.................................................... 65

3.4. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo bền

vững ở huyện Si Ma Cai........................................................................... 71

3.4.1. Đánh giá chung ................................................................................... 71

3.4.2. Tồn tại, hạn chế................................................................................... 71

3.5. Các giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Si Ma Cai.................... 73

3.5.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện ................................ 73

3.5.2. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào

Cai ................................................................................................................74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 90

1. Kết luận................................................................................................ 90

2. Kiến nghị.......................................................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CSXH Chính sách xã hội

DN Doanh nghiệp

ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KHKT Khoa học kỹ thuật

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

KD Kinh doanh

LĐ Lao động

LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và xã hội

TW Trung ương

UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND Uỷ ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

XĐGN Xoá đói giảm nghèo

XKLĐ Xuất khẩu lao động

SX Sản xuất

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

2.1 Hiện trạng số lượng và cơ cấu đất đai của huyện Si Ma Cai 29

2.2 Dân số và lực lượng lao đông của huyện Si Ma Cai 31

2.3

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của

huyện Si Ma Cai

37

3.1

Tổng hợp thực trạng nghèo giai đoạn 2013 - 2015 của

huyện Si Ma Cai

41

3.2

Tổng hợp diễn biến tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện

Si Ma Cai (2013 - 2015)

42

3.3

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2011 đến 2015

huyện Si Ma Cai

48

3.4

Nguồn vốn tín dụng cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo ơ

huyện Si Ma Cai từ năm 2011 đến 2015

54

3.5 Đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra năm 2016 67

3.6 Tình hình thu nhập của hộ điều tra năm 2016 68

3.7 Nguyên nhân nghèo đói của hộ điều tra năm 2016 70

3.8 Nguyện vong của hộ nghèo điều tra năm 2016 72

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của tất cả các

nước trên thế giới, là vấn đề được các chính phủ, các tổ chức quốc tế quan

tâm để tìm giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi

toàn thế giới. Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã

hội và tăng trưởng bền vững. Vì vậy, Việt Nam coi xóa đói giảm nghèo là

mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thực hiện xóa đói giảm nghèo

trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt

của chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ

tương đối nhanh và đạt được thành tựu to lớn. Với chủ trương, chính sách

đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực

của nhân dân, nước ta hiện đang dẫn đầu thế giới về xóa đói, giảm nghèo, là

một trong những nước giảm nghèo thành công, nhất là trong vòng 10 năm gần

đây.

Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay đang có những cơ

hội thuận lợi cho việc thực hiện những mục tiêu mới đặt ra.

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, công cuộc xóa đói, giảm nghèo

nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nước ta vẫn

là một trong các nước nghèo, trong thời kỳ đổi mới kinh tế phát triển nhanh,

đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, song thu nhập bình quân

đầu người hiện nay vẫn ở mức thấp. Mặt khác xu hướng gia tăng bất bình

đẳng và gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Tỷ lệ

người nghèo là người dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu còn cao, chiếm

2

khoảng 31% trong tổng số người nghèo. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa

bền vững, nguy cơ tái nghèo rất lớn; hàng vạn hộ nghèo còn đang phải sống

trong nhà ở dột nát, không an toàn; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa

các khu vực, vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có đủ điều kiện để đột phá về

giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn.

Si Ma Cai là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai, có địa hình

tương đối phức tạp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, là 1 trong

62 huyện nghèo của cả nước. Trong những năm qua, thực hiện chương trình

mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không

ngừng của địa phương và sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn

thể nên nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết

đề ra, nhiều mô hình làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao;

xuất hiện nhiều hộ nông dân nghèo sản xuất giỏi, đời sống của nông dân được

cải thiện, bộ mặt nông thôn đang từng bước được đổi mới.

Tuy nhiên thời gian qua, công tác xoá đói giảm nghèo cũng bộc lộ

những hạn chế cần được khắc phục như: Tỷ lệ nghèo có giảm, nhưng tỷ lệ tái

nghèo cao, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đạt nhưng chưa bền vững.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xóa

đói, giảm nghèo, đề tài "Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững ở

huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai" là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết cả về lý

luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện công

tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp

nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xóa đói, giảm

nghèo và xóa đói, giảm nghèo bền vững.

- Đánh giá thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo ở

huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2015.

- Đánh giá được tính bền vững trong xóa đói, giảm nghèo, tái nghèo,

cận nghèo.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tính bền vững của công

tác xóa đói, giảm nghào ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện

ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chủ yếu đi tìm hiểu thực trạng, kết quả tính bền vững của

công tác giảm nghèo được triển khai ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian:

Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại các xã trên địa bàn huyện Si Ma

Cai tỉnh Lào Cai.

+ Về thời gian:

Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện xóa đói, giảm

nghèo ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2015.

+ Về nội dung:

- Đề tài nghiên cứu thực trạng đói nghèo theo nội dung tiêu chí chương

trình giảm nghèo quốc gia.

- Thời gian từ 2013 - 2015 và giải pháp cho giai đoạn 2015 - 2020.

4

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

- Thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên

địa bàn huyện Si Ma Cai.

- Tính bền vững trong kết quả giảm nghèo địa bàn huyện Si Ma Cai.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

Si Ma Cai.

- Các giải pháp và đề xuất giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si

Ma Cai.

5. Kết cấu chi tiết các chương của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham

khảo, Luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!