Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đánh Giá Khả Năng Sử Dụng Của Vật Liệu Kim Loại Trong Nội Ngoại Thất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu cuộc sống đã đẩy con người
tiến xa hơn nữa trong cuộc hành trình hướng tới cái đẹp và sự tiện ích trong
không gian sống, một chốn đi về không thể thiếu của con người đó là ngôi nhà
- nơi chúng ta có thể quây quần bên nhau trong những bữa cơm đầm ấm, cùng
nhau chia sẻ những vất vả của cuộc sống đời thường hay đơn giản là để tận
hưởng chút ngọt ngào của cuộc sống mang lại, bỏ xa những xô bồ của hiện
thực xã hội. Để xây dựng được một căn nhà theo đúng các quy chuẩn thiết kế,
thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng trong xu thế hiện nay,
chúng ta không thể không nói đến vật liệu – một phần vô cùng quan trọng
trong xây dựng và thiết kế nội ngoại thất. Vật liệu không chỉ đơn thuần là đặt
nền móng, tạo một chỗ đứng vững chắc cho ngôi nhà, nó còn mang một công
năng khác nữa – tạo nên vẻ lộng lẫy, hoành tráng và quyến rũ cho công trình,
làm tăng cảm xúc của con người khi được sử dụng đúng cách với không gian
nội thất bên trong.
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, vật liệu trang sức rất
đa dạng về chủng loại, tính năng và ngày càng được hoàn thiện: có độ bền cao
hơn, mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế, ít phải bảo trì trong
khi giá trị vẫn cao. Vật liệu kim loại là một trong những vật liệu như thế.
Có thể nói, chưa lúc nào các sản phẩm trang trí nội ngoại thất lại dành
nhiều ưu ái cho vật liệu kim loại như hiện nay. Đơn giản vì chất liệu này có độ
bền cao và dễ tạo dáng hơn so với gỗ, độ bền của những sản phẩm làm bằng
chất liệu này không chỉ được tính bằng năm tháng. Vật liệu kim loại có những
đặc tính ưu việt mà các vật liệu khác không dễ gì có được đó là sự kết hợp
giữa giá trị sử dụng: chính xác, tiện dụng, an toàn, bền chắc và giá trị thẩm
mỹ. Vật liệu kim loại không chỉ dừng lại ở những kim loại nguyên chất như
sắt, đồng, nhôm…, con người đang ngày càng tìm ra những hợp kim có những
2
đặc tính ưu việt hơn, hạn chế những nhược điểm của nguyên tố kim loại chính
như: inox, hợp kim nhôm…mà những công trình kiến trúc hiện nay không thể
thiếu từ đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, lan can, cầu thang đến tấm ốp
trang trí, trần…
Nhằm thỏa mãn các ý tưởng thiết kế cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng
vật liệu phong phú trong cuộc sống, đồ nội ngoại thất không chỉ dừng lại ở
hợp kim. Các vật liệu khác được kết hợp nhằm tạo sự lịch lãm cho đồ dùng
với ánh sáng bóng của kim loại trắng hoặc xám.
Từ những lý do trên, được sự đồng ý của Nhà trường và khoa Chế biến
lâm sản, em tiến hành thực hiện khóa luận “Nghiên cứu, đánh giá khả năng
sử dụng của vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất” .
3
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nghệ thuật trang trí nội ngoại thất từ xa xưa, chúng ta thường thích
sử dụng gỗ như chất liệu chính, vừa gọn nhẹ, vừa dễ cưa xẻ, đục, chạm,
khắc… Thuận tiện hơn cả là sử dụng luôn chất liệu xây dựng như gạch, đá,
vữa hồ…để tạo nên từ chiếc cầu thang, lan can đến hàng rào…
Ngày nay, chất liệu kim loại đã thuyết phục một cách mạnh mẽ từ nhà
thiết kế đến người sử dụng nhờ tự thân chất liệu đã nói lên tính đa dạng và
nhất là tính thẩm mỹ cao. Chất liệu kim loại đã thoát khỏi hàm nghĩa của một
loại sắt thép đơn thuần, nó thể hiện một phong cách trang trí hiện đại, cá tính.
Vì thế, chủ nhân của những căn nhà, những ngôi biệt thự dù có khó tính một
cách chính đáng đến mấy chăng nữa cũng sẽ hài lòng ngay khi có được những
chiếc cầu thang thích hợp với diện tích, không gian sẵn có, được trang trí một
cách tài tình bằng những đường cong uốn lượn thanh thoát, những nét hoa văn
tinh tế, đa dạng. Thêm vào đó chính chất liệu kim loại còn được khai thác một
cách đa dạng phong phú để tạo ra rất nhiều kiểu dáng lan can, khung cửa sổ,
tường rào…mới lạ, với những bình hoa hình dáng độc đáo bằng sứ phủ hợp
kim kim loại, tay nắm cửa bằng đồng phủ màu ánh vàng hay mặt bàn bằng
kính, chân bàn hình đầu voi làm bằng hợp kim đồng…Vì vậy, chất liệu kim
loại đang lên ngôi trong những giải pháp trang trí nội ngoại thất và sự xuất
hiện ngày càng nhiều sản phẩm kết hợp giữa kim loại với các chất liệu khác
như da thuộc, vải, nhựa, gỗ hay các chất liệu tổng hợp làm cho trào lưu “sắc
màu kim loại” dường như ngày càng thịnh hành hơn.
Nhà bác học vĩ đại M.V.Lomonosov đã đánh giá rất cao ý nghĩa của kim
loại đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trong cuốn “Mấy lời bàn về
lợi ích của hóa học”, ông đã viết: “Kim loại tạo nên vẻ đẹp và sự bền vững
cho các đồ dùng quan trọng và cần thiết trong xã hội... Kim loại bảo vệ chúng
4
ta trước sự tấn công của kẻ thù, các con tàu nhờ có kim loại mà trở nên cứng
vững và được chằng buộc bởi sức mạnh của kim loại để lướt trên sóng biển
trước những trận cuồng phong dữ dội. Kim loại làm cho đất đai trở nên phì
nhiêu; kim loại giúp chúng ta trong việc săn bắt các loại động vật trên cạn và
dưới nước để nuôi sống chúng ta... Nói tóm lại, không một lĩnh vực nghệ thuật
nào, không một nghề thủ công đơn giản nào lại có thể tránh được việc sử dụng
kim loại”.
1.2 Lịch sử nghiên cứu
1.2.1 Trên thế giới:
Chất liệu kim loại đã có từ rất lâu đời, nhưng các nhà sản xuất chưa ứng
dụng chúng vào các sản phẩm nội thất. Ở Châu Âu, từ thế kỷ XVII, các nghệ
sĩ và thợ rèn đã đưa hoa sắt trang trí theo phong cách Baroc phát triển tới đỉnh
cao huy hoàng nhất. Tới trào lưu Tân nghệ thuật, Xã hội đã chứng kiến sự gia
tăng bất thường trong việc sử dụng đồ nội thất kim loại vào cuối thế kỷ XVIII,
sắt thép hóa thân thành hoa lá tạo nên vẻ diễm lệ, đài các cho các cánh cổng,
hàng rào, lan can, ban công, cầu thang... Đến đầu thế kỷ XIX, thợ thủ công
người Mỹ đã bắt đầu xây dựng theo phong cách ghế Windsor ở wrought sắt.
Trong năm 1851, một triển lãm lớn tại Anh, Mỹ đã trưng bày những chiếc
khung bằng kim loại, ghế xoay với khung làm bằng gang thép hoặc kết hợp cả
hai. Những năm 1890, giường kim loại đã trở thành một trong những mục nội
thất bán chạy phổ biến nhất ở Mỹ. Lịch sử của đồ nội thất bằng kim loại hình
ống bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1909 khi một công ty sản xuất Ý
gọi là Dalmine bắt đầu sản xuất ống thép liền mạch thương mại, do đó làm
cho hình ống kim loại trở nên phổ biến và không tốn kém. Vai trò của đồ nội
thất bằng kim loại của những năm 1920 – 1930 chưa bao giờ được giá trị bằng
tại bất kỳ thời gian nào trong lịch sử thiết kế, các mẫu thiết kế dường như bao
gồm một thời đại. Sự phát triển của đồ nội thất hiện đại, thép hình ống với
phương pháp cải tiến của nó, kim loại mạ và hàn, tất cả trong số đó đã giúp
5
phổ biến các đồ nội thất mới cho một thị trường rộng lớn hơn. Thiết kế công
nghiệp người Mỹ Donald Deskey thiết kế một dòng sản phẩm nội thất bằng
kim loại đã được sản xuất hàng loạt khoảng năm 1930 và chỉ ra rằng Donald
Deskey đã đi tiên phong trong nội thất hàng đầu tại Mỹ. Năm 1926, hình hài
một chiếc ghế lưng tựa của Marcel Breuer (Đức) có sự xuất hiện của kim loại
kết hợp với gỗ ra đời. Theo đó trong những thiết kế sau này, dạng ống thép
tiếp tục được sử dụng là dàn khung cho các mẫu ghế. Kỹ thuật này vẫn còn
được ứng dụng cho đến ngày nay. Các đồ nội thất từ đó tiết giản được đường
nét và trọng lượng so với những chiếc ghế gỗ nặng nề trước đây. Chính trào
lưu ấy dần tạo nên một phong cách thiết kế táo bạo mà đa số dành cho thử
nghiệm mới mẻ của những người trẻ. Họ lấy cảm hứng từ kim loại cộng với
sự cộng hưởng của các chất liệu khác làm nên xu hướng “Matallic” (sắc màu
kim loại).
1.2.2 Trong nước:
Kim loại trong các công trình kiến trúc cổ ít được sử dụng, có lẽ do tính
chất đặc thù của nó. Cho đến thời cận đại, kim loại chỉ được sử dụng cho chế
tác binh khí và công cụ sản xuất nhưng hiếm thấy trong trang trí nội ngoại thất
của các gia đình. Tại khu di tích Lam Kinh đã phát hiện ra những chiếc đinh
sắt dùng để liên kết kiến trúc. Dân gian sử dụng các đinh nhỏ trong liên kết
các cấu kiện (rất hiếm hoi vì các cấu kiện đều tra mộng, thậm chí đinh chốt
làm bằng gỗ). Đầu đao của mái nhà có dùng một mảnh sắt hình giống đầu lưỡi
cày thay vì trước đây người ta phải đúc hay nung gốm. Ở giai đoạn sau, kim
loại được kết hợp với các vật liệu hỗn hợp có nhiều công dụng và độ bền cao.
Nó được sử dụng nhiều hơn vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
nhất là sau ảnh hưởng của kiến trúc Pháp, trong cuộc đối thoại Đông – Tây hai
bên đã “phát hiện ra nhau” và rồi, những người thợ sắt tài hoa đã nhanh chóng
làm quen với kỹ thuật và cảm thức phương Tây, tạo nên vô số cửa đi, cửa sổ,
cầu thang, lan can…Những ngôi nhà đầu tiên ở Hà Nội hao hao kiến trúc nhà
6
ở Paris, hoa văn trên cầu Long Biên do kiến trúc sư người Pháp G.Eiffel thiết
kế rất mới lạ với dân bản xứ, những công trình văn hóa lịch sử như Nhà hát
lớn, Phủ chủ tịch với những mái vòm, cổng hoa sắt…vẫn còn nguyên giá trị
với thời gian. Nếu các hoa văn theo thẩm mỹ Châu Âu truyền thống nặng tính
kể tả, chú trọng cái hữu hình thì các hoa văn của phương Đông lại giàu giá trị
tượng trưng, chú trọng vào cái vô hình thể, sự trống rỗng.
Đồ nội ngoại thất bằng kim loại mà chủ yếu là bằng sắt, inox xuất hiện
ở nước ta gần chục năm nay nhưng nó thực sự mới được người tiêu dùng chú
ý đến khoảng 2-3 năm lại đây và đang dần được yêu thích bởi những tính
năng mà những loại vật liệu khác không dễ gì có được. Các công ty như Hòa
Phát, công ty Sắt mỹ thuật Mimosa, Sắt Việt…là những công ty hàng đầu Việt
Nam sản xuất và cung cấp sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại (chủ yếu là
sắt mỹ thuật và inox) không chỉ đáp ứng được công năng sử dụng thông
thường mà còn có giá trị thẩm mỹ, đem lại nét đẹp hài hòa và là một điểm
nhấn trong vẻ đẹp tổng thể của mỗi công trình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu kim loại trong nội ngoại thất
nhằm ứng dụng rộng rãi hơn nữa vào các hình thái nội ngoại thất.
- Đề xuất và định hướng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vật liệu kim loại dùng trong các hình thái nội, ngoại thất
- Đánh giá khả năng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
- Đề xuất và định hướng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Thực tế tìm hiểu, đánh giá khả năng sử dụng vật liệu kim loại trong nội,
ngoại thất trên thị trường dựa trên cơ sở các yếu tố:
- Tìm hiểu về vật liệu kim loại: tính chất, phân loại…
7
- Tìm hiểu ứng dụng của vật liệu kim loại trong các hình thái nội, ngoại
thất
- Đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
Vì ứng dụng của kim loại trong nội ngoại thất rất rộng nên trong giới
hạn của khóa luận em xin trình bày những ứng dụng của kim loại trong nội
thất nhà ở và ngoại thất sân vườn.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1 Phần khảo sát thực tế
+Sử dụng phương pháp phỏng vấn: thu thập tin tức, số liệu tại các cửa
hàng, phỏng vấn những người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, người
sử dụng đồ gia dụng làm bằng vật liệu kim loại trong nội và ngoại thất, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành thiết kế nội ngoại thất…
+Tìm hiểu, thu thập thông tin hình ảnh qua sách báo, tạp chí, internet
1.6.2 Phần phân tích, đánh giá
+Sử dụng phương pháp kế thừa: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, của những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, học hỏi qua sách vở
báo chí, tạp chí và các tài liệu có liên quan…
+Sử dụng phương pháp tư duy phân tích: tổng hợp các kiến thức, các tư
liệu sưu tập (thực tế thị trường…) để đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu.
+Sử dụng phương pháp chuyên gia
1.6.3 Phần đề xuất giải pháp
+Sử dụng phương pháp kế thừa: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, của những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, học hỏi qua sách vở
báo chí, tạp chí và các tài liệu có liên quan…
+Sử dụng phương pháp tư duy phân tích: tổng hợp các kiến thức, các tư
liệu sưu tập (thực tế thị trường…) để đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu.
+Sử dụng phương pháp chuyên gia
8
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về vật liệu trong nội và ngoại thất
Vật liệu trang sức nội ngoại thất là vật liệu cơ bản trong các công trình
trang sức kiến trúc. Hiệu quả thực tế của công trình trang sức có liên quan rất
nhiều đến màu sắc, chất liệu, hoa văn của vật liệu trang sức. Vì vậy, khi tiến
hành trang sức cho một công trình kiến trúc nào đó, trước hết phải hiểu rõ tính
năng và đặc điểm của các loại vật liệu trang sức, từ đó mới có thể sử dụng các
loại vật liệu trang sức một cách hợp lý và nghệ thuật.
Mục đích của trang sức kiến trúc là làm cho con người có cảm giác hài
hòa trong sự phân bố không gian kiến trúc mà vật liệu trang sức đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra sự hài hòa đó. Một người thiết kế trang sức tài ba
phải biết xét đến thích hợp trong phạm vi sử dụng của mỗi loại vật liệu để từ
đó mà phối hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý trên cơ sở của sự hiểu biết
về cơ cấu bên trong của mỗi loại vật liệu quen thuộc và những lý luận mỹ
thuật liên quan chứ không phải một sự chắp vá giản đơn những vật liệu trang
sức đắt tiền. Do đó, người thiết kế cần chú ý đến tính “có thể tạo dáng” của
vật liệu, tức là cùng một loại vật liệu trang sức nhưng trong trường hợp khác
nhau có thể có những biểu hiện hiệu quả khác nhau. Thông thường việc xem
xét lựa chọn vật liệu xuất phát từ những điểm sau:
+ Bề ngoài của vật liệu: chủ yếu thể hiện ở hình thể cảm giác, chất liệu,
màu sắc, hoa văn…Vật liệu hình khối thường đưa lại cảm giác chắc chắn, vật
liệu dạng tấm đưa lại cảm giác trước mắt là mềm dẻo. Những chất liệu khác
nhau của vật liệu đưa lại cho con người những cảm giác về kích thước, ấm,
lạnh khác nhau như: vật liệu len dạ thường đem lại cảm giác ấm cúng, mạnh
mẽ nhưng vật liệu gương kính lại đem lại cảm giác tinh tế, tỉ mỉ, vật liệu kim
loại đem lại cảm giác mạnh, lạnh, có tính hiện đại… Màu sắc của vật liệu có
ảnh hưởng rõ nét đến cảm giác của con người như: màu đỏ thường đem lại