Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập chất từ một số dịch chiết của quả cây bằng lăng nước (lagerstroemia speciosa) tại thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒ ĐẮC TRẦN QUỲNH NI
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP CHẤT
TỪ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA QUẢ CÂY BẰNG
LĂNG NƯỚC (LAGERSTROEMIA SPECIOSA)
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm- ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Mạnh Lục
Phản biện 1: GS.TS. Đào Hùng Cường
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Anh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Hóa hữu cơ họp tại Trường Đại học Sư phạmĐHĐN vào ngày 6 tháng 10 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hóa học các hợp chất thiên nhiên nói chung và các hợp chất có
hoạt tính sinh học nói riêng là một trong những lĩnh vực luôn được
các nhà khoa học quan tâm. Ngay từ xa xưa con người đã biết sử
dụng nhiều loại cây cỏ sẵn có trong tự nhiên để phòng và điều trị
bệnh. Ngày nay dù y học và ngành công nghệ tổng hợp hóa dược
phát triển vượt bậc đã tạo ra rất nhiều các biệt dược trong điều trị
bệnh. Song không vì thế mà những đóng góp của thảo dược mất đi
chỗ đứng trong y học hiện đại.
Ở nước ta, nền y học cổ truyền đã sử dụng rất nhiều các bài
thuốc dân gian, nghiên cứu và sản xuất ra nhiều chế phẩm dược vô
cùng quý giá để phòng và điều trị bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật cùng thảm thực vật phong phú, các nhà khoa học đã
chiết xuất được rất nhiều các hợp chất từ các cây thuốc quý không
những chỉ có giá trị chữa bệnh mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc.
Nước ta có một nguồn dược liệu rất phong phú. Theo các số
liệu thống kê mới nhất, thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài,
trong số đó có trên 3200 loài được sử dụng làm thuốc trong Y học.
Trong vô vàn các loại dược liệu quý đó phải kể đến cây Bằng lăng
nước có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa L. Pers thuộc họ Tử
vi Lythraceae. Ở Việt Nam cây thường được gọi đơn giản là Bằng
lăng tím hay Bằng lăng. Đây là loài cây có hoa rất đẹp, tán xòe tỏa
bóng mát nên thường được trồng nhiều hai bên đường hoặc nơi công
sở, trường học để lấy bóng mát. Ngoài dùng làm cây cảnh thì Bằng
lăng còn được sử dụng để làm thuốc tùy theo từng bộ phận.
Đối với các nước trên thế giới đặc biệt là Philippines và Ấn
2
Độ, cây Bằng lăng nước thường được sử dụng như một vị thuốc dân
gian để chữa trị nhiều bệnh với hiệu quả cao và an toàn. Tất cả các bộ
phận của cây đều có thể dùng để làm thuốc. Vỏ cây và lá chữa bệnh
tiêu chảy. Hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi
tiểu rất có ích đối với người bị bệnh về bàng quang. Hạt có tác dụng
an thần, gây ngủ. Quả dùng để đắp ngoài trị những tổn thương viêm
loét ở miệng. Đặc biệt những nghiên cứu hiện đại đã chứng minh
trong lá và quả già của cây Bằng lăng nước có chứa nhiều axit
corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết tương tự như tác dụng
của insulin, do đó dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
[13], [14]. Ở Việt Nam, Bằng lăng nước được trồng rất nhiều song
tác dụng dược lý của cây vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy
nguồn dược liệu quý giá này vẫn chưa được tận dụng.
Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên
cứu về hoạt tính sinh học của các chất có trong cây Bằng lăng nước.
Tại Việt Nam công trình nghiên cứu về loài cây này chưa nhiều, nếu
có chủ yếu tập trung vào hoạt tính và công dụng của lá, vỏ mà chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về quả của cây. Do đó, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập
chất từ một số dịch chiết của quả cây Bằng lăng nƣớc
(Lagerstroemia speciosa ) tại thành phố Đà Nẵng” cho luận văn
của mình để góp phần vào việc tìm hiểu nguồn tài nguyên dược liệu
quý giá của đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu chiết tách, phân lập và xác định thành phần hóa
học chất thu được từ quả Bằng lăng nước.
- Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết thu được.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Quả cây Bằng lăng nước thu hái tại thành phố Đà Nẵng vào
tháng 8, 10 và tháng 12 năm 2017.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu (độ ẩm, hàm
lượng tro, hàm lượng kim loại nặng).
- Tiến hành chiết tổng cao ethanol, các cao phân đoạn từ tổng
cao ethanol.
- Phân lập chất bằng sắc ký cột (SKC), sắc ký bản mỏng
(SKBM) và xác định thành phần các chất từ dữ liệu phổ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước
về đặc điểm, hình thái thực vật, thành phần hóa học, tác dụng dược lý
của quả Bằng lăng nước.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp chiết tách và phân lập các
hợp chất thiên nhiên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp thu hái và xử lý mẫu dược liệu.
- Phương pháp chiết rắn- lỏng, lỏng- lỏng bằng các dung môi
có độ phân cực khác nhau.
- Thăm dò hoạt tính sinh học các cao chiết.
- Phương pháp sắc ký cột, sắc ký bản mỏng để phân lập một số
hợp chất trong cao chiết.
- Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) xác định
thành phần hóa học trong cao chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về quy trình chiết tách, thành
phần và cấu tạo một số hợp chất hóa học, hoạt tính sinh học trong
4
dịch chiết ethanol của quả Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa
L. Pers).
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần mở rộng nuôi trồng, khai thác và sử dụng loài cây
dược liệu này một cách hiệu quả và bền vững.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
bảng, danh mục các hình, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục. Luận văn được chia làm các chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ BẰNG LĂNG VÀ CHI TỬ VI
1.1.1. Họ Bằng lăng
1.1.2. Thực vật chi Tử vi
1.2. TỔNG QUAN VỀ BẰNG LĂNG NƢỚC
1.2.1. Tên gọi, phân loại thực vật
1.2.2. Đặc điểm hình thái thực vật học
1.2.3. Phân bố
1.2.4. Điều kiện sinh trƣởng và phát triển
1.2.5. Thuộc tính dƣợc lý
1.2.6. Thành phần hóa học
6
CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ
2.1.1. Nguyên liệu
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA NGUYÊN LIỆU
2.2.1. Lựa chọn nguyên liệu
2.2.2 Xác định các chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu
a. Xác định độ ẩm
b. Xác định hàm lượng tro
c. Xác định hàm lượng kim loại nặng
2.3. PHƢƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH THU NHẬN CÁC MẪU
CAO CHIẾT
2.3.1. Phƣơng pháp ngâm dầm (chiết rắn – lỏng) điều chế tổng
cao ethanol
2.3.2. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng tách các phân đoạn
cao từ tổng cao ethanol
2.4. ĐỊNH TÍNH NHÓM CHỨC VÀ THỬ HOẠT TÍNH
KHÁNG KHUẨN CÁC PHÂN ĐOẠN CAO CHIẾT TỪ TỔNG
CAO ETHANOL
2.4.1 Định tính nhóm chức các phân đoạn cao chiết từ tổng
cao ethanol
2.4.2. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng khuẩn
2.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ
2.5.1. Sắc ký bản mỏng
2.5.2. Phƣơng pháp sắc ký cột
2.5.3. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)
7
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA
NGUYÊN LIỆU
3.1.1. Kết quả lựa chọn nguyên liệu
Kết quả khảo sát khối lượng cao chiết ethanol được trình bày
trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khối lượng cao chiết mỗi loại nguyên liệu
Loại quả Khối lượng cao chiết (g) Hàm lượng (%)
Quả trưởng thành 4,192 4,192
Quả già 5,247 5,247
Quả khô 6,926 6,926
Kết luận: Dựa vào kết quả khảo sát khối lượng cao chiết, chúng
tôi chọn quả Bằng lăng khô làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp
theo trong luận văn này.
3.1.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên
liệu
a. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình của bột nguyên liệu là 8,081 %. Với độ ẩm
này, nguyên liệu được đảm bảo ổn định tốt trong trong thời gian dài
mà không bị nấm mốc làm hư hại.
b. Hàm lượng tro
Hàm lượng tro trung bình của bột nguyên liệu là 7,762 %. Điều
này cho thấy trong quả Bằng lăng nước chứa một lượng các chất vô
cơ, trong đó có thể có mặt muối hay oxit của một số kim loại.
c. Hàm lượng kim loại nặng
Hàm lượng các kim loại nặng có trong quả Bằng lăng nước nằm
trong khoảng cho phép theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 8-
2:2011/BYT) về hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm (theo
8
thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011). Vì vậy có
thể sử dụng an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU CHẾ TỔNG CAO ETHANOL VÀ CÁC
CAO PHÂN ĐOẠN TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL
3.2.1. Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phƣơng pháp
ngâm chiết
Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phương pháp ngâm
chiết được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả điều chế cao ethanol của quả Bằng lăng nước
Số lần
chiết
V(lit)
cho vào
V(lit) lấy
ra
m cao ethanol (g) %m cao ethanol
Lần 1 10 5,245 64,671 4,353
Lần 2 5 5,053 22,333 1,501
Lần 3 5 5,137 10,496 0.707
Lần 4 5 5,117 2,605 0,176
Tổng 20 20,540 100,105 6,737
Khối lượng cao ethanol thu được bằng phương pháp ngâm
chiết là 100,105 gam chiếm 6,737 %. Hàm lượng cao ethanol thu
được thấp hơn giá trị 6,926 % một phần là do có sự sai số nhất định,
sự khác biệt giữa việc tiến hành với một lượng mẫu lớn và lượng mẫu
nhỏ. Ngoài ra, kết quả ở đây đã tính đến hệ số khô kiệt nên hàm
lượng cao thu được sẽ thấp hơn so với ban đầu.
3.2.2. Kết quả điều chế các cao phân đoạn từ tổng cao
ethanol bằng phƣơng pháp phân bố
Lấy 100,105 g cao chiết ethanol thu được đem phân tán vào trở
lại 300 ml nước cất. Sau đó tiến hành chiết lỏng- lỏng lần lượt với 3
dung môi có độ phân cực tăng dần là hexane, diclorometane và ethyl
acetate.
9
Tổng hợp kết quả về khối lượng và phần trăm khối lượng các
phân đoạn cao chiết được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khối lượng các cao chiết thu được bằng phương pháp
chiết lỏng- lỏng
Cao phân đoạn từ tổng cao
ethanol
Khối lƣợng (g) Phần trăm
khối lƣợng (%)
Cao hexane 19,851 19,832
Cao diclorometane 6,165 6,159
Cao ethyl acetate 2,322 2,320
Cao nước 65,534 65,465
Tổng cộng 93,872 93,774
Nhận xét: Tổng khối lượng cao thu được bằng phương
pháp chiết lỏng- lỏng với các dung môi từ cao tổng ethanol (100,105
g) là 93,872 g. Hiệu suất của cả quá trình đạt 93,774 %.
3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH NHÓM CHỨC VÀ THỬ HOẠT
TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC CAO PHÂN ĐOẠN TÁCH
TỪ TỔNG CAO ETHANOL
3.3.1. Kết quả định tính nhóm chức bằng các thuốc thử hóa học
Tổng hợp kết quả định tính thành phần nhóm chức bằng các
thuốc thử hóa học được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả định tính nhóm chức trong các cao
phân đoạn
ALKALOID
Thuốc thử
Mayer
Thuốc thử
Dragendorff
Thuốc thử
Wagne
Phân đoạn cao hexane - +++ +++
Phân đoạn cao
dichloromethane - +++ +++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- +++ +++
Phân đoạn cao nước - +++ +++
10
FLAVONOID
Thuốc thử
H2SO4 đậm
đặc.
Thuốc thử 1%
NaOH/etanol.
Thuốc thử
1%
AlCl3/etanol.
Phân đoạn cao hexane +++ + -
Phân đoạn cao
dichloromethane
- + -
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- ++ -
Phân đoạn cao nước - ++ +
STEROID
Thuốc thử
Salkowski
Thuốc thử
Rosenthaler
Thuốc thử
Liberman–
Burchard.
Phân đoạn cao hexane + - +
Phân đoạn cao
dichloromethane
+ - +
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- + +++
Phân đoạn cao nước - ++ +++
GLYCOSID
Thuốc thử
Keller–
Killiani
Thuốc thử
Tollens
Thuốc thử
Phenol–
H2SO4
Phân đoạn cao hexane +++ ++ +
Phân đoạn cao
dichloromethane
- +++ -
Phân đoạn cao ethyl
acetate
+ ++ -
Phân đoạn cao nước + ++ -
11
PHENOL
Thuốc thử
1% Vanilin
+ HCl đặc.
Thuốc thử 5%
FeCl3/H2O
Thuốc thử
Bortrager
Phân đoạn cao hexane +++ +++ -
Phân đoạn cao
dichloromethane
- +++ +++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- +++ +++
Phân đoạn cao nước - +++ ++
SESQUITERPEN–LACTON
Thuốc thử
H2SO4 đậm
đặc
Thuốc thử
Tollens
Thuốc thử
Baljet
Phân đoạn cao hexane - +++
Phân đoạn cao
dichloromethane
- +++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
+ ++ +
Phân đoạn cao nước +++ ++ +
TANNIN
Thuốc thử
Gelatin mặn
Thuốc thử
Stiasny
Thuốc thử
5%
FeCl3/H2O
Phân đoạn cao hexane - ++ -
Phân đoạn cao
dichloromethane
- - ++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- - +++
Phân đoạn cao nước - - +++
Nhận xét: Dựa trên kết quả định tính, ta thấy thành phần hóa
học các cao phân đoạn của quả Bằng lăng nước có chứa các hợp chất
alkaloid, flavonoid, sesquiterpen- lacton, steroid, glycosid, phenol,
12
tannin nhưng với mức độ khác nhau.
3.3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của các phân
đoạn cao chiết
Trong 4 phân đoạn thì chỉ có phân đoạn cao hexane và cao
dichloromethane có hoạt tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi khuẩn
là: Salmonella typhi và Escherichia coli, không có hoạt tính với
chủng vi khuẩn Bacillus subtilis. Phân đoạn cao hexane có hoạt tính
kháng khuẩn mạnh hơn phân đoạn cao dichloromethane. Phân đoạn
cao ethyl acetate và cao nước thì không có hoạt tính kháng khuẩn đối
với các chủng vi khuẩn đã khảo sát.
3.3.3. Kết quả phân tích sắc ký bản mỏng các cao phân
đoạn tách từ tổng cao ethanol
Kết quả chạy sắc ký bản mỏng các cao phân đoạn: hexane,
dichloromethane, ethyl acetate và cao nước với dung môi đơn ethyl
acetate và hệ dung môi hexane – ethyl acetate tỷ lệ 2:8 các cấu tử
tách ra rõ nhất và xuất hiện được nhiều vết nhất. Ở phân đoạn cao
hexane, các chất xuất hiện trên bản mỏng rõ ràng, đặc trưng hơn so
với các phân đoạn cao khác.
3.4. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH CÁC CHẤT
TRONG PHÂN ĐOẠN CAO HEXANE TÁCH TỪ TỔNG CAO
ETHANOL
3.4.1. Kết quả chạy sắc ký cột cao hexane tách từ tổng cao
ethanol
Dựa trên kết quả thu được từ sắc ký bản mỏng ta gộp phân
đoạn cao hexane thành 4 phân đoạn, kí hiệu lần lượt là: BL.H1;
BL.H2; BL.H3 và BL.H4 với khối lượng tương ứng là 0,617 gam;
2,047 gam; 2,305 gam và 2.587 gam.
a. Kết quả tinh chế phân đoạn BL.H2
Tinh chế phân đoạn BL.H2 thu được 1,767 gam tinh thể màu
trắng, hình kim, ký hiệu BL.H2TT.
13
b. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn BL.H4 (2,587 g)
Phân đoạn BL. H4 gộp thành 4 phân đoạn kí hiệu lần lượt là:
BL.H4A (397mg), BL.H4B (321mg), BL.H4C (1188 mg), BL.H4D
(337 mg). Từ Phân đoạn BL.H4A thu được 4 ml chất lỏng màu vàng
nhạt, trong suốt, ký hiệu BL.H4Aa.
c. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn BL.H4C
Cao phân đoạn BL.H4C kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng, gộp
được 3 phân đoạn kí hiệu BL.H4C1 (281 mg), BL.H4C2 (658 mg),
BL.H4C3 (161 mg). Ở phân đoạn BL.H4C2 làm bay hơi hoàn toàn
dung môi thu được cao của 2 phân đoạn tương ứng ký hiệu
BL.H4C2A (280mg) và BL.H4C2B (311mg).
3.4.2. Kết quả định danh các chất trong phân đoạn cao
hexane tách từ tổng cao ethanol
a. Kết quả định danh các chất trong phân đoạn BL.H2TT
Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân
đoạn BL.H2TT được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
BL.H2TT
STT RT %
AREA NAME FORMULAR
1 8.71 7.36
Dimethyl phthalate
(C10H10O4)
2 16.54 17.73
n-Hexandecanoic acid
(C16H32O2)