Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên Kon Hà Nừng phục vụ dạy học Địa lí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ THỪA
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC
CỦA CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG PHỤC VỤ
DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Nhung, các số liệu trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng, chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào.
Bình Định, tháng 10 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Thừa
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Quy Nhơn. Để có được
luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thu Nhung đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn,
phòng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là Ban chủ nhiệm khoa Địa lí - Địa chính
(nay thuộc bộ môn Địa lí - Quản lý tài nguyên môi trường của khoa Khoa học
Tự nhiên) và quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những tri thức
tốt nhất trong thời gian qua.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và các đồng nghiệp
trường THPT Quang Trung - Gia Lai đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
thời gian tham gia học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến những người thân trong gia
đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và thực hiện luận văn này.
Trong qua trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 10 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Thừa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................ 8
7. Cấu trúc của đề tài................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 10
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ ........................................................................... 10
1.1.1. Trên thế giới:............................................................................. 10
1.1.2. Tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu....................................... 12
1.2. GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC...................................................... 15
1.2.1. Giá trị bảo tồn ........................................................................... 16
1.2.2. Giá trị môi trường ..................................................................... 17
1.2.3. Giá trị kinh tế .......................................................................... 188
1.2.4. Giá trị khoa học, giáo dục......................................................... 19
1.2.5. Giá trị văn hóa, thẩm mỹ và giải trí .......................................... 20
1.3. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH.......................................................................... 21
1.3.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm địa lí............................... 21
1.3.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ...................... 22
1.3.3. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm địa lí.......................... 25
1.3.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm địa lí ............... 28
1.3.5. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí .................. 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊNKON HÀ
NỪNG, TỈNH GIALAI................................................................................... 33
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG........... 33
2.1.1. Vị trí địa lí................................................................................. 33
2.1.2. Địa chất ..................................................................................... 35
2.1.3. Địa mạo..................................................................................... 36
2.1.4. Khí hậu...................................................................................... 38
2.1.5. Thủy văn ................................................................................... 39
2.1.6. Thổ nhưỡng............................................................................... 40
2.1.7. Sinh vật ..................................................................................... 40
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊN KON HÀ
NỪNG....................................................................................................... 44
2.2.1. Đa dạng về hệ sinh thái............................................................. 44
2.2.2. Đa dạng về thành phần loài....................................................... 46
2.3. GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG....49
2.3.1. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học ............................................... 49
2.3.2. Giá trị môi trường ..................................................................... 53
2.3.3. Giá trị kinh tế ............................................................................ 55
2.3.4. Giá trị khoa học, giáo dục......................................................... 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊN
KON HÀ NỪNG CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ.................. 62
3.1. KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG, TỈNH GIA LAI CHO XÂY DỰNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ................................................... 62
3.2. XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ CHO
HỌC SINH................................................................................................ 63
3.2.1. Xác định các khu vực có thể phục vụ các hoạt động trải nghiệm
địa lí..................................................................................................... 63
3.2.2. Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm địa lí cho học sinh .... 70
3.2.3. Kế hoạch một số hoạt động trải nghiệm địa lí.......................... 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 89
KẾT LUẬN..................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CBD Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological
Diversity)
DTSQ Dự trữ sinh quyển
ĐDSH Đa dạng sinh học
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
THPT Trung học phổ thông
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
UNEP
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc
(United Nations Environment Programme)
IUCN
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for Conservation of Nature)
VQG Vườn quốc gia
WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (World Wild Fund)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm.................... 24
Bảng 2.1. Số lượng loài họ, loài thực vật bậc cao ghi nhận tại khu hành lang
liên kết Kon Ka Kinh - Kon Chư Răng năm 2007 theo BirdLife... 41
Bảng 2.2. Số lượng các loài thú và chim ghi nhận tại VQG Kon Ka Kinh và
KBTTN Kon Chư Răng năm 2010 ................................................. 42
Bảng 3.1. Các điểm khai thác giá trị đa dạng sinh học cho xây dựng HĐTN tại
VQG Kon Ka Kinh ......................................................................... 65
Bảng 3.2. Các điểm khai thác giá trị đa dạng sinh học cho xây dựng HĐTN tại
KBTTN Kon Chư Răng.................................................................. 67
Bảng 3.3. Nội dung và hình thức HĐTN ........................................................ 71
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú và tiếp thu bài của HS sau thực
nghiệm............................................................................................. 87
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ thực địa tại cao nguyên Kon Hà Nừng .................................... 7
Hình 1.1. Các bước học tập trải nghiệm ......................................................... 13
Hình 1.2. Mô hình hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng tự học......... 29
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới tự nhiên cao nguyên Kon Hà Nừng .................... 34
Hình 2.2. Bản đồ hình thể cao nguyên Kon Hà Nừng……….………………37
Hình 2.3. Rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng................................................... 42
Hình 2.4. Voọc chà vá chân xám..................................................................... 43
Hình 2.5. Khướu hông đỏ và Khướu mỏ dẹt đầu xám.................................... 43
Hình 2.6. Rừng kín thường xanh Kon Chư Răng ........................................... 44
Hình 2.7. Cảnh quan rừng kín hỗn hợp cây lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp.. 45
Hình 2.8. Cu xanh đầu xám và Niệc nâu ........................................................ 47
Hình 2.9. Acanthosaura nataliae and Calotes bachae .................................... 48
Hình 2.10. Bản đồ thảm thực vật cao nguyên Kon Hà Nừng ......................... 48
Hình 2.11. Vườn ươm khu BTTN Kon Chư Răng ......................................... 57
Hình 3.1. Bản đồ định hướng các hoạt động trải nghiệm khám phá cho học sinh
tại cao nguyên Kon Hà Nừng. ........................................................ 69
Hình 3.2. Một số ảnh minh họa cho cuộc thi vẽ tranh cổ động bảo vệ đa dạng
sinh học ........................................................................................... 78
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xếp loại điểm kiểm tra. ................................. 85
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đa dạng sinh học (ĐDSH) có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con
người cũng như các sinh vật khác. Nó là yếu tố quyết định tính ổn định và là
cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy,
bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển đời sống kinh
tế và xã hội. Một vấn đề nghiêm trọng được đặt ra hiện nay là ô nhiễm và bảo
vệ môi trường. Những tác động tiêu cực của sự thay đổi môi trường đã dẫn đến
tình trạng suy giảm ĐDSH. Cần phải có các giải pháp hữu hiệu, có tính bền
vững để bảo tồn ĐDSH. Một trong những giải pháp đó là giáo dục. Giáo dục
có thể giúp mọi người ở nhiều lứa tuổi và địa vị xã hội khác nhau tìm hiểu về
các giá trị, động lực, kỹ năng và trách nhiệm liên quan đến việc duy trì chất
lượng của môi trường và sức khỏe con người.
Ở nước ta hiện nay, với mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo”, một trong những yêu cầu cần thiết hiện nay là phải chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn [4].
Đổi mới giáo dục nước ta cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động trải
nghiệm, đề cao phương thức dạy học gắn liền với thực tiễn nghiên cứu lãnh
thổ. Học sinh tự mình học tập thông qua quá trình khám phá thế giới khách
quan, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan bản thân, có thể thấy được sự
gắn kết giữa các yếu tố tự nhiên trong môi trường giáo dục với quá trình học
tập và rèn luyện của học sinh là rất cần thiết.
Đặc biệt, cao nguyên Kon Hà Nừng nằm ở phía Đông, Đông Bắc của tỉnh
Gia Lai, trải rộng trên diện tích các huyện K’Bang, An Khê. Hiện nay còn lưu
giữ các giá trị tài nguyên sinh vật mang nét đặc thù của vùng Tây Nguyên, rừng
2
ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự
nhiên là: Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng, được xem là biểu tượng của khu bảo
tồn thiên nhiên ở Ðông Trường Sơn, là nơi có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới điển
hình, động vật đa dạng như: Voi, bò tót, mèo gấm, vượn đen,... Với phong cảnh
núi non, sông suối, ghềnh thác hùng vĩ nên thơ, thảm thực vật xanh tốt quanh
năm. Nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều
cây cổ thụ với hệ động thực vật phong phú, rừng được bảo vệ tốt và có tính
ĐDSH. Cao nguyên Kon Hà Nừng có đủ điều kiện trở thành điểm tham quan
trải nghiệm địa lí hấp dẫn trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, việc gắn giá trị
ĐDSH cao nguyên Kon Hà Nừng với hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy
học Địa lí chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo hứng thú học tập cho học
sinh (HS), giúp cho HS trải nghiệm, lĩnh hội được nhiều kiến thức từ thực tế,
phục vụ cho công cuộc khai thác, sử dụng và bảo vệ ĐDSH của khu vực cũng
như cả nước và trên thế giới. Do vậy, đề tài luận văn: “Nghiên cứu giá trị đa
dạng sinh học của cao nguyên Kon Hà Nừng phục vụ dạy học địa lí” là cơ
sở khoa học và thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy
bản thân và làm tư liệu dạy học trải nghiệm trong môn địa lí.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Làm rõ đặc điểm địa lí và xác định định tính giá trị ĐDSH của cao
nguyên Kon Hà Nừng phần thuộc tỉnh Gia Lai.
- Làm rõ khả năng khai thác các giá trị ĐDSH của cao nguyên Kon Hà
Nừng cho xây dựng HĐTN trong dạy học địa lí trung học phổ thông (THPT).
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan tài liệu, trong và ngoài nước; nghiên cứu cơ sở lý luận về
giá trị ĐDSH và hoạt động giáo dục trải nghiệm trong dạy học địa lí.
- Phân tích giá trị ĐDSH cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai.
- Nghiên cứu khai thác giá trị ĐDSH trên cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh