Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập chất trong một số dịch chiết lá cây đu đủ đực trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------
NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP CHẤT
TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT LÁ CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Đào Hùng Cường
Phản biện 1:
PGS.TS. Lê Tự Hải
Phản biện 2:
PGS.TS. Trần Thị Xô
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Hóa hữu cơ họp tại Đại học Sư phạm – ĐHĐN
từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 10 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây Đu đủ có tên khoa học Carica Papaya L., thuộc họ Đu đủ
(Caricaceae). Trong dân gian lá cây Đu đủ được sử dụng để sát
khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán,…Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá Đu đủ. Lá
Đu đủ được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa rất mạnh. Lá
Đu đủ có hoạt tính kháng khuẩn tốt, có khả năng kháng nhiều loại vi
khuẩn gram âm, gram dương, các loại nấm. Ngoài ra, lá Đu đủ còn
có khả năng kháng viêm, giảm đau.
Tại Việt Nam, cao chiết với cồn từ lá Đu đủ được nghiên cứu
trong một số mô hình ung thư thực nghiệm và được chứng minh có
tác dụng ức chế sự phát triển của khối u gây bởi tế bào ung thư
Sarcoma TG-180 ở chuột nhắt trắng. Đầu năm 2010, một nhóm
nghiên cứu Nhật Bản và Mỹ đã thông báo dịch chiết nước lá cây Đu
đủ có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư người như ung thư
dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu,...
Ngày nay, sử dụng một sô bộ phận của cây Đu đủ để chữa
bệnh chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian nên việc tìm hiểu thành
phần hóa học và chứng minh được thành phần hoạt chất cụ thể của
một số bộ phận cây Đu đủ là rất cần thiết, làm tiền đề khoa học cho
việc ứng dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam bào chế thuốc
điều trị các căn bệnh hiểm nghèo, trong đó có bệnh ung thư. Hiện
nay, các công trình nghiên cứu thành phần hóa học về các bộ phận
của cây Đu đủ trong đó chỉ đề cập đến lá Đu đủ nói chung mà ít quan
tâm đến lá Đu đủ đực. Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về xác định thành phần hóa học của lá cây Đu đủ đực. Vì vậy, để góp
2
phần làm phong phú thêm sơ ở dữ liệu về cây Đu đủ nói chung và
cây Đu đủ đực nói riêng, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu chiết
tách, xác định thành phần hóa học và phân lập chất trong một số
dịch chiết lá cây Đu đủ đực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình chiết tách lá Đu đủ đực.
Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến quá trình chiết.
Khảo sát hoạt tính sinh học của một số dịch chiết.
Xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết.
Phân lập và xác định công thức hóa học trong dịch chiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Lá Đu đủ đực được hái trên đại bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá Đu đủ đực.
Khảo sát điều kiện chiết của dịch chiết lá Đu đủ đực trong 4
dung môi n-hexane, chloroform, ethyl acetate và n-butanol qua 3
phương pháp chiết (ngâm dầm, soxhlet và siêu âm) để chọn phương
pháp chiết tối ưu nhất.
Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của 4 dịch chiết (n-hexane,
chloroform, ethyl acetate và n-butanol) đối với 3 dòng tế bào ung thư
phổi, ung thư gan, ung thư vú.
Định danh thành phần hóa học của lá Đu đủ đực trong các
dung môi n-hexane, chloroform, ethyl acetate và n-butanol.
Chọn dung môi phù hợp và phân lập làm giàu một số phân
đoạn, xác định công thưc hóa học có trong dịch chiết lá cây Đu đủ
đực.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
4.2. Phương pháp thực nghiệm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần hóa học của
dịch chiết lá cây Đu đủ đựcbằng các dung môi khác nhau.
Xác định công thức hóa học của một hợp chất có trong lá cây
Đu đủ đực.
Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu chuyên
sâu sau này về lá cây Đu đủ đực.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ số liệu về thành thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh
học của dịch chiết lá cây Đu đủ đực trong các dung môi khác nhau
để có thể đưa ra các ứng dụng trong thực tế cũng như mở rộng phạm
vi nghiên cứu về sau.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐU ĐỦ
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ
1.1.1. Tên gọi
Tên khoa học là Carica Papaya L., thuộc họ Caricaceae.
Tên khác phiên mộc, cà lào, phiên qua, phan qua thụ, lô hong
phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), má hống (Thái).
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố
Trên thế giới, các nước trồng nhiều Đu đủ như Ấn Độ, Trung
Quốc, Thái Lan, Philipin, Mianma, Malaysia (Châu Á); Tazania,
Uganda (châu Phi); Brazin, Mỹ (châu Mỹ); Úc, Newzealand (châu
4
Đại Dương). Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứ
của cây Đu đủ nhưng đến nay hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam đều
trồng Đu đủ, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên.
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Cây Đu đủ là loại cây nhỏ hoặc nhỡ, cao từ 2 - 4 mét, thân
thẳng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, tập trung ở ngọn. Cuống
lá rất dài, xẻ 5 - 7 thùy sâu, gốc hình tim, đầu nhọn, mỗi thùy lại chia
tiếp thành nhiều thùy nhỏ không đều, gân lá hình chân vịt, hai mặt
nhẵn.
1.1.4. Thành phần hóa học
Quả Đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong
đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protein, chất béo, một ít muối vô
cơ (canxi, photpho, sắt), vitamin A, B và C.
Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có một chất alkaloid đắng
gọi là cacpain và chất glucoxit gọi là cacpozit.
Trong rể người ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều
myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat.
Trong hạt Đu đủ, theo Hooper có 26,3% dầu; 24,3% chất
anbuminôit; 17% sợi, 15,5% hydrat cacbon; 8,8% tro và 82% nước.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
LÁ ĐU ĐỦ
1.2.1. Tác dụng kháng sinh, kháng nấm.
1.2.2. Tác dụng trị u bướu, ung thư.
1.2.3. Tác dụng chống oxi hóa.
1.2.4. Các tác dụng dược lý khác.
1.2.5. Công dụng trong dân gian.
5
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÁ ĐU ĐỦ
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2002, David và cộng sự đã xác định được glycosid là
prunasin và sambunigrin trong lá và thân Đu đủ.
Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự nghiên cứu các hợp
chất phenol trong lá Đu đủ.
Năm 2008, Krishna K.L và cộng sự đã tổng hợp các công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học các bộ phân cây đu đủ.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2007, Hà Thị Bích Ngọc và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật
HPLC phân tích các chất carotenoid trong lá Đu đủ.
Năm 2012, Trần Thanh Hà đã phân lập được 4 chất từ phân
đoạn chiết n-hexan của lá Đu đủ. Trong đó, sterculin A và cycloart25-ene-3β,24 (R/S)- diol là 2 tritecpen lần đầu tiên phân lập.
Năm 2014, Hồ Thị Hà đã tiến hành chiết phân đoạn dịch chiết
MeOH từ lá Đu đủ bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần (nhexan, CH2Cl2, EtOAc, buthanol). Từ cặn chiết CH2Cl2 phân lập
được 6 hợp chất: danielone, carpainone, axit pluchoic, apocynol A,
carpaine, pseudocarpaine. Trong đó carpainone là hợp chất mới và 2
chất danielone và apocynol A lần đầu tiên được chiết ra từ lá đu đủ.
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Đối tượng thực nghiệm
Nguyên liệu: lá Đu đủ đực được hái ở địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
6
2.1.2. Xử lý nguyên liệu
Lá Đu đủ đực được lựa chọn phải có màu xanh mướt, không
non không già.Sau khi hái đem vào bỏ cuống, rửa sạch rồi thái nhỏ
khoảng 1 -2 cm, vẩy cho ráo nước. Đem ra chỗ nắng to, phơi thật
khô rồi đem xay nhỏ thành bột để sử dụng cho nghiên cứu.
2.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ
Tủ sấy Controller B170 của Đức;
Thiết bị đo sắc ký khí ghép phổ khối (GS–MS) Aligent
7890A/5075C;
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 800 Aligent;
Đèn tử ngoại bước sóng λ = 254nm và 365nm dùng để soi bản
mỏng;
Máy cất quay chân không Bunchi-Vacuum Controller V800;
Thiết bị sắc ký cột và sắc ký bản mỏng;
Một số thiết bị khác như: máy siêu âm, bộ chiết soxhlet và các
dụng cụ cần thiết khác trong PTN (cốc thủy tinh, bình tam giác, bếp
cách thuỷ, cốc sứ, pipet, bình định mức, phễu, giấy lọc,…).
2.2.2. Hóa chất
Ngoài các loại hóa chất chính được trình bày trong Bảng 2.1,
học viên còn sử dụng thêm các loại hóa chất khác như: C2H5OH 950
,
NH4OH, HNO3, HCl, KI, HgCl2, sillica gel, …
2.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.3.1. Phương pháp xác định các thông số hóa lý
2.3.2. Phương pháp chiết bằng các dung môi hữu cơ
2.3.3. Phương pháp định danh thành phần hóa học
2.3.4. Phương pháp tách và xác định cấu trúc hợp chất
7
2.4. THỰC NGHIỆM
2.4.1. Xác định các thông số hóa lý và kim loại
a. Sơ đồ khảo sát
Hinh 2.3. Sơ đồ khảo sát
b. Xác định độ ẩm
c. Xác định hàm lượng tro
d. Xác định hàm lượng một số kim loại
2.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cao
chiết (phương pháp chiết rắn - lỏng)
a. Chiết bằng phương pháp siêu âm
b. Chiết bằng phương pháp Soxhlet
c. Chiết bằng phương pháp ngâm dầm
chloroform
Xác định độ ẩm,
hàm lượng tro. Xử lý mẫu
Lá Đu đủ đực:
sấy khô, xay mịn
Bột mẫu
Xác định hàm
lượng kim loại
Dịch chiết
n-hexan
n-hexan Ethyl acetate
Dịch chiết
chloroform
Dịch chiết
Ethyl acetate
Dịch chiết
n-Butanol
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cao chiết
n-butanol
8
2.4.3. Định tính một số hợp chất trong lá Đu đủ đực
2.4.4. Quy trình điều chế cao chiết
a. Sơ đồ điều chế cao chiết
Hình 2.4. Sơ đồ điều chế cao chiết
b. Điều chế cao tổng MeOH
c. Điều chế các cao n-hexane, cao chloroform, cao EtOAc và
cao BuOH
1. Ngâm, chiết kiệt trong MeOH (24 giờ)
2. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp
Nguyên liệu:
Lá Đu đủ đực sấy khô, xay mịn (5kg)
Cao tổng MeOH
Cao n-hexan Cao CHCl3 Cao EtOAc Cao BuOH
Phân lập chất tinh khiết
Khảo sát hoạt
tính sinh học
1. Chiết lần lượt với các dung môi: n-hexane;
chloroform; EtOAc; BuOH.
2. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp
Chọn cao chiết
thích hợp trong 4
loại cao trên để
tiến hành phân lập
Phân lập chất tinh khiết
IR
MS
13C-NMR 1
H-NMR
Định danh thành
phần hóa học
GC-MS
9
d. Phương pháp tách chất tinh khiết và xác định công thức
câu tạo
2.4.5. Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết
a. Quy trình chiết xuất dịch chiết
b. Phương pháp thử độc tế bào
2.4.6. Định danh thành phần hóa học trong 4 cao chiết nhexane, chloroform, EtOAc và BuOH
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ
3.1.1. Xác định độ ẩm và hàm lượng tro
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình của bột mẫu nguyên liệu lá Đu đủ
đực được nghiên cứu khoảng 10,332%;
- Hàm lượng tro: Dựa vào kết quả thu được, hàm lượng tro
trung bình của nguyên liệu khoảng 6,718%.
3.1.2. Xác định hàm lượng các kim loại
Từ kết quả thực nghiệm và so sánh với Quyết định số
46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành “quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học
trong thực phẩm” và QCVN 8-2:2011/BYT (được ban hành theo
Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 của Bộ trưởng Bộ y
tế) “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn kim loại nặng
trong thực phẩm” đối với loại thực phẩm tương đương là “chè và sản
phẩm chè” nhận thấy, các thông số kim loại đều có giá trị thấp hơn
so với giới hạn cho phép. Đặc biệt, hàm lượng các kim loại nặng (Pb,
Cd, Hg và As) thấp hơn so với mức an toàn trong một số dược liệu
được quy định tại Dược điển Việt Nam IV (<2x10-6 mg/kg). Vì vậy,
10
hàm lượng các kim loại trong lá Đu đủ đực không gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người khi sử dụng làm dược liệu.
3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHỐI
LƯỢNG CAO CHIẾT
3.2.1. Chiết bằng Soxhlet
Hình 3.1. Khảo sát thời gian chiết tối ưu bằng soxhlet
Ở thời gian đầu lượng cao chiết tăng theo thời gian, tuy nhiên
đến khoảng thời gian từ 4 giờ trở đi (đối với n-butanol) và từ 6 giờ
(đối với n-hexane, chloroform và ethyl acetate) thì khối lượng cao
thu được tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do khi tăng thời gian
chiết, các cấu tử có trong bột lá Đu đủ hòa tan trong dung môi càng
nhiều, thời gian chiết càng lâu thì hàm lượng các cấu tử có trong cao
chiết càng tăng dẫn đến khối lượng cao chiết tăng đều lên. Đến
khoảng thời gian nhất định, khi các cấu tử đã hòa tan gần hết trong
dung môi thì khối lượng cao chiết sẽ tăng chậm và không đáng kể.Vì
vậy, thời gian chiết tối ưu để thu được khối lượng cao chiết lớn nhất
với tỉ lệ 1/20 theo khảo sát cụ thể là: dung môi n-hexane là 6 giờ,
chloroform là 6 giờ, ethyl acetate là 6 giờ và n-butanol là 4 giờ.