Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - Địa chất-khoáng sản ba vùng: Phong Thổ, Nông Sơn, Hàm Tân tỷ lệ 1/50.000
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
701.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1614

Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - Địa chất-khoáng sản ba vùng: Phong Thổ, Nông Sơn, Hàm Tân tỷ lệ 1/50.000

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN

- o0o -

BÁO CÁO

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN

3 VÙNG: HÀM TÂN, PHONG THỔ VÀ NÔNG SƠN

TỶ LỆ 1/50.000 VÀ 1/10.000 THEO TỪNG VÙNG

6383-2

23/5/2007

Hà nội, 2005

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN

- o0o -

Tác giả chính: KS. Trịnh Thanh Minh, KS. Nguyễn Minh Hiệp,

KS. Đào Bùi Din, KS. Nguyễn Văn Tiếp,

KS. Nguyễn Đức Thắng

Chủ nhiệm tiểu đề tài: KS. Trịnh Thanh Minh

BÁO CÁO

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN

3 VÙNG: HÀM TÂN, PHONG THỔ VÀ NÔNG SƠN

TỶ LỆ 1/50.000 VÀ 1/10.000 THEO TỪNG VÙNG

Hà nội, 2005

1

MỤC LỤC

MỞ §ẦU ........................................................................................................................ 2

CH¦¥NG I. §ẶC §IỂM §ỊA LÝ TỰ NHI£N, KINH TẾ, NH¢N V¡N .................... 3

I.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................3

I.2. Địa hình ...........................................................................................................3

I.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối ....................................................5

I.4.Khí hậu .............................................................................................................5

I.5.Động vật và thực vật .......................................................................................10

I.6.Kinh tế xã hội .................................................................................................10

CH¦¥NG 2. §ẶC §IỂM §ỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG THỔ,

NÔNG S¥N VÀ HÀM TẦN ............................................................................... 16

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG THỔ. .....16

I. ĐỊA TẦNG ............................................................................................16

II. MAGMA ..............................................................................................21

III. KIẾN TẠO ..........................................................................................24

IV. KHOÁNG SẢN ..................................................................................27

PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN VÙNG NÔNG SƠN ......30

I. ĐỊA TẦNG ............................................................................................30

II- MAGMA ..............................................................................................32

III. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT .....................................................................33

IV. KHOÁNG SẢN ..................................................................................34

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG HÀM TAN ..........43

I. ĐỊA TẦNG. ...........................................................................................43

II. MAGMA ..............................................................................................47

III. KIẾN TẠO. .........................................................................................48

IV. KHOÁNG SẢN ..................................................................................49

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 54

2

MỞ ĐẦU

Vùng Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Nông Sơn tỉnh Quảng Nam và Hàm Tân tỉnh

Bình Thuận là các khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, vị thế

quan trọng. Đặc biệt đây là những vùng có tiềm năng về khoáng sản titan sa khoáng

(ilmenit), than, fluorit đất hiếm. Việc làm sáng tỏ các yếu tố địa chất cho 3 vùng Phong

Thổ, Nông Sơn và Hàm Tân là hết sức cấp thiết, nhằm phục vụ cho công tác quy

hoạch và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.

Tập thể tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu về địa chất khu vực

và dựa vào kết quả khảo sát, lấy mẫu của các nhóm thực địa trong đề tài năm 2005-

2006, để xây dựng báo cáo chuyên đề địa chất khoáng sản cho 3 vùng Phong Thổ (Lai

Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận).

1. Cơ sở pháp lý.

- Căn cứ vào hợp đồng số 10/2005/HĐ/ĐTĐL ngày 08/04/2005 giữa Bộ

Khoa học và Công nghệ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Liên

đoàn Địa chất biển .

- Căn cứ vào hợp đồng thuê khoán công việc số 88/HĐ-ĐTĐL-2005/10

ngày 23/08/2005 giữa Liên đoàn Địa chất biển và TS.Đào Mạnh Tiến chủ

nhiệm đề tài với KS.Trịnh Thanh Minh chủ nhiệm tiểu đề tài.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ.

a. Mục tiêu.

Xây dựng báo cáo chuyên đề Địa chất – Khoáng sản 3 vùng Phong Thổ (Lai

Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) tỷ lệ 1/50.000 và 1/10.000

theo từng vùng.

b. Nhiệm vụ.

- Thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu hiện có về địa chất, khoáng sản của

3 vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình

Thuận).

- Thành lập mặt cắt địa chất tổng hợp cho từng vùng.

- Viết báo cáo thuyết minh.

Báo cáo được trình bày trong 2 chương không kể phần mở đầu và kết luận:

Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn

Chương 2. Đặc điểm địa chất và khoáng sản

Báo cáo được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Liên đoàn Địa chất

biển, của các phòng chức năng, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn bè đồng

nghiệp trong và ngoài Liên đoàn. Nhân dịp này tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn

những giúp đỡ quí báu đó.

3

CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN

I.1. Vị trí địa lý

Các vùng nghiên cứu bao gồm huyện Phong Thổ (Lai Châu), khu vực Nông

Sơn (Quảng Nam), huyện Hàm Tân (Bình Thuận).

Vùng nghiên cứu Phong Thổ:bao gồm huyện Phong Thổ, Tam Đường và một

phần của thị xã Lai Châu mới. Phía Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây và

Tây Nam giáp với huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp với huyện Bát Xát và một phần

huyện Sa Pa (Lào Cai)).

Vùng nghiên cứu được giới hạn:

Từ 22°16’22” đến 22°39’54” vĩ độ Bắc

Từ 103°15’00” đến 103°44’46” kinh độ Đông

Vùng nghiên cứu Nông Sơn bao gồm: các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Nam

Giang, Hiên (nay là huyện Đông Giang, Tây Giang) tỉnh Quảng Nam.

Phía Bắc giáp huyện Nam Đông, Hòa Vang (Quảng Nam), phía Đông giáp

huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình (Quảng Nam), phía Nam giáp huyện Phước

Sơn, Hiệp Đức (Quảng Nam), phía Tây giáp Lào.

Vùng nghiên cứu có diện tích 580km2

và được giới hạn:

Từ 15°38’12” đến 15°54’53” vĩ độ Bắc

Từ 107°33’04” đến 108°06’00” kinh độ Đông

Vùng nghiên cứu Hàm Tân bao gồm: toàn bộ lãnh thổ và một phần lãnh hải

(0-10m nước) huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), một phần lãnh thổ, lãnh hải (0-10m

nước) hai xã Tân Thành, Tân Thuận - huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận): đó

là dải ven biển và biển ven bờ (0-10m nước) từ Cửa Cạn đến mũi Kê Gà.

Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh, Bình Thuận; phía Đông giáp huyện Hàm

Thuận Nam (Bình Thuận); phía Tây giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa -Vũng Tàu),

huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và phía Nam giáp Biển Đông. Diện tích nghiên cứu

1051km2

trong đó phần đất liền là 951km2

và phần biển ven bờ là 100km2

.

Vùng nghiên cứu được giới hạn:

Từ 10°33’15” đến 10°55’13” vĩ độ Bắc

Từ 107°30’17” đến 107°59’15” kinh độ Đông

I.2. Địa hình

Vùng Phong Thổ

Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng

Fan Si Pan và đới sụt lún sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa phần

có độ dốc lớn trên 500 đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt Nam. Vùng núi khu vực

nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt lở xảy ra

nhiều. Nhìn chung ở các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ 200-1000m. Địa

hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun, Nậm Xe, Tam

Đường, Pu Sam Cap… và thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Sinh Quyền…

Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần trùng với

phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía

Đông Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mòn và phân cắt bởi hệ thống sông suối

có phương Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia ra các mức địa hình như sau:

4

- Địa hình núi cao trên 1500m: Phân bố ở phía Đông Bắc (sườn Tây Fan Si

Pan) có nhiều vách đá hiểm trở.

- Địa hình núi cao 1000 - 1500m: Thường chạy dọc theo rìa các dãy núi có địa

hình cao trên 1500m.

- Địa hình núi cao trên 500 -1000m: Phân bố dọc theo các thung lũng sông

Nậm Na, Nậm Lúc...

- Địa hình núi cao dưới 500m: Chiếm khoảng hơn 10% diện tích, sườn thoải,

đất phủ dày.

- Địa hình cao nguyên và karst: Phân bố ở nhiều vị trí trong phạm vi vùng

nghiên cứu, tập trung chủ yếu ở các cao nguyên đá vôi Lang Nhị Thang, Tà Phìn, Sìn

Hồ và phía Tây Nam Phong Thổ.

Vùng Nông Sơn

Đây là vùng địa hình cao, độ cao tuyệt đối từ 200-1050m, trung bình từ 600-

900m. Địa hình bị phân cắt bởi các hệ thống sông suối (sông Thu Bồn,Vu Gia) theo

các hướng khác nhau.

Phần thấp có độ cao từ 200-300m đỉnh núi tròn trong khi đó phần cao từ 400

đến hơn 1000m đỉnh có dạng sống trâu, kéo dài theo phương á kinh tuyến, sườn

thường dốc 20-400

, có nơi dốc hơn 500

. Các sườn nơi gần suối thường có nhiều vách

sạt lở khó đi lại.

Vùng Hàm Tân

Vì vùng nghiên cứu bao gồm cả diện tích phần trên đất liền và biển nên các

dạng địa hình: địa hình đồi núi thấp, địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đáy biển

ven bờ.

Địa hình đồi núi thấp phân bố ở phía Bắc bao gồm: núi Bể, núi Mây Tào, núi

Nhọn, núi Giang Co, núi Lồ Ô. Đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển. Đặc điểm

của địa hình núi là sườn cong lồi, dốc, nhưng phát triển cân xứng, hầu hết chúng đều

phát triển các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả, Định Quán,.. riêng ở núi

Nhọn lộ các đá phun trào hệ tầng Nha Trang. Các núi sót đều có độ cao tương đối lớn,

dao động từ 400 đến 600m, với các đỉnh núi Bể cao 874m, núi Nhọn cao 569m. Trên

các sườn núi đá gốc lộ tốt, nhưng việc đi lại khó khăn vì khá dốc.

Địa hình đồng bằng ven biển kéo dài dọc ven biển vùng nghiên cứu. Độ cao

dao động 50÷100m ở ven chân núi, 1÷5m ở ven bờ biển, độ phân cắt sâu nhỏ. Cấu

thành đồng bằng là các trầm tích biển, sông-biển tuổi Đệ tứ. Chúng phủ lên trên các

thành tạo Mesozoi. Nhìn chung móng Kainozoi đều cao hơn mực nước biển. Vì vậy,

dọc theo suối hoặc trên các đồi sót nhiều nơi lộ đá gốc. Địa hình đồng bằng nghiêng

thoải ra phía biển. Phần tiếp giáp với biển phát triển hệ thống các dải cồn, đụn cát, các

vũng, đầm lầy, lạch triều.

Địa hình đáy biển vùng nghiên cứu nhìn chung tương đối thoải, độ dốc nhỏ,

riêng khu vực xung quanh mũi Kê Gà, mũi Núi Nham và Hòn Bà có địa hình khá dốc.

Đường bờ biển khu vực nghiên cứu phần lớn có hướng Đông Bắc - Tây Nam,

được cấu thành bởi các trầm tích bở rời và có xu hướng xói lở với tốc độ khác nhau,

các khu vực được cấu thành bởi đá gốc cứng chắc (mũi Kê Gà, Hòn Bà...) đường bờ

ổn định, ít biến động.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!