Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu diễn tiến sạch ký sinh trùng Plasmodium vivax sau điều trị thuốc chloroquine phosphate và một số chỉ điểm phân tử tiềm năng liên quan kháng thuốc tại tỉnh Gia Lai
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
717

Nghiên cứu diễn tiến sạch ký sinh trùng Plasmodium vivax sau điều trị thuốc chloroquine phosphate và một số chỉ điểm phân tử tiềm năng liên quan kháng thuốc tại tỉnh Gia Lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HOÀNG LƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU DIỄN TIẾN SẠCH KÝ SINH TRÙNG

Plasmodium vivax SAU ĐIỀU TRỊ THUỐC CHLOROQUINE

PHOSPHATE VÀ MỘT SỐ CHỈ ĐIỂM PHÂN TỬ TIỀM NĂNG

LIÊN QUAN KHÁNG THUỐC TẠI TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 8420114

Người hướng dẫn: TS.BS. HUỲNH HỒNG QUANG

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với các

nghiên cứu viên đồng thực hiện tại thực địa huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai và La

bô của Khoa Nghiên cứu và Điều trị và Khoa Xét nghiệm Sinh học phân tử, Viện

Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn. Các số liệu về kết quả nêu trong

luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Lương Giang

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của Quý thầy cô, các bạn đồng

nghiệp và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:

TS.BS. Huỳnh Hồng Quang là Thầy giáo - Hướng dẫn khoa học đã dành nhiều

thời gian, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, chỉnh sửa toàn bộ đề

cương và luận văn, cũng như động viên tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.

Trân trọng cảm ơn đến Trường Đại học Quy Nhơn, Ban Giám hiệu Nhà trường,

Phòng Đào tạo sau đại học giúp cho hoàn thiện hồ sơ dự tuyển chương trình cao học,

đồng thời đã dành mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn đến Quý thầy cô, đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Sinh

- Kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Quy Nhơn, Khoa Nghiên cứu Điều trị, Khoa Xét

nghiệm - Sinh học phân tử, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã luôn

tạo điều kiện thực hành tốt nhất, đóng góp ý kiến sâu sắc để luận văn hoàn chỉnh.

Chân thành cảm ơn đến Quý cán bộ y tế từ TTYT huyện đến các Trạm y tế xã,

y tế thôn buôn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tham gia thực hiện đề tài tại thực địa.

Kính trân trọng cảm ơn cha mẹ - những người luôn mong muốn các con mình

tiến bộ, là động lực mạnh mẽ, thay gánh vác việc gia đình cho tôi yên tâm học tập,

nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả người dân đã chia sẻ thông tin và mẫu bệnh

phẩm để số liệu xét nghiệm nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.

Tác giả luận văn

Hoàng Lương Giang

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........…. ................................................................................... .i

CÁM ƠN.........................… ................................................................................... .ii

MỤC LỤC. ..................... ....................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. ..................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN................................................ v

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN................................................ vi

ĐẶT VẤN ĐỀ................. ........................................................................................ 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4

1.1. Sốt rét do loài Plasmodium vivax ở người......................................................... 4

1.2. Sốt rét kháng thuốc từ dữ liệu từ Mạng lưới kháng thuốc toàn cầu .................. 6

1.3. Một số khó khăn và thách thức trong loại trừ sốt rét do P. vivax...................... 8

1.4. Điểm đặc biệt trong chu kỳ sinh học của loài Plasmodium vivax..................... 9

1.5. Nghiên cứu về Plasmodium vivax kháng chloroquine ................................... 11

1.6. Nghiên cứu về chỉ điểm phân tử để đánh giá kháng trên P. vivax .................. 18

1.7. Một số yếu tố thuận lợi cho ký sinh trùng sốt rét hình thành kháng ............... 23

1.8. Một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu ....................................................... 24

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 27

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................... 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 29

2.4. Quy trình theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau điều trị .............................. 30

2.5. Phác đồ thay thế thuốc khi thất bại điều trị .................................................... 31

2.6. Thuốc dùng đồng thời trong nghiên cứu ......................................................... 31

2.7. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ................................................................ 31

2.8. Quy trình các bước thực hiện theo dõi trên bệnh nhân.................................... 33

2.9. Đánh giá kết quả về hiệu lực thuốc theo hướng dẫn của TCYTTG 2009....... 34

2.10. Phân tích và xử lý số liệu............................................................................... 35

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................................. 37

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu........................... 37

3.2. Diễn tiến làm sạch ký sinh trùng P. vivax sau khi điều trị .............................. 42

3.3. Một số chỉ điểm phân tử tiềm năng liên quan kháng trên P. vivax ................. 47

KẾT LUẬN..................... ...................................................................................... 54

KHUYẾN NGHỊ ........... ...................................................................................... 55

TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI....................... 56

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN .............................................. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 58

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

CDC Centers for Disease Control and Prevention

CQ Chloroquine phosphate

G6PD Glucose-6- Phosphate Dehydrogenase

HC Hồng cầu

KSTSR Ký sinh trùng sốt rét

LTSR Loại trừ sốt rét

PCSR Phòng chống sốt rét

PCR Polymerase chain reaction_Phản ứng chuỗi trùng hợp

P. falciparum Plasmodium falciparum

P. vivax Plasmodium vivax

PNMT Phụ nữ mang thai

PQ Primaquine phosphate

SR Sốt rét

SRAT Sốt rét ác tính

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới.

TES Therapeutic Efficacy Study_Nghiên cứu hiệu lực thuốc

WHO World Health Organization

v

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1. Liều thuốc Primaquine phosphate sử dụng dùng theo nhóm tuổi 26

Bảng 2.2. Cỡ mẫu tối thiểu dựa trên tỷ lệ thất bại lâm sàng 29

Bảng 2.3. Quy trình và bước thực hiện theo lịch nghiên cứu in vivo 35

Bảng 2.4. Phân loại hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn TCYTTG (WHO, 2009) 33

Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung quần thể bệnh nhân nghiên cứu 38

Bảng 3.2. Một số nguyên nhân loại khỏi nghiên cứu và phác đồ điều trị 39

Bảng 3.3. Một số đặc điểm dân số học của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 40

Bảng 3.4. Một số đặc điểm lâm sàng và tiền sử sốt bệnh nhân nghiên cứu 41

Bảng 3.5. Một số đặc điêm về ký sinh trùng của bệnh nhân nghiên cứu 42

Bảng 3.6. Phân loại hiệu lực phác đồ chloroquine đối với P. vivax 43

Bảng 3.7. Hiệu lực cắt sốt và làm sạch KSTSR P. vivax của CQ 46

Bảng 3.8. Sự tái xuất hiện ký sinh trùng P. vivax trong thời gian nghiên cứu 47

Bảng 3.9. Diễn tiến làm sạch tải lượng ký sinh trùng P. vivax theo thời gian 47

Bảng 3.10. Chỉ điểm phân tử tiềm năng liên quan kháng thuốc trên P. vivax 48

Bảng 3.101. Tình trạng phân lập P. vivax mang đơn chỉ điểm hay đa chỉ điểm 49

vvi

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium spp. 9

Hình 1.2. Một số vùng Plasmodium vivax kháng thuốc chloroquine được báo

cáo

14

Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu tại xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai 27

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài luận văn

Sốt rét tiếp tục là vấn đề y tế công cộng dù số ca mắc và tử vong đã giảm đi

đáng kể từ năm 2018 đến nay - theo số liệu báo cáo sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y

tế thế giới [42]. Trong đó, phần lớn số ca mắc chủ yếu tập trung cao ở châu Phi,

Nam Mỹ và một số khác tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt tại khu vực Tiểu

vùng Sông Mê Kông. Phần lớn số ca tử vong liên quan sốt rét tập trung khu vực

cận sa mạc Sahara-châu Phi.

Tại Việt Nam, sốt rét là một trong những bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của

cộng đồng, đặc biệt khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Mặc dù, đạt được nhiều

thành quả trong công tác phòng chống sốt rét, song vẫn còn một số thách thức vẫn

đang đối mặt như tình trạng dân di biến động, giao lưu biên giới vùng sốt rét khó

kiểm soát, muỗi kháng với hóa chất và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc hiện dùng,

thay đổi cơ cấu ký sinh trùng nên có thể đe dọa Chiến lược loại trừ sốt rét. Do đó,

công tác giám sát sốt rét nói chung và giám sát thường quy tình hình nhạy kháng

thuốc là một trong những điểm then chốt để thay đổi chính sách thuốc phù hợp

từng giai đoạn. Không những loài Plasmodium falciparum đa kháng thuốc lan rộng

nghiêm trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương là một trở ngại kỹ thuật cho việc lựa

chọn thuốc, mà loài Plasmodium vivax cũng đã giảm đáp ứng hoặc kháng với

chloroquine tại nhiều nước như Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Đông

Timor.

Thuốc chloroquine đã được dùng tại Việt Nam với đa mục đích như dự phòng

và điều trị sốt rét cả Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax trong thời gian

gần 60 năm, dù hiện tại chưa có báo cáo kháng chloroquine do Plasmodium vivax

tại miền Trung-Tây Nguyên, song nhiều nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á

đã cho thấy nhiều tỷ lệ kháng khác nhau. Tại một số vùng sốt rét lưu hành ở Việt

Nam, theo dõi tính nhạy-kháng thuốc đã phát hiện P. vivax giảm nhạy và kháng với

chloroquine như Bình Thuận [14], Bình Phước và Quảng Nam. Tỉnh Gia Lai là một

trong số năm tỉnh có số ca mắc sốt rét cao nhất cả nước và một số nghiên cứu thực

hiện hàng năm của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã xác định

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!