Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đánh Giá Tác Động Của Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Hai Huyện Đà Bắc Và Kỳ Sơn Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
927.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1664

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Nghiên Cứu Đánh Giá Tác Động Của Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Hai Huyện Đà Bắc Và Kỳ Sơn Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC Trang

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH.

3

1.1.Tổng quan về chính sách và chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm

nghiệp

3

1.2.Cơ sở thực tiễn của việc cần phải có chính sách hỗ trợ sản xuất nông

lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số.

9

1.3.Tổng quan về vấn nghiên cứu 13

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14

2.1. Điều kiện tự nhên, kinh tế xã hội huyện Kỳ Sơn. 14

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã huyện Đà Bắc. 15

2.3. Lược sử các xóm được lựa chọn khảo sát chi tiết 17

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Phương pháp lựa chọn chính sách 19

3.2 Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu 20

3.3 Phương pháp thu thập số liệu 21

3.4 Phương pháp phân xử lí và phân tích số liệu 22

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HAI CHÍNH SÁCH

24

4.1. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp nghiên cứu điểm 24

4.2. Kết quả phân tích định lượng từ hai mô hình hồi quy 49

Chương 5: NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG NHẰM NÂNG CAO 57

HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH.

5.1. Đối với chính sách giao đất lâm nghiệp 57

5.2. Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất ổn định dân cư tỉnh Hoà Bình 59

Chương 6: KÊT LUẬN, TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 65

6.1. Kết luận 65

6.2. Tồn tại 66

6.3. Kiến nghị 66

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện tại trương Đại học Lâm

nghiệp, được sự nhất trí của nhà trường và khoa Quản trị kinh doanh, tôi thực

hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tác động của một

số chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu

số tại hai huyện Đà Bắc và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình".

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ

của nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh, cán bộ UBND hai xã Hiền Lương

và Phú Minh, gia đình, bạn bè, các anh chị trong tổ conh tác của Viện sinh

thái, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Hà, đến

nay bản khoá luận đã hoàn thành.

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng học hỏi, đi sâu vào tìm hiểu nhưng

do kinh nghiệm và thời gian thực tập có hạn nên bản khoá luận không thể

tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được ý kiến đóng góp của thầy cô

giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận hoàn chỉnh hơn.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn – TS

Nguyễn Quang Hà, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, các anh

chị trong đoàn công tác của Viện sinh thái, cán bộ UBND xã, các trưởng Xóm

của các xã Hiền Lương và Phú Minh, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi hoàn thành bản khoá luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày 9 tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Phương

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

WB Ngân hành thế giới

QĐ-TTg Quyết định thủ tướng

NĐ-CP Nghị định chính phủ

LB-TT Liên bộ thông tư

BQLDA Ban quản lí dự án

ĐTQH Điều tra quy hoạch

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

XDCT Xây dựng công trình

KNKL Khuyến nông khuyến lâm

SC Sửa chữa

CS Chăm sóc

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là để thực hiện

mục tiêu đem lại độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Thực tế sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành công trên

nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến thành công từ việc cải thiện và

nâng cao mức sống cho người dân. Chẳng thế mà Việt Nam đã được WB

đánh giá là nước đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do

nhiều nguyên nhân khác nhau mà chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo

còn chưa cao, nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng cũng rất dễ tái nghèo. Theo

thông báo mới đây của bộ lao động thương binh và xã hội nếu chiếu theo

chuẫn nghèo mới của WB thì số hộ nghèo của Việt Nam sẽ tăng từ 1,2 triệu

hộ như hiện nay lên 4 triệu hộ, tức là đã tăng đến 2,77 lần. Phần đông trong số

này là các hộ người dân tộc thiểu số.

Do tập quán canh tác từ ngàn đời nay nên hầu như tất cả các dân tộc thiểu

số đều cư trú ở những nơi có địa hình phức tạp, đồng thời đây cũng là những địa

bàn nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Vì vậy để ổn định đời sống người dân tạo

ra động lực để người dân khai thác có hiệu quả được nguồn tài nguyên đồng thời

đảm bảo các mục tiêu quốc gia thì rất cần những hỗ trợ của Nhà nước cho đồng

bào vùng cao. Trên thực tế thì đã có nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho

người dân vùng cao thông qua các chương trình, dự án và đã thu được những kết

quả ban đầu song vẫn còn những hạn chế cần phải sửa đổi. Vậy nguyên nhân của

hạn chế đó là từ đâu và cần có những điều chỉnh bổ sung gì. Được sự phân công

của khoa Quản trị kinh doanh và được sự hướng dẫn của thầy giáo – TS Nguyễn

Quang Hà tôi xin thực hiện khóa luận.

“Nghiên cứu đánh giá tác động của một số chính sách hỗ trợ sản xuất

nông lâm nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại hai huyện Đà Bắc và

Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình.”

2

* Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát.

+ Mục tiêu tổng quát của khóa luận là góp phần chuyển tiếng nói, tâm

tư, nguyện vọng của người nông dân vùng cao đến với Chính phủ, từ đó

Chính phủ có những hỗ trợ, điều chỉnh, bổ sung nhằm cải thiện điều kiện sống

người dân.

+ Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc đưa ra các chính sách

cũng như triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp của nhà

nước cho cộng đồng dân tộc vùng cao.

- Mục tiêu cụ thể.

+ Đánh giá thực trạng chính sách giao đất giao rừng theo NĐ 02/NĐ￾CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và chính sách ổn định dân cư, hỗ trợ sản

xuất di dân vùng lòng hồ Hòa Bình.

+ Đề xuất một số kiến nghị để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hai

chính sách trên.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thực tiễn quá trình triển khai

thực hiện và tác động của chính sách giao đất giao rừng và chính sách ổn định

dân cư, hỗ trợ sản xuất di dân vùng lòng hồ Hòa Bình.

+ Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hai xã Hiền Lương huyện Đà

Bắc và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình.

* Nội dung nghiên cứu

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và phân tích

chính sách.

+ Nghiên cứu và đánh giá thực tiễn quá trình triển khai thực hiện và tác

động của chính sách giao đất giao rừng và chính sách ổn định dân cư, hỗ trợ

sản xuất di dân vùng lòng hồ Hòa Bình.

+ Đề xuất một số kiến nghị để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hai

chính sách trên.

3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH

VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

1.1. Tổng quan về chính sách và chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp

1.1.1. Những hiểu biết cơ bản về chính sách

a. Các quan điểm về chính sách

Theo Wikipedia.

“Chính sách là một kế hoạch để chỉ các hoạt động nhằm hướng dẫn

những quyết định và hành động. Phạm vi áp dụng gồm chính phủ, các ngành

kinh tế tư nhân hoặc các tổ chức tập thể và cá nhân. Quy trình của chính sách

bao gồm từ sự nhận dạng của nhiều khả năng khác nhau, như là các chương

trình hay các ưu tiên cho các hoạt động đang diễn ra và các lựa chọn giữa

chúng trên cơ sở các tác động mà chúng sẽ xảy ra. Những chính sách có thể

được hiểu về các lĩnh vực chính trị, quản lý, tài chính và các cơ chế hành

chính được sắp xếp để đạt được mục tiêu rõ ràng.”

Một quan điểm khác về chính sách khác thường được sử dụng.

“Chính sách là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ

thể sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu

định sẵn trong những giai đoạn nhất định”.( Nguyễn Văn Tuấn–Phân tích

chính sách nông lâm nghiệp-2007 )

Chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp.

Là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể sử dụng để

tác động vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu

định sẵn trong những giai đoạn nhất định.

b. Phân loại chính sách

Hệ thống chính sách bao gồm nhiều chính sách cụ thể, có mối quan hệ

chặt chẽ và lồng ghép vào nhau.

Có thể phân loại các chính sách theo cách sau.

4

+ Chính sách kinh tế: Bao gồm những chính sách tác động đến các mối

quan hệ kinh tế như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng.

+ Chính sách xã hội: Gồm những chính sách tác động vào các mối quan

hệ xã hội như chính sách lao động và việc làm, chính sách xóa đói giảm

nghèo...

+ Chính sách văn hóa: Bao gồm các chính sách tác động đến vấn đề

văn hóa như chính sách giáo dục đào tạo, chính sách văn hóa nghệ thuật.

+ Chính sách an ninh quốc phòng.

c. Các chức năng cơ bản của chính sách

Một chính sách bất kỳ phải thực hiện những chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng định hướng: Là việc hướng dẫn hành vi, hoạt động của xã

hội theo một mục đích nào đó.

- Chức năng điều tiết ngăn chặn: Tức là việc điều chỉnh một số hoạt

động nhằm đạt được mục tiêu, đồng thời ngăn chặn, hạn chế một số hoạt động

vì lợi ích chung của một quốc gia.

- Chức năng kích thích.

d.Yêu cầu đối với chính sách

Chính sách cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: tính khách quan,

tính chính trị, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính hiệu quả kinh tế xã hội.

e. Cấu trúc của một chính sách

Mỗi một chính sách thường bao gồm các yếu tố cấu thành như sau.

- Mục tiêu của chính sách: là trạng thái mà những người làm chính sách

mong muốn đạt được sau khi áp dụng chính sách. Mục tiêu của chính sách

được chia thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu trước mắt.

- Các nguyên tắc của chính sách.

Là các tiêu chuẩn hành vi và cách ứng xử mà chủ thể đặt ra khi đưa

chính sách vào trong cuộc sống.

- Đối tượng và phạm vi của chính sách.

5

+ Đối tượng chính sách là cá nhân, tổ chức và các hoạt động mà các

công cụ chính sách tác động vào.

+ Phạm vi của chính sách bao gồm có phạm vi về mặt không gian và

phạm vi về mặt thời gian.

- Các giải pháp của chính sách: giải pháp thông tin tuyên truyền, giải

pháp điều chỉnh ngăn chặn, giải pháp khuyến khích, giải pháp cưỡng chế.

1.1.2. Phân tích chính sách

a. Khái niệm và nhiệm vụ phân tích chính sách

- Phân tích chính sách là hoạt động xem xét, đối chiếu, đáng giá, so

sánh tình hình thực tiễn với mục tiêu, nội dung của chính sách để cho ra

những khuyến nghị phục vụ công tác quản lý.

- Phân tích chính sách có nhiệm vụ sau đây.

+ Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, các hoạt động, các

công cụ và giải pháp của chính sách trong thực tiễn.

+ Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng

chính sách và đến đời sống xã hội.

+ Đưa ra các khuyến nghị giúp các chủ thể các chính sách phát huy tốt

hơn kết quả chính sách.

+ Xây dựng cơ sở lý luận cho công tác xây dựng và quản lý chính sách.

b. Thông tin cho phân tích chính sách

Phân tích chính sách về thực chất là quá trình thu thập, xử lý và phân

tích thông tin. Người phân tích chính sách phải biết khai thác các nguồn thông

tin, hiểu biết được tính chất, công dụng của các nguồn thông tin. Thông tin

cho phân tích chính sách bao gồm:

- Thông tin kinh tế xã hội.

Đó là các số liệu phản ánh những diễn biến và thực trạng diễn ra trong

đời sống kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạch định

chính sách.

- Thông tin chính trị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!