Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong tinh dầu và một số dịch chiết từ củ nghệ đen tỉnh gia lai.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VÕ THỊ THANH BÌNH
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU
VÀ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ ĐEN
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 60 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐàNẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG
Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Xô
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26
tháng 07 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính sinh học từ thực
vật đang được các nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, ở Việt Nam, nhiều công trình
nghiên cứu về chiết tách, xác định thành phần, cấu trúc các hợp chất
từ thực vật đã được công bố. Trong đó, nhiều hợp chất có hoạt tính
sinh học quý đã được phát hiện, phân lập và đưa vào ứng dụng trong
thực tế. Nằm trong vùng nhiệt đới, hệ thực vật ở Việt Nam vô cùng
phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Vì vậy,
hướng nghiên cứu chiết tách các hợp chất thiên nhiên trong nước dù
nhiều, nhưng cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng hơn để đáp
ứng cho nhu cầu dược phẩm thiên nhiên ngày càng tăng của thị
trường. Trong số các công trình nghiên cứu liên quan đến hợp chất
thiên nhiên hiện nay, nghiên cứu chiết tách, phân lập các hợp chất có
hoạt tính sinh học từ nghệ đen là một trong những hướng mang lại
nhiều ý nghĩa thực tiễn và có tính giá trị y học cao.
Nghệ đen hay còn có tên gọi khác là nga truật, ngải tím, tam
nại (Curcuma zedoaria) là cây thân thảo thuộc họ Gừng, phân bố
nhiều ở vùng rừng núi Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Nghệ đen được biết đến trong dân gian là loài thảo dược lành tính,
có vị thuốc và hương vị độc đáo nên đã trở thành cây trồng phổ biến
dùng làm thuốc cũng như gia vị trong chế biến thực phẩm.
Hiện nay, với các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, các nhà
khoa học đã xác định được thành phần hóa học của nghệ đen, bao
gồm: tinh bột (82.6%), tinh dầu (1-1.5%), khá nhiều chất tương tự có
trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng. Đặc biệt
2
nhất trong nghệ đen là hoạt chất Curcumin có tác dụng ngăn chặn sự
phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của
ung thư vú sang phổi. Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các
nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có
tác dụng hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan,
người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư
và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tán của tế bào ung thư
da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là
chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị
vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu
lực. Từ năm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã
công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1
trong 3 chất đó là Curcumin.
Ở tỉnh Gia Lai, nghệ đen mọc hoang rất nhiều trong rừng. Tuy
nhiên, do nạn phá rừng làm rẫy nên diện tích phân bố của cây thuốc
quý này ngày càng hẹp. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định thành phần
và kiểm tra các hoạt tính sinh học của nghệ đen sinh trưởng tại địa
bàn tỉnh Gia Lai là cần thiết, góp phần hiểu biết thêm về hoạt tính của
nghệ đen, từ đó có chính sách phát triển, bảo vệ và khai thác có hiệu
quả nguồn dược liệu quý của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, tôi đề xuất
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa
học trong tinh dầu và một số dịch chiết từ củ nghệ đen tỉnh Gia
Lai” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hoá hữu cơ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu vật lý, hóa học trong củ nghệ đen.
- Xây dựng quy trình chiết tách hiệu quả các hợp chất hóa học
có trong củ nghệ đen.
- Xác định thành phần hóa học, hàm lượng các chất có trong
3
tinh dầu và một số dịch chiết của các dung môi: n-hexane,
dichloromethane, ethyl axetate, methanol từ củ nghệ đen ở tỉnh Gia Lai.
- Khảo sát thăm dò hoạt tính sinh học của tinh dầu chiết từ củ
nghệ đen .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Củ nghệ đen (Curcuma zedoaria) ở tỉnh Gia Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thành phần hóa học trong tinh dầu và một số dịch chiết hữu cơ
từ củ nghệ đen tỉnh Gia Lai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu,
phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, thành phần hóa học
và ứng dụng của củ nghệ đen có liên quan trực tiếp đến hướng
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Lấy mẫu, xử lý, sơ chế mẫu;
- Xác định độ ẩm, hàm lượng tro bằng phương pháp trọng lượng;
- Xác định hàm lượng kim loại nặng bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tử AAS;
- Phương pháp chưng cất lối cuốn hơi nước để tách tinh dầu;
- Phương pháp chiết soxhlet bằng các dung môi hữu cơ để tách
các cấu tử hữu cơ;
- Định danh thành phần hóa học của tinh dầu và một số dịch
chiết hữu cơ bằng phương pháp sắc kí lỏng (GC/MS);
- Khảo sát thăm dò hoạt tính sinh học của tinh dầu chiết từ củ
nghệ đen.
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu về quy trình chiết tách, xác định
thành phần hóa học trong tinh dầu và một số dịch chiết hữu cơ từ củ
nghệ đen, sẽ đóng góp thêm thông tin vào kho tàng các hợp chất
thiên nhiên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng nguồn thực vật và qua đó
góp phần nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành dược liệu.
6. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 83 trang, trong đó có 28 Bảng, 12 Hình,
phần mở đầu 04 trang, kết luận và kiến nghị 02 trang. Nội dung luận
văn chia làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghệ đen, 17 trang.
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu, 18 trang.
Chương 3: Kết quả và bàn luận, 42 trang.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ ĐEN
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÁC CÂY HỌ
GỪNG
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI CURCUMA
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân loại
a. Tên gọi
b. Phân loại
c. Đặc điểm thực vật
1.2.2. Thành phần hóa học
5
1.3. CÂY NGHỆ ĐEN
1.3.1. Tên gọi
1.3.2. Đặc điểm thực vật học
1.3.3. Đặc điểm sinh thái
1.3.4. Thành phần hóa học
1.3.5. Công dụng
a. Công dụng cổ truyền
b. Y học hiện đại
1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHỆ ĐEN
1.4.1. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
1.4.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu là củ nghệ đen được thu hái tại Gia
Lai vào tháng 11/2014.
2.1.2. Xử lý nguyên liệu
Củ nghệ đen được thu hái về, rửa sạch xắt lát rồi phơi khô, sau
đó xay thành bột mịn và bảo quản trong bình kín.
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
a. Hóa chất
b. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp xác định các thông số hóa lý
a. Phương pháp trọng lượng
6
b. Phương pháp vật lý
2.2.2. Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật
a. Chiết tách tinh dầu bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước
b. Chiết bằng dung môi hữu cơ
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và định danh thành phần
hóa học của các dịch chiết
2.2.4. Phƣơng pháp thử hoạt tính sinh học
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.3.1. Xác định các thông số hóa lí của nguyên liệu
a. Xác định độ ẩm
b. Xác định hàm lượng tro
c. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng
2.3.2. Nghiên cứu chiết tách tinh dầu trong củ nghệ đen
a. Quy trình chiết tách tinh dầu
Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở Hình 2.1
Hình 2.1. Quy trình chiết tách tinh dầu từ củ nghệ đen
7
b. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu
c. Định lượng tinh dầu, xác định các chỉ số lý hóa của tinh dầu
d. Định danh xác định thành phần hóa học trong tinh dầu
2.3.3. Nghiên cứu chiết tách một số hợp chất hóa học trong
củ nghệ đen bằng các dung môi hữu cơ
a. Quy trình chiết tách
Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở Hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ chiết tách một số hợp chất hóa học trong củ nghệ
đen bằng dung môi hữu cơ
b. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết tách
c. Định danh xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
8
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ
3.1.1. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình của nghệ đen tươi là 74.017 %, nghệ đen
khô là 9.042%.
3.1.2. Hàm lƣợng tro
Hàm lượng tro trung bình trong củ nghệ đen tươi là 1.558% và
trong củ nghệ đen khô là 5.847% .
3.1.3. Hàm lƣợng kim loại
Hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Hg, As nằm trong
khoảng cho phép theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế
ngày 19 tháng 2 năm 2007 về “giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và
hóa học trong thực phẩm”.
3.2. KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH TINH DẦU TRONG CỦ NGHỆ
ĐEN
3.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến chiết tách
tinh dầu
a. Tỉ lệ rắn-lỏng
Cân 200 g củ nghệ đen tươi đã giã nhỏ, tiến hành chiết với lần
lượt với các lượng nước là 400 ml, 500 ml, 600 ml, 700 ml, 800 ml
trong thời gian 3 giờ. Hình biểu thị ảnh hưởng của tỷ lệ rắn lỏng đến
hàm lượng tinh dầu thu được ở Hình 3.1.
9
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát tỉ lệ rắn-lỏng
♦ Nhận xét: Kết quả trên đồ thị cho thấy tỉ lệ R/L là 1/3 (g/ml)
thì hàm lượng tinh dầu thu được là lớn nhất.
b. Thời gian chiết tách
Cân 200 g củ nghệ tươi đã giã nhỏ, tiến hành chưng chất
600ml nước. Tiến hành quan sát lượng tinh dầu thu được theo thời
gian. Hình 3.2 biểu thị ảnh hưởng thời gian chiết đến lượng tinh dầu
thu được.
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát
thời gian chiết tinh dầu
♦ Nhận xét: Kết quả trên đồ thị cho thấy thời gian chiết cho
10
hàm lượng tinh dầu tốt nhất là 5 giờ.
3.2.2. Kết quả định lƣợng hàm lƣợng tinh dầu từ củ nghệ đen
Hàm lượng tinh dầu có trong củ nghệ đen thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là 0.533%. Kết quả này
tương đối phù hợp với các kết quả đã công bố của các công trình
nghiên cứu.
3.2.3. Kết quả xác định các chỉ số lý hóa của tinh dầu
a.Cảm quan
Tinh dầu thu được từ quá trình chưng cất củ nghệ đen là chất
lỏng, có màu vàng sậm, mùi rất nồng, có vị đắng và cay.
b.Tỉ trọng
Tỷ trọng của tinh dầu nghệ đen là 0.975, nhẹ hơn nước, do vậy
khi chưng cất tinh dầu nghệ đen thu được nằm ở trên, nước nằm ở
dưới. Với d=0.975 có thể dự đoán trong tinh dầu có chứa những hợp
chất thuộc dãy rượu, andehyt, xeton.
c. Chỉ số khúc xạ
Tinh dầu nghệ đen có chỉ số khúc xạ cao là 1.514. Điều này có
thể giải thích là do trong tinh dầu hàm lượng hợp chất có chứa oxi và
nối đôi nhiều.
d. Độ hòa tan trong ethanol
Độ hòa tan của tinh dầu trong ethanol được thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ hòa tan trong ethanol của tinh dầu
nghệ đen
V tinh dầu
(ml)
V ethanol
960
(ml)
V ethanol
900
(ml)
V ethanol
800
(ml)
V ethanol
700
(ml)
TB 10.5 15.0 27.5 55.0
♦ Nhận xét: Khi độ rượu càng cao thì hàm lượng etanol trong