Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đánh Giá Khả Năng Sử Dụng Của Vật Liệu Keo Dán Trong Nội Ngoại Thất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN
==== ====
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU
KEO D N TRONG NỘI, NGOẠI THẤT
Ngành học: Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất
Mã số : 104
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Chứ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Th Duyên
Khóa học : 2006 - 2010
Hà Nội, 2010
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tôi
đã hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp. Để có thể hoàn thành bài khoá luận
này, đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo
PGS.TS. Trần Văn Chứ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban, trung tâm thư viện đại học
Lâm nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chế biến lâm sản đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Ngoài ra, tôi cũgn cin được chân thành cảm ơn Công ty An Thái
Khang, Công ty Dynea với cơ sở tại Hà Nội cùng một số các cửa hàng
bán buôn bán lẻ các loại keo dán sử dụng trong các hình thái nội, ngoại
thất xung quanh khu vực Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn bè và gia đình
đã tạo điều kiện để tôi hoàn thiện khoá luận này.
Do còn nhiều hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm tìm hiểu
thực tế, bài khoá luận khó tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy để bài khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Duyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó, nhu cầu của con người ngày
càng cao. Trước cuộc sống luôn nhộn nh p và tất bật, con người luôn vận
động, khó tránh khỏi sự mệt mỏi và như vậy họ cần ngỉ ngơi, cần một không
gian, không gian đủ để họ cảm thấy thoải mái. Đó chính là nơi ở của mỗi
người, một không gian mà ánh mắt của bạn được lang thang khám phá, một
không gian cho tâm hồn bạn thanh thản trong yên bình, một không gian mà
tâm trí của bạn ý thức hết giá tr của cuộc sống vốn dĩ vô cùng quí giá. Một
không gian của sự cảm nhận hoàn hảo …..
Nhận thấy, vật liệu trang trí nội ngoại thất có vai trò rất quan trọng đối
với hiệu quả mỹ quan và công năng của vật liệu kiến trúc để tạo không gian
đẹp.Hiệu quả thiết kế của một vạt kiến trúc không chỉ có quan hệ với thủ pháp
thiết kế kiến trúc tạo hình mặt đứng, tỷ lệ kích thước và công năng của từng
khối mà còn có quan hệ mật thiết với việc lựa chọn vật liệu trang sức. Vật liệu
trang sức có vai trò chính là làm đẹp cho vật kiến trúc, làm đẹp cho môi
trường xung quanh.
Trong các vật liệu, chúng ta không thể không nhắc đến vật liệu keo
dán. Keo dán không những có tác dụng dùng để trang trí mà keo còn dùng với
vai trò là vật liệu liên kết. Hiện nay, hầu hết các vật liệu kiến trúc nói chung
đều sử dụng đến vật liệu keo dán để liên kết các chi tiết với nhau.Và các vật
liệu kiến trúc cũng rất đa dạng nên keo dán cũng đa dạng không kém, vì với
mỗi loại vật liệu kiến trúc khác nhau lại có yêu cầu liên kết khác nhau.
Bắt nguồn từ những lý do trên em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu, đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu keo dán trong nội, ngoại thất”
để thấy được sự đa dạng của keo cũng như độ an toàn của chúng trong cuộc
sống.
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Vật liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đổi mới công nghệ.
Đẩy mạnh nghiên cứu lĩnh vực vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng để đem
lại sự thay đổi công nghệ và đặc biệt cần thiết cho các nước đang phát triển.
Ví dụ, việc phát triển các vật liệu xây dựng giá rẻ có thể giúp xây dựng được
nhiều trường học và nhà ở tại các nước đang phát triển. Nhờ cung cấp môi
trường sống tốt hơn, các vật liệu xây dựng giá rẻ có thể góp phần giảm bớt tỷ
lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khoẻ bà mẹ và đảm bảo tính bền vững cho
môi trường. Ngoài ra, để tạo ra những lợi ích từ những công nghệ mới hiện có
ở các nước đang phát triển đòi hỏi phải hoạch đ nh chiến lược để đảm bảo sự
tiếp cận được với các công nghệ mới, chẳng hạn như khoa học vật liệu.
Để ứng dụng có hiệu quả các vật liệu vào ngành công nghiệp đòi hỏi
phải có đầy đủ kiến thức khoa học và công nghệ (KH&CN) về các vật liệu,
chẳng hạn như kim loại, chất bán dẫn, polyme, gốm và composit, các vật liệu
từ tính và phóng xạ, cũng như các tính chất của chúng, bao gồm các tính chất
cơ học, điện tử, ion và hạt nhân. Việc đầu tư vào giáo dục đại học và nghiên
cứu về khoa học vật liệu cần phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển
công nghiệp. Các vật liệu, kể cả vật liệu tự nhiên, lẫn vật liệu nhân tạo, đều
chứa đựng rất nhiều tính chất có thể khai thác phục vụ các nhu cầu công
nghiệp hiện đại, các tính chất này đều có liên quan trực tiếp đến sự tương tác
ở cấp phân tử và nguyên tử. Việc nghiên cứu các nguyên lý nền tảng của các
tính chất vật liệu là hết sức quan trọng để phát triển các công nghệ mới với
những tính chất cần thiết, thích hợp với các công nghệ mới.
1.2. Lịch sử nghiên cứu:
1.2.1. Trên thế giới:
Keo dán là một loại vật liệu đa dạng. Trong đó, loại keo dán đầu tiên
xuất hiện chính là keo dán gỗ, nó đã được con người biết đến từ rất lâu, từ
những năm của thời tiền sử khi con người sử dụng nhựa cây làm chất kết
dính. Trong công nghiệp, keo dán gỗ được sử dụng muộn hơn so với các loại
keo khác. Vào năm 1750, keo dán đã được sử dụng rộng rãi ở Anh. Các loại
keo khi này chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên như: cao su, keo máu, sữa,
xương,…Tuy nhiên, Keo dán gỗ được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ Chiến tranh
thế giới thứ nhất. Lúc đó, người ta sử dụng keo dán trong làm báng súng, hòm
đạn và các dụng cụ cho chiến tranh. Lúc này, các loại keo tổng hợp bắt đầu
xuất hiện và dần dần thay thế keo có nguồn gốc tự nhiên.
Khi xã hội ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa , sự sáng tạo của
con người cũng vì vậy mà phát triển. Bên cạnh việc sử dụng vật liệu gỗ làm
dụng cụ sinh hoạt, các loại vật liệu khác cũng đồng loạt ra đời. Đặc biệt, khi
nguồn nguyên kiệu gỗ ngày càng cạn kiệt, khi con người không con đủ khả
năng khai thác theo nhu cầu, các loại vật liệu khác như nhựa, kính, thủy
tinh,…ra đời và phát triển nhanh chóng. Nhưng để có thể sử dụng chúng làm
các vật liệu dùng trong các không gian nội, ngoại thất, chúng ta không thể
không dùng đến một loại vật liệu dùng để liên kết, đó là keo dán. Tùy vào vật
liệu mà nó liên kết, mà người ta đặt tên cho mỗi l a keo là khác nhau. Ví dụ
như keo dán gỗ, keo dán giấy tường, vải tường. keo nhựa,….Tất cả các loại
keo này đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới, từ những nước phát triển đến
những quốc gia đang phát triển và cả những nước kém phát triển, vì đó là nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống.
1.2.2. Trong nước:
Cũng có điểm xuất phát giống các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam,
Keo dán gỗ cũng được nghiên cứu và sử dụng từ những năm 1960, chủ yếu
được các nhà khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường
Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Thời gian đầu chủ yếu
là các loại keo có nguồn gốc động vật và thực vật. Sau đó vào những năm
1980 keo dán có nguồn gốc tổng hợp dần thay thế các loại keo có nguồn gốc
động, thực vật. Hiện nay, keo có nguồn gỗ tổng hợp chiếm khoảng 90% tổng
sản lượng sử dụng keo dán ở Việt Nam.
Chúng ta nhận thấy, với vật liệu gỗ, khi xã hội ngày càng phát triển,
nhu cầu con người gia tăng, các loại vật liệu khác bền hơn, rẻ hơn xuất hiện
và ngày một thay thế vật liệu gỗ. Keo dán cũng vậy, ngày xưa, chúng ta chỉ
biết đến keo dán gỗ là loại keo duy nhất có tác dụng liên kết các vật liệu gỗ
với nhau, nhằm phục vụ đời sống. Song song với sự xuất hiện của các vật liệu
mới nói trên, vật liệu keo cũng trở nên đa dạng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại được các loại keo dán dùng trong các hình thái nội, ngoại
thất.
- Đánh giá được khả năng sử dụng vật liệu keo dán trong nội, ngoại
thất, xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đ nh hướng sử dụng vật liệu keo dán
này.
- Đề xuất được các phương pháp ứng dụng tối ưu nhất của vật liệu keo
dán đối với không gian nội, ngoại thất.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu vật liệu keo dán dùng trong các hình thái nội, ngoại thất.
- Nghiên cứu, tìm hiểu khả năng sử dụng vật liệu keo dán trong nội,
ngoại thất.
- Thực tế nghiên cứu khả năng sử dụng vật liệu keo dán trong nội,
ngoại thất trên th trường thông qua mạng Internet và quá trình tìm hiểu thực
tế.
- Nhận xét và đánh giá kết quả thực tế thu được.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Thực tế tìm hiểu, nhận đ nh khả năng sử dụng vật liệu keo dán trong
nội, ngoại thất trên th trường dựa trên các yếu tố:
- Khảo sát th trường tiêu thụ vật liệu keo : nguồn gốc tạo, phân loại và
các đặc tính, giá cả, nhu cầu sử dụng của các nhà sản xuất và nhà tiêu dùng.