Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập chất tinh khiết trong dịch chiết của thân cây cẩu tích (cibotium barometz) trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------
HUỲNH THỊ LỆ TRANG
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP CHẤT TINH
KHIẾT TRONG DỊCH CHIẾT CỦA THÂN CÂY CẨU
TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 8440114
TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ HÓA HỌC
Đà Nẵng, năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Xô
Phản biện 2: TS. Bùi Xuân Vững
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ Hóa hữu cơ họp tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN vào ngày 27
tháng 7 năm 2019
Có thể tìm thấy luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức
khoẻ, chữa bệnh cho ngƣời dân, đặc biệt ở các nƣớc nghèo, các nƣớc đang
phát triển và các nƣớc có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 80% dân số ở
các nƣớc đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc
vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dƣợc
liệu hoặc các chất chiết suất từ dƣợc liệu.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có
nguồn tài nguyên cây thuốc phát triển phong phú và đa dạng. Theo kết quả
điều tra nguồn tài nguyên dƣợc liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 của
Viện Dƣợc liệu Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 10.500 loài thực vật
bậc cao, nằm trong 2.275 chi, 305 họ (ƣớc tính có thể tới 12.000 loài), 10%
số này là loài đặc hữu.
Đƣờng lối phát triển Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam đã đƣợc
khẳng định nhất quán là: Kế thừa, phát huy, phát triển y dƣợc học cổ
truyền, kết hợp với y học hiện đại, xây dựng nền y dƣợc học cổ truyền Việt
Nam khoa học dân tộc và đại chúng. Hiện đại hóa y dƣợc cổ truyền và kết
hợp y dƣợc cổ truyền với y dƣợc hiện đại đang là mục tiêu và yêu cầu phát
triển của thời đại. Thực hiện tốt công việc này sẽ góp phần đƣa sự nghiệp
chăm sóc sức khỏe nhân dân lên tầm cao mới. Việc phát hiện các vị thuốc
mới và các chất mới trong vị thuốc cho nhu cầu trị, chữa bệnh nhằm hiện
đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là vấn
đề mang tính chiến lƣợc hiện nay.
Cây cẩu tích là một cây thuốc quý có trong kho tàng cây thuốc, vị
thuốc Việt Nam trị, chữa bệnh thông thƣờng và trị nhiều chứng bệnh nan y
2
có hiệu quả cao. Trên thế giới hiện có ít công trình nghiên cứu về cây cẩu
tích, còn ở nƣớc ta chƣa có tổ chức cá nhân nào công bố công trình nghiên
cứu thành phần hóa học cây cẩu tích. Bởi vậy việc tìm ra thành phần hóa
học và công dụng của cây cẩu tích có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Với
những lý do trên tôi chọn đối tƣợng đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác
định thành phần hóa học và phân lập chất trong một số dịch chiết của
thân cây cẩu tích (Cibotium Barometz) ở thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về cây cẩu tích (Cibotium Barometz) tại Đà Nẵng.
- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất từ thân cây cẩu tích.
- Xác định thành phần hóa học các chất có trong cao chiết của thân
cây cẩu tích.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Đối tƣợng nghiên cứu là thân cây cẩu tích, đƣợc thu hái
tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phần hóa học trong cao chiết của thân
cây cẩu tích.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về loài
cây nghiên cứu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về đặc điểm hình
thái thực vật, nguồn nguyên liệu, thành phần hóa học và ứng
dụng của thân cây cẩu tích.
- Tổng hợp các tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, chiết tách và xác
định thành phần hóa học các chất từ thực vật.
5. Bố cục luận văn
MỞ ĐẦU
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY CẨU TÍCH
1.2. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CẨU TÍCH
1.2.1. Những nghiên cứu ứng dụng của cây cẩu tích trên thế giới
1.2.2. Một số bài thuốc của cây cẩu tích đang đƣợc dùng ở Việt Nam
1.2.3. Một số bài thuốc của Nam Y Trần Đức Trịnh chữa bệnh có
hiệu quả
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÂY CẨU TÍCH Ở NƢỚC
NGOÀI
1.3.1. Các axit béo đƣợc các nhà khoa học tìm thấy trong cây cẩu
tích
1.3.2. Các hợp chất phenol và flavonoid tan trong nƣớc
1.3.3. Các hợp chất sesquitecpen
1.3.4. Các chất béo phức tạp
1.3.5. Các hợp chất khác
1.4. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng
1.4.2. Phƣơng pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS)
5
CHƢƠNG 2 THỰC NGHIỆM
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ
2.1.1. Nguyên liệu
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Dụng cụ
2.1.4. Các loại máy móc, thiết bị
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
6
2.2.2. Chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
thân cây cẩu tích
2.2.3. Phƣơng pháp phân lập xác định chất sạch từ cao chiết
đichloromethane
7
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ KHỐI LƢỢNG CAO CHIẾT THU ĐƢỢC
Tổng lƣợng dịch cô đặc methanol thu đƣợc sau khi đuổi dung môi
là 114,25 mL.
Bảng 3.1. Khối lượng cao thu được sau khi cô quay các dịch chiết
Dung môi Khối lƣợng
cao chiết (gam)
% tổng cao
n-hexane 10,947 9,61
Dichloromethane 9,883 8,65
Chloroform 6,035 5,28
ethyl acetate 8,473 7,42
Nhận xét:
Khối lƣợng cao chiết từ tổng cao methanol với dung môi n– hexane
là lớn nhất 10,947g (9,61%).
3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT
3.2.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học có trong dịch chiết n-hexane
thân cây cẩu tích đƣợc thể hiện ở Hình 3.1.
Bảng 3.2. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane thân
cây cẩu tích
STT
RT
(phút)
Tên Area (%)
1 21,066 Paeonol 0,5
2 25,555 Myristic acid 0,72
3 28,188 Pentadecylic acid 0,39
8
4 28,927 Palmitic acid, methyl ester 2,52
5 31,018 Linoleic acid, methyl ester 2,89
6 31,176 Linolenic acid, methyl ester 0,93
7 35,365 Beta-Monolinolein 3,59
8 36,797 Beta-Tocopherol 0,19
9 36,971 A’-Neogammacer-22 (29) –ene 0,46
10 37,328 Vitamin E 0,81
11 38,462 Campesterol 3,86
12 38,606 Stigmasterol 1,1
13 39,155 Gamma-Sitosterol 13,65
14 39,377
(Z)-Stigmasta-5,24 (28)-dien-3
beta-ol 0,14
15 39,952 Beta-Amyrin 0,17
16 40,077 Cycloartenol 0,75
17 40,260 (+-)-Alpha-Tocopherol 1,51
18 40,815 Gamma-Sitostenone 0,29
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy phƣơng pháp GC–MS
đã định danh đƣợc 18 cấu tử trong dịch chiết n–hexane từ thân cây cẩu tích.
Các cấu tử có hàm lƣợng cao là Gamma-Sitosterol (13,65%), Campesterol
(3,86%), Beta-Monolinolein (3,59%), Linoleic acid, methyl ester (2,89%).
Trong đó một số cấu tử có hoạt tính sinh học đặc biệt nhƣ:
- Paenol: Hoạt chất paeonol có khả năng ức chế sự phát triển của tế
bào ung thƣ phổi LLC và LU-1 với các giá trị IC50 lần lƣợt là 49,12 ug/mL,
52,96 ug/mL.
- Myristic acid: Dùng làm chất hoạt động bề mặt, có khả năng làm
9
sạch và khả năng nhũ hóa.
- Linoleic acid: Giảm cholesterol LDL, cải thiện huyết áp và giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Axit linoleic cũng góp phần tạo ra
prostaglandin, kích thích lƣu thông qua giãn mạch và tăng cƣờng cơ chế
phòng thủ tự nhiên của cơ thể, hỗ trợ ức chế viêm, giúp điều trị chàm và dị
ứng da. Duy trì sự hình thành xƣơng và có thể giúp giảm nguy cơ loãng
xƣơng, gãy xƣơng.
- Linolenic acid: Giúp làm hạ huyết áp. Chữa bệnh mỡ máu, bệnh
tim mạch, hội chứng chuyển hóa, đau do biến chứng thần kinh đái tháo
đƣờng, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trầm cảm sau sinh, chứng
mệt mỏi kinh niên.
- Vitamin E, (+-)-Alpha-Tocopherol: Thƣờng có ba loại vitamin E: α,
β, δ – tocopherol, nhƣng chỉ có α – tocopherol là có hoạt tính mạnh nhất.
+ Tác dụng chống oxy hóa mạnh: thu giữ các gốc tự do đƣợc sinh
ra trong quá trình chuyển hóa.
+ Bảo vệ đƣợc các acid béo của màng tế bào khỏi bị hƣ hỏng bởi
các gốc tự do cũng nhƣ các hợp chất dễ oxy hóa khác.
+ Chống xơ vữa động mạch do làm giảm sự oxy hóa các protein
tan trong mỡ mà các protein này tham gia vào quá trình tắc nghẽn động
mạch.
+ Vitamin E tham gia vào quá trình điều hòa sinh sản. Khi thiếu
vitamin E, quá trình tạo phôi của cơ thể bị ảnh hƣởng, các cơ quan sinh sản
của cơ thể bị thoái hóa.
+ Vitamin E tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử trong các
phản ứng oxy hóa khử và liên quan với dự trữ năng lƣợng đƣợc giải phóng
trong các quá trình đó.
10
+ Vitamin E cần thiết cho quá trình phosphoryl hóa, oxy hóa
creatin ở cơ, ảnh hƣởng tới cấu trúc và chức năng của cơ, tủy sống và một
số mô khác.
- Stigmasterol: Giảm đau. Chống lão hóa, chống viêm khớp, xơ vữa
động mạch. Chống ung thƣ. Chống co giật. Chống đái tháo đƣờng. Chống
bênh mất trí nhớ.
- Campesterol: Thuộc nhóm phytosterol, có tác dụng giảm nguy cơ
bệnh tim mạch và viêm, giúp phòng chống hạ đƣờng huyết, giảm nguy cơ
nhồi máu cơ tim và làm giảm cholesterol, tăng cƣờng hoạt động chống oxy
hóa.
3.2.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học có trong dịch chiết
dichloromethane từ thân cây cẩu tích đƣợc thể hiện ở hình 3.2.
Bảng 3.3. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
dichloromethane từ thân cây cẩu tích
STT
RT
(phút)
Tên Area (%)
1 15.522 Catechol 0.32
2 15.944 Coumaran 0.34
3 16.081 Ethriol 0.32
4 20.483 Trans-Cinnamic acid 0.17
5 21.070 Paeonol 0.39
6 28.933 Palmitic acid, methyl ester 2.72
7 31.023 Linoleic acid, methyl ester 3.31
8 31.179
Linolenic acid, methyl
ester 1.18
11
9 31.832 Linoleic acid 5.60
10 35.367 Beta-Monolinolein 3.37
11 35.659 Alpha-Tocospiro B 0.30
12 35.757 Alpha-Tocospiro A 0.25
13 36.972
A’-Neogammacer-22(29)-
ene 0.51
14 37.191 Stigmastan-3,5-diene 0.09
15 37.330 Vitamin E 0.88
16 38.464 Campesterol 3.83
17 38.607 Stigmasterol 1.07
18 39.160 Gamma-Sitosterol 13.12
19 40.076 Cycloartenol 0.69
20 40.263 dl-alpha-Tocopherol 1.33
21 40.405 24-Methylenecycloartanol 0.62
22 40.819 Gamma-Sitostenone 0.27
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy phƣơng pháp GC–MS đã định
danh đƣợc 22 cấu tử trong dịch chiết dichlomethane từ thân cây cẩu tích.
Các cấu tử có hàm lƣợng cao là Gamma-Sitosterol (13,12%), Linoleic acid
(5,60%), Campesterol (3,83%), Beta-Mônlinolein (3,37%), Linoleic acid,
Methyl ester (3,31%). Trong đó có một số cấu tử có hoạt tính sinh học tốt
nhƣ: Paenol, Linoleic acid, Linolenic acid, Vitamin E. Ngoài ra cấu tử
Alpha-Tocospiro là chất chống oxi hóa, 24-Methylenecycloartanol có hoath
tính kháng viêm. Coumaran và Catechol có hoạt tính chống oxi hóa.
3.2.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết chloroform
12
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học có trong dịch chiết chloroform
từ thân cây cẩu tích đƣợc thể hiện ở hình 3.3.
Bảng 3.4. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
chloroform từ thân cây cẩu tích
STT
RT
(phút)
Tên Area (%)
1 15.944 Coumaran 0.40
2 16.201 Ethriol 0.77
3 31.019 Linoleic acid, methyl ester 2.29
4 31.178 Linolenic acid, methyl ester 0.65
5 33.666
3,5-di-tert-Butyl-4-
hydroxyacetophenone 3.11
6 35.366 Beta-Monolinolein 2.05
7 37.329 Vitamin E 0.63
8 38.465 Campesterol 2.72
9 38.608 Stigmasterol 0.79
10 39.164 Gamma-Stosterol 10.05
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.4 cho thấy phƣơng pháp GC–MS đã định
danh đƣợc 10 cấu tử t6ong dịch chiết cloroform từ thân cây cẩu tích. Các
cấu tử có hàm lƣợng cao là Gamma-Stosterol (10,05%), 3,5-di-tert-Butyl-4-
hydroxyacetophenone (3,11%), Campesterol (2,72%). Trong đó có một số
cấu tử có hoạt tính sinh học tốt nhƣ: Linoleic acid, Linolenic acid, Vitamin
E.
3.2.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate
13
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học có trong dịch chiết ethyl
acetate từ thân cây cẩu tích thể đƣợc thể hiện ở hình 3.4.
Bảng 3.5. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl
acetate từ thân cây cẩu tích
STT
RT
(phút)
Tên Area (%)
1 15.522 Catechol 2.19
2 15.934 Coumaran 5.27
3 16.157 Ethriol 1.30
4 26.247 Phloretic acid 2.14
5 29.839 (E) –p-Coumaric acid 5.70
6 39.070 Beta-Stosterol 1.50
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy phƣơng pháp GC–MS đã định
danh đƣợc 6 cấu tử trong dịch chiết ethyl acetate từ thân cây cẩu tích. Các
cấu tử có hàm lƣợng cao là (E) –p-Coumaric acid (5,70%), Coumaran
(5,27%), catechol (2,19%), Phloretic acid (2,14%). Trong đó cấu tử (E) –pCoumaric acid có hoạt tính chống oxi hóa mạnh, có khả năng kháng 4 tế
bào ung thƣ là ung thƣ biểu mô, ung thƣ gan, ung thƣ phổi và ung thƣ vú.
3.3. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANG CHẤT CÓ TRONG DỊCH
CHIẾT DICHLOMETHANE
Đƣa cặn chiết đƣợc bằng dichlomethane lên cột sắc kí với chất hấp
phụ silicagel và đƣợc rửa giải bằng hệ dung môi clorofom – Metanol tỉ lệ
(99:1) thu đƣợc chất vô định hình, đem kết tinh lại trong etylaxetat đƣợc
tinh thể không màu, hình kim, có khối lƣợng 30,5mg, Rf= 0,58 trong hệ
dung môi chlorofom - metanol (9:1). Phổ
1H–NMR và 13C – NMR của hợp
chất TRANG đƣợc thể hiện ở Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7 và Hình 3.8.