Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG CHỈ THỊ ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
495
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG BẰNG CHỈ THỊ ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG CỠ LỚN
A STUDY ON ASSESSING RIVER WATER QUALITY AT DANANG CITY
USING MACRO-INVERTEBRATE INDICATOR
SVTH: Đàm Minh Anh, Võ Huy Cẩm, Nguyễn Thị Kim Chi,
Nghuyễn Thị Cúc, Huỳnh Dương Ngọc Diễm, Trần Thị Mỹ Nguyệt,
Nguyễn Thị Thanh Nhung, Phan Thị Như Ý
Lớp 06CSM1, 07CSM, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. Phạm Thị Hồng Hà, ThS. Nguyễn Văn Khánh
Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần động vật không xương
sống (ĐVKXS) cỡ lớn ở sông Cu Đê và hệ thống sông Túy Loan – Cầu Đỏ, nhằm đánh giá chất
lượng nước mặt tại các khu vực nghiên cứu thông qua chỉ số BMWPVIET và chỉ số ASPT. Kết quả
nghiên cứu đã phát hiện được 20 họ ĐVKXS cỡ lớn có trong bảng điểm BMWPVIET; chất lượng
môi trường nước mặt tại đây đã bị ô nhiễm từ mức “nước ít bẩn ” (Oligosaprobe) đến “nước bẩn
vừa α ” (α-Mesosaprobe).
ABSTRACT
In the study, we carried out investigation in component of macro-invertebrates at Cu De
river and Tuy Loan – Cau Do river system in order to assess surface water quality at these regions
by BMWPVIET and ASPT indexes. As a result, there are 20 families of macro-invertebrates found in
BMWPVIET score. The surface water quality there was polluted changing from Oligosaprobe (Less
dirty) to α – Mesosaprobe.
1. Mở đầu
Hệ thống sông thành phố Đà Nẵng đang có nguy cơ ô nhiễm rất cao do các hoạt
động xả thải của các khu công nghiệp, các chất thải đô thị không qua hệ thống xử lý hoặc
qua hệ thống xử lý không đạt yêu cầu.
Trên thế giới, ngoài phương pháp lý hoá thì việc quan trắc chất lượng môi trường
nước bằng phương pháp sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường, đặc biệt phương pháp quan
trắc bằng ĐVKXS cỡ lớn đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp
mang lại hiệu quả nhanh, dễ áp dụng trên diện rộng, không gây tác động ngược lại với môi
trường và thể hiện kết quả tác động trực tiếp của chất gây ô nhiễm đến sự phát triển của hệ
sinh thái thuỷ sinh. Phương pháp dựa vào hệ thống điểm BMWP (Biological Monitoring
Working Party) và chỉ số ASPT (Average Score Per Taxon) để đánh giá chất lượng nước ở
các thủy vực nước ngọt và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Bỉ, Úc,
Braxin, Ấn Độ, Thái Lan…
Ở Việt Nam, sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá chất lượng môi trường nước đã
được nghiên cứu từ năm 1995, quy trình lấy mẫu và phân tích số liệu đã được thiết lập.
Phương pháp này đã được tiến hành ở nhiều sông ngòi, nó cho thấy đây là phương pháp
phù hợp với điều kiện nước ta.