Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - Kết quả thu thập xử lý tổng hợp môi trường phóng xạ - Phụ lục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN
---DE---
BÁO CÁO
kÕt qu¶ thu thËp xö lý tæng hîp
m«i tr−êng phãng x¹ PHỤC VỤ
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC “NGHIÊN
CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM PHÓNG XẠ TẠI
BA HUYỆN PHONG THỔ (LAI CHÂU), NÔNG SƠN
(QUẢNG NAM) HÀM TÂN (BÌNH THUẬN) VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
6383-7
23/5/2007
Hà nội, 12/2005
2
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN
---DE---
Tác giả: Dương Văn Hải, Lê Tơn, Nguyễn Thái Hà,
Nguyễn Trọng Phương, Lê Khánh Phồn, Vũ
Bá Dũng, và nnk
Chủ nhiệm chuyên đề : Dương Văn Hải
BÁO CÁO
kÕt qu¶ thu thËp xö lý tæng hîp
m«i tr−êng phãng x¹
PHỤC VỤ ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM PHÓNG XẠ
TẠI BA HUYỆN PHONG THỔ (LAI CHÂU), NÔNG SƠN (QUẢNG NAM)
HÀM TÂN (BÌNH THUẬN) VÀ ĐỀ XUÂT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA”
Do TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm
LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG
TS. Đào mạnh Tiến
CHỦ NHIỆM CHUYÊN ĐỀ
KSC. Dương Văn Hải
Hà Nội, 12/2005
1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
Chương I. Phương pháp xử lý tổng hợp tài liệu 3
I. Tính liều tương đương bức xạ gamma (liều chiếu ngoài) 3
II. Thành lập bản đồ (sơ đồ) tổng hợp địa chất – môi trường phóng
xạ các vùng nghiên cứu
3
Chương II. Kết quả đánh giá tổng hợp tài liệu thu được 4
I. Vùng Nông Sơn (Quảng Nam) 4
II. Vùng Phong Thổ (Lai Châu) 20
III. Vùng Hàm Tân (Bình Thuận) 34
Kết luận 46
Phụ lục I. Bảng kê các tài liệu thu thập phục vụ đề tài “ Nghiêncứu
đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong thổ
(Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam) và Hàm Tân (Bình Thuận)”
47
Bảng kê danh mục báo cáo vùng Phong Thổ 48
Bảng kê danh mục báo cáo vùng Nông Sơn 51
Bảng kê danh mục báo cáo vùng Hàm Tân 56
Bảng kê danh mục báo cáo tổng hợp các vùng Phong Thổ, Nông Sơn, Hàm
Tân và các vùng khác
57
Bảng kê các bản đồ, sơ đồ tính chuyển từ cường độ phóng xạ sang liều chiếu
ngoài của các vùng Phong Thổ, Nông Sơn và Hàm Tân
59
Bảng kê các bản đồ liều chiếu ngoài theo tài liệu tổng hợp của các vùng Phong
Thổ, Nông Sơn và Hàm Tân
61
2
MỞ ĐẦU
Trong vài thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng được xã hội
quan tâm. Tuy vậy hầu hết các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá các
biểu hiện ô nhiễm nguồn gốc nhân sinh. Trong tự nhiên có các tác nhân có thể là
nguồn gốc gây ra một số loại hình ô nhiễm môi trường. Biểu hiện ô nhiễm tự nhiên sẽ
được cường hoá bởi các hoạt động nhân sinh như khai thác sử dụng khoáng sản một
cách bừa bãi.
Vùng trũng Nông Sơn (Quảng Nam) có các mỏ quặng Urani trong cát kết và
trong than,Vùng Phong Thổ (Lai Châu) có các mỏ đất hiếm chứa các chất phóng xạ
Urani và Thôri nhưng chủ yếu là thôri như Nậm Xe, Đông Pao, Thèn Sin với trữ lượng
lớn còn vùng Hàm Tân (Bình Thuận) có các mỏ sa khoáng và các đới sa khoáng chứa
phóng xạ. Sự có mặt các mỏ quặng phóng xạ và các mỏ quặng có sự cộng sinh chặt
chẽ với các chất phóng xạ xác lập cơ sở khoa học của việc áp dụng có hiệu quả các
phương pháp phóng xạ trong tìm kiếm thăm dò khoáng sản đồng thời chỉ rõ tính cấp
thiết của đề tài khoa học nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ của các vùng
nói trên.
Theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt và nhiệm vụ được giao, các tác
giả của chuyên đề tài đã tiến hành thu thập, khaui thác, xử lý tổng hợp các tài liệu về
địa chất, địa vật lý, tài nguyên khoáng sản đã có trong các khu vực nghiên cứu làm cơ
sở cho việc hoàn thành các nội dung khoa học của đề tài. Toàn bộ các tài liệu đã thu
thập và tổng hợp được thống kê trong phụ lục 1 của báo cáo này. Có thể nói nguồn tài
liệu thu thập được khá phong phú, tuy nhiên vấn đề địa chất môi trường và đặc biệt là
môi trường phóng xạ chưa được làm rõ mà cần được xử lý tổng hợp mới có được.
Việc thu thập xử lý tổng hợp các tài liệu được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Thu thập tổng hợp toàn bộ các tài liệu địa chất, phóng xạ khảo sát ở các giai
đoạn và các tỉ lệ khác nhau để thành lập bản đồ (sơ đồ) địa chất- phóng xạ tổng hợp ở
tỉ lệ 1:50.000 hoặc (1:10.000) cho mỗi vùng. Từ đó chúng ta có được sự nhìn nhận
tổng quát về địa chất- phóng xạ, về môi trường phóng xạ cho mỗi vùng nghiên cứu.
- Chú trọng xử lý tổng hợp các tham số trường phóng xạ phục vụ cho nghiên
cứu môi trường phóng xạ. Đó là các tài liệu đo gamma mặt đất dùng để tính giá trị liều
tương đương bức xạ gamma (liều chiếu ngoài). Các tài liệu đo phóng xạ khác như
gamma lỗ choòng, phổ gamma, khí phóng xạ chỉ được dùng là tài liệu phụ trợ để giúp
làm sáng tỏ đặc điểm của trường phóng xạ (xác định bản chất dị thường phóng xạ, xác
định nguyên nhân và đối tượng gây dị thường phóng xạ … ).
3
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TỔNG HỢP TÀI LIỆU
I. TÍNH LIỀU TƯƠNG ĐƯƠNG BỨC XẠ GAMMA (liều chiếu ngoài).
Liều chiếu ngoài được tính từ giá trị cường độ bức xạ gamma (hay còn gọi là
suất liều bức xạ gamma) theo công thức sau:
Hn = D .Q .N (1)
Trong đó: D : Là liều hấp thụ trong một năm đối với bức xạ gamma
D = 0,8IKt (2)
I : Là suất liều bức xạ gamma đã trừ phông riêng của máy đo bức xạ (µR/h)
t : Thời gian chiếu xạ trong một năm là 8760 giờ (tính cho dân thường – nhóm
C)
K : Hệ số chuyển đổi liều chiếu sang liều hấp thụ.
Đối với bức xạ gamma trong không khí K = 0,87
0,8 là số hiệu chỉnh khi tính liều chiếu ngoài chuyển lên độ cao 1 m đối với số
đo cường độ gamma được thực hiện ở sát mặt đất
Q : Là hệ số trong số bức xạ
N : Là hệ số hiệu chỉnh tính tới đặc điểm phân bố liều chiếu. Đối với bức xạ
gamma Q = 1, N = 1.
Từ đó ta có công thức tính liều chiếu ngoài như sau:
Hn = 0,8 . 7,6. 10-2 I = 6 . 10-2 I (mSv/năm) (3)
với I tính bằng (µR/h)
II. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ (SƠ ĐỒ) TỔNG HỢP ĐỊA CHẤT- MÔI TRƯỜNG
PHÓNG XẠ CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU
Như trên đã nói mỗi vùng công tác đều được khảo sát, điều tra địa chất phóng
xạ ở nhiều giai đoạn khác nhau với các tỉ lệ khác nhau.
Để có cái nhìn tổng quát về bức tranh trường phóng xạ, đánh giá tổng quát mức
độ ô nhiễm phóng xạ, làm sáng tỏ mối liên quan giữa các yếu tố địa chất, khoáng sản
với các đặc điểm môi trường phóng xạ, các nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ, đối
với từng vùng chúng tôi đã thành lập bản đồ (sơ đồ) tổng hợp địa chất – môi trường
phóng xạ với tỉ lệ thích hợp.
Bản đồ (sơ đồ) tổng hợp địa chất – môi trường phóng xạ được đặt tên là “Bản
đồ liều chiếu ngoài theo kết quả tổng hợp tài liệu … ”.
Đối với mỗi tờ bản đồ, trên nền bản đồ địa chất – khoáng sản của vùng biểu
diễn các đường đẳng liều chiếu ngoài (các đường đẳng liều tương đương bức xạ
gamma) với việc xác định rõ các diện tích ô nhiễm phóng xạ.
4
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI LIỆU THU ĐƯỢC
I. VÙNG NÔNG SƠN (Quảng Nam)
Tại vùng Nông Sơn ngoài khối lượng đồ sộ tài liệu về địa chất, khoáng sản, tài
liệu đa dạng của nhiều phương pháp phóng xạ như gamma mặt đất, gamma lỗ choòng,
phổ gamma mặt đất, khí phóng xạ, detector vết alpha, lấy mẫu và phân tích hàm lượng
các nguyên tố phóng xạ các mẫu địa chất và môi trường, chỉ riêng phương pháp
gamma mặt đất đã thu thập được 15 bản đồ, sơ đồ đẳng cường độ bức xạ gamma với
các tỉ lệ khác nhau 1:50.000, 1:25.000, 1:10.000, và 1:5.000 (xem phụ lục báo cáo)
Từ 15 bản đồ, sơ đồ đẳng cường độ bức xạ gamma tỉ lệ khác nhau, chúng tôi đã
thành lập bản đồ tổng hợp địa chất- môi trường phóng xạ tỉ lệ 1:50.000 với tên gọi:
“Bản đồ liều chiếu ngoài theo kết quả tổng hợp tài liệu vùng Nông Sơn- Quảng Nam tỉ
lệ 1:50.000 - bản vẽ số II-73”.
1- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN
1.1- Địa tầng
Theo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hội An -
Đà Nẵng tỷ lệ 1:50.000 của Cát Nguyên Hùng (Liên đoàn bản đồ Địa chất Miền Nam)
kết hợp với kết quả khảo sát thực địa năm 2005 của nhóm tác giả đề tài, vùng nghiên
cứu có các phân vị địa tầng sau:
1.1.1- Giới Proterozoi muộn - loạt Thạch Mỹ
+ Hệ tầng Mỹ Hiệp (PR3mh): Phân bố tại trung tâm vùng nguyên cứu, diện tích
khoảng 19,2 km2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh - plagiolas - biotit, đá phiến
thạch anh - biotit - silimanit - granat, đá phiến thạch anh – muscovit - silimanit, thấu
kính amphibolit, đá phiến amphibol. Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình
12µR/h.
+ Hệ tầng Thành Mỹ (PR3tm): Phân bố tại trung tâm vùng nghiên cứu với diện
lộ nhỏ khoảng 5,4km2
, thành phần gồm: Đá hoa màu xám trắng, sọc dải xen kẽ
amphibolit lớp mỏng màu xám xẫm, xám đen hạt nhỏ và các lớp mỏng gneisbiotit.
Suất liều tương đương bức xạ gamma trung bình 11µR/h.
1.1.2- Giới Paleozoi - hệ Cambri - loạt A Vương
+ Hệ tầng A San (Єasn): Phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc vùng nghiên
cứu, diện tích khoảng 144,18km2
. Thành phần gồm: Đá phiến thạch anh - biotit, đá
phiến thạch anh – plagiolas - biotit, đá phiến thạch anh – felspat - biotit (mica) xen kẹp
lớp mỏng quarzit, đá vôi vi hạt tái kết tinh mầu xám tối, xám sáng. Suất liều tương
đương bức xạ gamma trung bình 18µR/h.
+ Hệ tầng A Sờ (Єas): Phân bố phía Tây Nam vùng nghiên cứu, diện lộ nhỏ,
kéo dài dạng dải khoảng 13,85km2
. Thành phần gồm: Đá hoa mầu xám trắng, xám tối,
sọc dải, phiến thạch anh - sericit, thấu kính phiến amphibonlit. Suất liều tương đương
bức xạ gamma trung bình 17µR/h.
1.1.3- Giới Paleozoi - hệ Ordovic-Silur - loạt Long Đại
Phân bố ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu diện lộ nhỏ khoảng 13,85km2
, suất
liều tương đương bức xạ gamma trung bình 13µR/h, gồm hai hệ tầng: