Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đo lường mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên - nghiên cứu trường hợp học viện quốc tế, bộ công an
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1175

Nghiên cứu đo lường mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên - nghiên cứu trường hợp học viện quốc tế, bộ công an

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

----------

TRẦN THỊ HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG MỐI TƢƠNG QUAN

GIỮA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VỚI THÀNH TÍCH

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU

TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN QUỐC TẾ, BỘ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, năm 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

----------

TRẦN THỊ HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG MỐI TƢƠNG QUAN

GIỮA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VỚI THÀNH TÍCH

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU

TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN QUỐC TẾ, BỘ CÔNG AN

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THÀNH NAM

Hà Nội, Năm 2015

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin đươc̣ gửi lờ

i cảm ơn chân thành tớ

i thầy giáo TS. Trần Thành Nam

là người đã tận tình hướng dẫn , đôṇ g viên tôi trong quá

trình triển khai và

hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Đồng thời, tôi rất trân troṇ g , biết ơn các quý

thầy / cô của Viện Đảm

bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiêṭ tình giảng daỵ và

trang bi ̣

cho chúng tôi các kiến thức chuyên ngành quý báu trong khoá hoc̣ .

Cuối cùng, tôi xin đươc̣ gửi lờ

i cảm ơn chân thành tớ

i các anh /chị các

khoá của chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo d ục, các baṇ hoc̣

cùng khoá 9 những ngườ

i đãnhiêṭ tình chia sẻ

, giúp đỡ, đôṇ g viên và khích lê ̣

tôi trong suốt quá

trình hoc̣ tâp̣ và hoàn thành chương trình cao hoc̣ này.

Do thờ

i gian có haṇ và chưa có nhiều kinh nghiêṃ trong n ghiên cứu

chuyên ngành nên luâṇ văn này không thể tránh khỏi những haṇ chế và thiếu

sót. Tác giả kính mong nhận được các góp ý , bổ sung của các thầy/ cô và các

bạn học viên.

Môṭ lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Thị Huyền Anh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu đo

lường mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của

sinh viên - Nghiên cứu trường hợp Học viện Quốc tế, Bộ Công an” hoàn

toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố

trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình

thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức

nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,

khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong

luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và

các nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thị Huyền Anh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3

4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3

5. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu .................................................. 3

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4

7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4

8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU. 6

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. ............ 6

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ trong mối quan hệ với năng

lực nhận thức............................................................................................... 6

1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập............ 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản:....................................................................... 13

1.2.1 Khái niệm năng lực:......................................................................... 13

1.2.2 Khái niệm về ngôn ngữ:................................................................... 15

1.2.3 Khái niệm năng lực ngôn ngữ: ........................................................ 16

1.2.4 Khái niệm thành tích học tập ........................................................... 21

1.3 Mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập.................. 22

1.4 Khung lý thuyết...................................................................................... 23

Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 24

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25

2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu.................................................................. 25

2.1.1 Đặc điểm học tập của sinh viên Học viện quốc tế........................... 25

2.1.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 27

2.1.3 Mẫu nghiên cứu ............................................................................... 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................... 30

2.2.2. Phương pháp chuyên gia................................................................. 31

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát..................................... 31

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................... 44

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 45

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 46

3.1 Thực trạng năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập của sinh viên Học

viện quốc tế:................................................................................................. 46

3.2 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập chung........ 48

3.3 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập của các môn

cơ sở ............................................................................................................. 50

3.4 Tương quan giữa năng lực ngôn ngữ và thành tích học tập các môn

nghiệp vụ...................................................................................................... 52

3.5 Mức độ ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ đến thành tích học tập của

sinh viên ....................................................................................................... 54

3.5.1 Mức độ ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ chung (VCI) đến thành

tích học tập chung ..................................................................................... 55

3.5.2 Mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành phần của năng lực ngôn ngữ

chung (VCI) đến thành tích học tập từng môn học .................................. 59

Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 71

KẾT LUẬN.................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Bộ GD-ĐT Bộ Giáo dục- Đào tạo

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

GV Giảng viên

KHXH Khoa học xã hội

NLNN Năng lực ngôn ngữ

Sig. Mức ý nghĩa

SV Sinh viên

TTHT Thành tích học tập

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát ....................... 29

Bảng 2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Tìm sự tương đồng.39

Bảng 2.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang về Từ vựng................ 40

Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Kiến thức xã hội .....41

Bảng 2.5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo về Xử lý tình huống.....43

Bảng 3.1. Thực trạng NLNN và TTHT của sinh viên .................................... 46

Bảng 3.2. Tương quan hệ số NLNN và TTHT của sinh viên kỳ I, kỳ II và cả

năm học 2014-2015......................................................................................... 48

Bảng 3. 3: Tương quan NLNN và TTHT của các môn cơ sở......................... 50

Bảng 3.4. Tương quan NLNN và TTHT của các môn nghiệp vụ.................. 53

Bảng 3.5: Đánh giá sự phù hợp của mô hình................................................ 55

Bảng 3.6 Bảng ước lượng hệ số hồi quy cho mô hình.................................... 57

Bảng 3.7 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số

thành phần của Năng lực ngôn ngữ đến TTHT học kỳ I ................................ 59

Bảng 3.8 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT học kỳ II............................................................. 60

Bảng 3.9 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT cả năm................................................................ 61

Bảng 3.10 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT ngoại ngữ ........................................................... 62

Bảng 3.11 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.............................. 63

Bảng 3.12 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn Nguyên lý 1................................................... 64

Bảng 3.13 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn Nguyên lý 2 ............................................... 65

Bảng 3.14 : Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn Thực tế chính trị. ....................................... 66

Bảng 3.15 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT các môn KHXH. ................................................ 67

Bảng 3.16 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn Tâm lý nghiệp vụ....................................... 68

Bảng 3.17: Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT Thực tập Nghiệp vụ. .......................................... 69

Bảng 3.18 Mô hình hồi quy dự đoán mức độ ảnh hưởng của các hệ số thành

phần của NLNN đến TTHT môn nghiệp vụ 1 ................................................ 70

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Khung lý thuyết............................................................................... 24

Hình 2.1 Cấu trúc triển khai nghiên cứu......................................................... 27

Hình 2.2 Biểu đồ mô tả mẫu phân bổ khóa học.............................................. 30

Hình 2.3 Phác họa cấu trúc khung của trắc nghiệm WAIS-IV và các tiểu trắc

nghiệm thành phần. ......................................................................................... 32

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong mọi thời đại, hầu hết các quốc gia, ở các cấp độ khác nhau đang

tập trung vào xây dựng kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà hàm lượng trí tuệ

được đưa vào nhiều nhất, trực tiếp nhất trong quá trình sản xuất và nâng cao

chất lượng của sản phẩm. Để phát triển kinh tế tri thức, trong chiến lược phát

triển của các quốc gia đều coi trọng việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao làm mấu chốt của chiến lược phát triển. Mà thực chất là nói

đến xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo có chất

lượng cao. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc

xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử

dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của người học. Chính vì lẽ đó,

việc quan tâm đến chất lượng đào tạo – đặc biệt ở bậc Đại học – trở thành một

nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai. Chất lượng

đào tạo được phản ánh thông qua thành tích học tập của sinh viên. Thành tích

học tập của sinh viên cho biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của

một người học, là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó.

Năng lực ngôn ngữ phản ánh mức độ thành thạo của cá nhân đối với

ngôn ngữ. Đó là khả năng vận dụng từ ngữ và cách diễn đạt. Một người có

năng lực ngôn ngữ cao thường nhạy cảm với ngữ nghĩa của từ, có kĩ năng

thao tác hóa khái niệm ngôn ngữ, phân tích văn bản và sử dụng từ ngữ một

cách hiệu quả trong quá trình giao tiếp (ở cả dưới dạng nói và viết). Ngoài ra,

khả năng ngôn ngữ còn được xem là một trong những thành tố quan trọng của

năng lực nhận thức cá nhân và trí tuệ kết tinh (Crystallized intelligence).

Chính vì vậy, năng lực ngôn ngữ của người học là một năng lực quan trọng

không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập mà còn ảnh hưởng tới

chất lượng công việc sau này của mỗi cá nhân.

2

Học viện Quốc tế là một trong các học viện, nhà trường của lực lượng

Công an nhân dân có nhiệm vụ đạo tạo ra chiến sỹ công an vừa hồng vừa

chuyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Mục tiêu

đào tạo của Học viện Quốc tế là sinh viên phải am hiểu kiến thức xã hội, giỏi

về nghiệp vụ, ngoại ngữ và đủ năng lực đấu tranh chống tội phạm có yếu tố

nước ngoài với những âm mưu và phương thức, thủ đoạn che giấu hành vi

phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo như

vậy, năng lực ngôn ngữ của sinh viên Học viện là một yếu tố cần phải hình

thành và năng lực này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích học tập. Do

vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đo lường mối tương quan

giữa năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập của sinh viên - nghiên cứu

trường hợp Học viện Quốc tế, Bộ Công an” là vấn đề có tính cấp thiết cả về

lý luận và thực tiễn. Tôi xin chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho Học viện Quốc tế thấy rõ (i)

thực trạng về năng lực ngôn ngữ của người học; (ii) mối tương quan giữa

năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập, (iii) ảnh hưởng của năng lực ngôn

ngữ trong việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp, chuyên môn, từ đó có

những kế hoạch để tác động cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh

viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

Học viện.

- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần xây dựng bộ công cụ đánh giá

năng lực ngôn ngữ của người học để sử dụng trong tương lai.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!