Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Vấn Đề Trồng Keo Lai Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Loài Cây Này Tại Huyện Thanh Chương Tỉnh Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và
keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Tuy mới được phát hiện từ những năm
đầu thập kỷ 90 nhưng đã tỏ ra có triển vọng trong danh mục các loài cây trồng
rừng chủ yếu ở nước ta hiện nay bởi có những đặc điểm ưu việt về khả năng
sinh trưởng, tính chất gỗ phù hợp trong công nghệ chế biến cũng như khả
năng cải thiện, nâng cao độ phì của đất. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Keo
lai là loài có biên độ sinh thái rộng bởi thế mà nó phân bố rộng khắp các
vùng. Qua tuyển chọn đã có một số dòng được công nhận là giống quốc gia và
nhiều dòng được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Vì thế Keo lai đã được
trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước và trở thành một trong những loài
cây trồng kinh tế chủ lực.
Khi mà nhu cầu của xã hội về sử dụng gỗ ngày càng tăng và đa dạng,
đòi hỏi chúng ta phải tăng năng suất trồng rừng để đáp ứng những nhu cầu đó.
Với những ưu điểm nổi trội, Keo lai đã trở thành một trong những loài cây
mũi nhọn giải quyết vấn đề năng suất cây trồng nguyên liệu. Keo lai mới được
đưa vào trồng rừng tại huyện Thanh Chương những năm gần đây và bước đầu
đã đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên ngoài những thành công đã
đạt được thì vẫn còn có những tồn tại cần được giải quyết. Thực tiễn của công
tác trồng rừng trong những năm qua cho thấy, những thành quả đạt được từ
trồng rừng Keo lai xét trên cả 3 phương diện năng suất, chất lượng và hiệu
quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
Rất nhiều khu vực hiện nay đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng Keo
lai, nhưng cũng có nơi diện tích trồng Keo lai đang bị thu hẹp lại, thậm chí có
2
nơi không trồng nữa mà chuyển sang trồng loài cây khác. Vì vậy, thực trạng
rừng trồng Keo lai nói chung và rừng trồng Keo lai trên địa bàn huyện Thanh
Chương nói riêng cần phải được đánh giá một cách đầy đủ về vấn đề khoa học
công nghệ, hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.
Để có nhận thức thật đầy đủ, toàn diện về hiệu quả mà rừng trồng Keo
lai mang lại, chúng ta cần phải có những nghiên cứu đánh giá một cách toàn
diện làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển loài cây này một cách bền
vững và hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói chung và với huyện
Thanh Chương nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng Keo lai và đề xuất giải pháp
phát triển loài cây này tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.
Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 4 chương và 2 phần là Phần Đặt vấn đề và Phần Kết luận –
Tồn tại – Khuyến nghị. Các chương cụ thể là:
1) Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2) Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3) Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4) Chương 4. Kết quả và thảo luận
Ngoài ra, còn có hệ thống các bảng kê, tài liệu tham khảo tiếng Việt và
tiếng Anh, các phụ lục.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tiếp cận đánh giá mức độ thích ứng vùng trồng rừng
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thế kỷ XIX trên thế giới đã có những nghiên cứu về sinh trưởng,
nghiên cứu điều kiện lập địa đến khả năng cho năng suất cao của các loài cây
rừng khác nhau. Các nghiên cứu tập trung theo 2 hướng cơ bản:
- Tìm các chỉ tiêu tương thích cho mối quan hệ giữa tự nhiên - sinh vật học.
- Tìm các chỉ tiêu tương thích của kinh tế - xã hội tới cây trồng.
Theo hướng thứ nhất các nhà khoa học đã nghiên cứu theo 2 trường phái:
+ Tìm cây phù hợp với điều kiện lập địa.
+ Chọn điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng.
Trường phái thứ nhất, lấy biểu hiện của rừng trồng mà các chỉ tiêu quan
trọng là sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu thời tiết, sản
lượng hoa quả, tái sinh, thay đổi độ phì của đất, năng suất qua các chu kỳ kinh
doanh để đánh giá điều kiện lập địa. Theo hướng này các nhà nghiên cứu đã
phân chia cấp đất cho từng điều kiện lập địa cụ thể. Hướng nghiên cứu này phát
triển mạnh ở Châu Âu và Châu Mỹ mà đại diện là Đức, Đan Mạch, Mỹ... Điển
hình là các tác giả Hardy (1936); Bead (1946); Richard (1948) nghiên cứu về
mối quan hệ giữa đặc tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Các nghiên cứu
này cho rằng đối với vùng ôn đới thì độ chua của đất (pH), hàm lượng CaCO3 và
các chất Bazơ là những yếu tố quan trọng nhất. Nghiên cứu của Week (1970) về
quan hệ của cây Tếch và một số yếu tố đất đã xây dựng được hàm R = 1/3 (P X S),
trong đó R: sinh trưởng hàng năm, P: độ sâu tầng đất và S: độ no bazơ...
Kết quả nghiên cứu thu được của trường phái này là đã phân chia được
điều kiện lập địa từ tốt (cấp đất I, cấp đất II), trung bình (cấp đất III) đến xấu
(cấp đất IV), số liệu của các nghiên cứu này là trung thực, có độ tin cậy cao,
4
chính vì thế mà một số tác giả đã khẳng định cấp đất thuyết minh sức sản xuất
của rừng trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trường phái này cũng thể hiện
một số hạn chế là chỉ áp dụng ở nơi đã có rừng và không giải thích được cơ chế
ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới cây trồng. Vì vậy, trường phái nghiên cứu
trên chưa đưa ra được dự báo tốt trong quy hoạch phát triển rừng trồng, nhưng
trường phái này đã mở ra cơ hội đánh giá những loài cây đã trồng phổ biến như
keo lai.
Trường phái thứ hai, dùng phương pháp so sánh mối quan hệ giữa tự
nhiên và sinh vật tức là giữa nhu cầu sinh thái của loài với tiềm năng điều kiện
lập địa qua các chỉ tiêu. Để thực hiện phương pháp này người ta tiến hành xác
định biên độ sinh thái loài, sau đó điều tra đánh giá những chỉ tiêu tương ứng của
điều kiện lập địa. Dựa vào mức độ trùng hợp hay sai lệch mà người ta chia giới
hạn thích hợp của sinh vật với điều kiện lập địa thành các khoảng rất thích hợp
(S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Một trong những
nghiên cứu nổi bật là phân hạng đất phân chia điều kiện lập địa theo mức độ
thích hợp, tiêu biểu là các nghiên cứu tại Bắc Mỹ, tổ chức FAO...
Trường phái nghiên cứu thứ hai có ưu điểm là áp dụng được cho bất kỳ
nơi nào chưa trồng rừng, phù hợp với việc quy hoạch, dự báo khả năng tiềm ẩn
của điều kiện lập địa. Nhưng nó có những hạn chế là chưa được kiểm nghiệm
thực tế, chưa đánh giá được nhân tố quan trọng nhất tác động tới loài cây trồng.
Hướng thứ hai, các tác giả dùng ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội
đến rừng trồng nhằm đánh giá mức độ thích ứng của vùng trồng rừng. Các
nghiên cứu theo hướng này tập trung đánh giá các chỉ tiêu như mục đích kinh
doanh, vị trí vùng kinh tế sinh thái, yếu tố thị trường, nhu cầu sử dụng lâm sản,
tập quán canh tác,... Hướng nghiên cứu này tập trung được sự chú ý của các nhà
kinh tế học, lâm nghiệp xã hội, các nhà đầu tư... Như vậy, ngoài vấn đề đánh giá
tương thích mối quan hệ giữa tự nhiên với sinh vật học còn cần có sự đánh giá
tương thích về điều kiện kinh tế - xã hội mà hiệu quả tổng hợp là lựa chọn cuối
5
cùng đầy đủ nhất. Sự thật kinh doanh rừng luôn chứa đựng tất cả các yếu tố về tự
nhiên, sinh vật, kinh tế, xã hội và không thể bỏ qua yếu tố nào.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu theo các hướng khác như nghiên cứu của
Hill (1960) ở Canada, nghiên cứu của Shwaneker phân chia điều kiện lập địa tại
Việt Nam. Hướng này chỉ phân chia điều kiện lập địa dựa vào một vài tiêu chí về
đất mà không cần quan tâm đến những yếu tố thời tiết, vị trí địa lý... Do vậy, nó
chỉ dừng lại ở mức phân chia điều kiện lập địa theo khả năng tiềm ẩn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta trong những năm vừa qua thì rừng trồng nguyên liệu ngày
được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh những cây bản địa được gây trồng thành
công như mỡ, tre luồng, thông… thì một số cây có sinh trưởng nhanh như keo,
bạch đàn từ nhiều xuất xứ được du nhập vào Việt Nam và trở thành cây mũi
nhọn giải quyết vấn đề năng suất cây trồng nguyên liệu.
Nghiên cứu về vấn đề đánh giá mức độ thích hợp của vùng trồng rừng
các nhà khoa học đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Hướng tập
trung chủ yếu là đánh giá các chỉ tiêu về đất, kinh tế xã hội mà các biểu hiện của
nó là sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại, phẩm chất của cây, sản lượng hoa
quả, khả năng tái sinh, làm thay đổi độ phì của đất… Nghiên cứu về sinh trưởng
các nhà khoa học đã phân chia cấp đất cho một số loài cây như; Hoàng Kim Ngũ
và Phạm Văn Điển phân chia cấp đất cho cây Giổi xanh, Hà Quang Khải làm
cho cây luồng, Đỗ Đình Sâm làm cho cây Bồ đề… Nghiên cứu thay đổi của đất
có các tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1970) đã đánh giá độ phì của đất biến động
lớn ứng với mỗi thảm thực vật. Hoàng Xuân Tý (1976) nghiên cứu thay đổi của
đất trồng bạch đàn trên đồi trọc cho thấy sau 10 năm các tính chất hoá học cơ
bản chưa có sự thay đổi nhiều. Ngô Đình Quế (1985) nghiên cứu đất trồng thông
nhựa cho thấy sau 8 - 10 năm trồng thông nhựa tính chất đất có thay đổi nhưng
không nhiều. Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu đất trồng rừng bồ đề ở 4 hạng
đất cho kết quả sự suy giảm lượng mùn ở cả 4 hạng đất khi phá rừng tự nhiên để
6
trồng bồ đề. Đỗ Đình Sâm (2001) nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng biện pháp
kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng nguyên liệu tại vùng trung tâm, Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên. Tác giả dựa vào độ dốc, thực bì và độ sâu tầng đất để phân dạng
điều kiện lập địa cho trồng rừng keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng có
sinh trưởng đạt từ 5,7 m3
/ha/năm đến 25,7 m3
/ha/năm.
1.2. Các nghiên cứu về Keo lai
1.2.1. Trên thế giới
Các loài keo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae),
thuộc ba chi phụ Acacia, Aculeiferum và Phyllodinae (Maslin and Mc Donald,
1996). Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên thế giới có khoảng 1250 loài, phân
bố tự nhiên tại một số vùng như châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương
tuy nhiên chúng đặc biệt phát triển tốt ở Châu phi và Australia. Riêng tại
Australia có khoảng 850 loài keo trong đó có hàng trăm loài có lá giả (Phyllode).
Lần đầu tiên giống lai giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá
tràm (Acacia auriculiformis) được Messir Herbern và Shim phát hiện vào năm
1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang
Sabah (Malaixia). Năm 1976, Tham cũng khẳng định đó là giống lai giữa 2 loài
keo trên. Tháng 7 năm 1978 sau khi xem xét các mẫu tiêu bản được gửi tháng 1
năm 1977 tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia), Pegley đã xác
nhận đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Keo lai cũng
được phát hiện ở nhiều nơi khác như: Vùng Balamuk và Old Tonda của Papua
New Guinea (Turnbull, 1986; Gun và cộng sự, 1987; Griffin, 1988).
Về hình thái giải phẫu thực vật có thể kể đến các công trình nghiên cứu
của các tác giả: Pedley, L (1990), Verdcord, B (1979), Turnbull (1986), Gun at
all (1987), Darus và Rasip (1989), Gan và Sim Boon Liang (1991). Cây con keo
lai được Rufelds (1988), Gan, Sim Boom Linang (1991) nghiên cứu thấy rằng
keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn keo tai tượng và muộn hơn keo lá
tràm. Kết quả nghiên cứu của Bowen (1981) cho biết cây keo lai cũng thể hiện
7
trung tính giữa hai loài keo bố mẹ về hoa tự, hoa và hạt. Nó cũng có tính trung
gian về peroxidase isozyme (Kiang Tao và cộng sự, 1988) và hình thái (Shukor,
Abd Rashid, Itam, 1994). Cây lai còn có các kiểu hình trung gian và gần với keo
lá tràm (Sedley, Harbard và cộng sự, 1992).
Về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng có thể kể đến các công trình
nghiên cứu của Tanpibal và các cộng sự (1991), Ugalde, L.A (1983), Prasad, R.
and Chadhar, S.K (1987)... Nghiên cứu tại Sabah cho thấy cây Keo lai thể hiện
sự sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng thuần loại, cây Keo lai cũng cho chất
lượng gỗ sợi, gỗ dán lạng, bột giấy tốt hơn Keo tai tượng. Ngoài ra Keo lai cũng
có sự tăng sức chống chịu với bệnh thối ruột gỗ trong khi đó Keo tai tượng lại
thường bị rỗng ruột.
Cây lai có thể không có ưu thế về sinh trưởng (Rufelds, 1987) hoặc có ưu
thế lai như cao hơn và to hơn các loài bố mẹ (Cyril Pinso và Robert Nasi, 1991).
Cây lai có độ tròn thân, mức độ tỉa cành tốt hơn keo tai tượng, còn độ thẳng thân
của cây lai tốt hơn keo lá tràm (Rufelds, 1987). Keo lai có đỉnh ngọn phát triển
tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tốt (Pinyopusarsk, 1990). Keo lai nhân giống
được bằng hom (Griffin, 1988) hoặc nuôi cấy mô (Darus Haji Ahmed, 1991).
Keo lai theo nhận xét của Zobel và Talbert (1984) là những tính trạng tốt
nhất và mong muốn nhất của bố mẹ được thể hiện nhưng những tính trạng xấu
nhất của bố mẹ cũng có thể xuất hiện trong con lai. Với keo lai phần lớn cá thể ở
đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng. Pinso và Nasi (1991) đánh giá tổng hợp
về keo lai cho thấy có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả
yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Khi đánh giá các tiêu chí chất lượng của
cây keo lai Pinso và Nasi thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn
đều của thân... đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng keo lai rất thích hợp
cho trồng rừng thương mại.
Ở vùng Châu Á Thái Bình Dương keo lai được phát hiện tại Thái Lan
(Kyika, 1992). Từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai