Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol – nước của cây cỏ sữa lá nhỏ theo định hướng hạ đường huyết
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT
ETHANOL – NƯỚC CỦA CÂY CỎ SỮA LÁ NHỎ
THEO ĐỊNH HƯỚNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số : 60 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN VƯỢNG
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Xô
Phản biện 2: GS.TS. Đào Hùng Cường
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Hoá hữu cơ họp tại Trường Đại học Sư phạm –
ĐHĐN vào ngày 22 tháng 04 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc
tế, tính đến năm 2013, toàn thế giới có khoảng 382 triệu người mắc
bệnh đái tháo đường, và con số này có xu hướng tăng lên gấp đôi vào
năm 2035, chi phí điều trị dành cho bệnh đái tháo đường ở nhóm
bệnh nhân 20-79 tuổi trên thế giới đạt mức 548 tỷ USD [20]. Hiện
nay, trên thị trường các thuốc điều trị đái tháo đường chủ yếu có
nguồn gốc tổng hợp hóa dược, việc nghiên cứu các thuốc mới có
nguồn gốc từ thiên nhiên đã và đang được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu nhằm tìm kiếm các thuốc có tác dụng hỗ trợ cho bệnh
nhân trong quá trình điều trị kéo dài, giảm tác dụng không mong
muốn, đồng thời giảm chi phí điều trị.
Ở Việt Nam, cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L., họ
Euphorbiaceae) mọc hoang ở khắp nơi, ưa đất có sỏi, đá, thường thấy
ở các kẽ gạch, sân xi măng, dọc đường xe lửa có dải những hòn đá
vôi xanh. Trên thế giới, cỏ sữa lá nhỏ cũng mọc hoang ở một số nước
như Bangladesh, Ấn Độ. Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ được sử
dụng để chữa lỵ, nhất là ở trẻ em [13]; tăng huyết áp, … [32]. Lá và
hạt cỏ sữa lá nhỏ được sử dụng trong chứng rối loạn đường ruột ở trẻ
em và là thuốc nhuận tràng [27]. Đồng thời, hoạt tính kháng khuẩn
của cỏ sữa lá nhỏ đã được phát hiện từ năm 1988 [25].
Cây cỏ sữa lá nhỏ đã được các nhà khoa học trên thế giới và
Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Theo Vũ Minh Trang, từ cặn chiết
ethylacetat của lá cây cỏ sữa lá nhỏ thu hái ở Hà Nội đã phân lập
được các chất: apigenin, quercetin, methyl gallate, acid gallic và
apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside cùng với acid palmitic và βsitosterol [17]. Bên cạnh đó, tác giả này cũng đã phân lập được một
số thành phần dipeptide và glucoside từ lá cỏ sữa lá nhỏ, trong đó
2
luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside là hợp chất chính có trong phần
chiết nước [18]. Một số kết quả nghiên cứu sơ bộ tại Việt Nam đã
cho thấy cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng hạ đường huyết [28] và được
nhân dân sử dụng dưới dạng nước uống hằng ngày [13].
Với những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu chiết tách, xác
định thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol – nƣớc của cây
cỏ sữa lá nhỏ theo định hƣớng hạ đƣờng huyết” đã được lựa chọn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa học của cỏ sữa lá nhỏ thu
hái tại huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam.
2. Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol –
nước của cây cỏ sữa lá nhỏ theo định hướng hạ đường huyết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Toàn cây Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.) được thu
hái tại huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam vào tháng 5 năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu và các thông tin liên quan
đến đề tài
- Tìm hiểu về các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong quá
trình nghiên cứu
- Xử lý các thông tin về lý thuyết có thể sử dụng được để đưa
ra các vấn đề cần thực hiện trong quá trình thực nghiệm
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Lấy mẫu, xử lý và sơ chế mẫu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của cỏ sữa lá nhỏ:
+ Xác định độ ẩm, hàm lượng tro bằng phương pháp trọng
lượng.
3
+ Xác định hàm lượng kim loại nặng bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Chiết tách các chất trong cây cỏ sữa lá nhỏ bằng phương
pháp ngâm lạnh, phương pháp chiết nóng với dung môi ethanol –
nước.
- Xác định các nhóm hoạt chất trong các dịch chiết bằng các
phản ứng hóa học đặc trưng theo qui trình phân tích thành phần hóa
thực vật của bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thử tác dụng hạ đường huyết trên chuột của dịch chiết cỏ
sữa lá nhỏ.
- Chiết tách, phân lập, tinh chế các chất trong cây cỏ sữa lá
nhỏ bằng phương pháp chiết phân phân đoạn với các dung môi và sắc
ký cột.
- Xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong dịch
chiết của các phân đoạn bằng sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS.
- Xác định cấu trúc hóa học của chất tinh chế được bằng
phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phổ khối lượng
(MS).
4.3. Xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, sử dụng
excel 2007.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang),
tài liệu tham khảo (5 trang), luận văn gồm 16 bảng, 6 hình và 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan (17 trang)
Chương 2: Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu (8 trang)
Chương 3: Kết quả và thảo luận (23 trang)
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ CÂY
CỎ SỮA LÁ NHỎ
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ SỮA LÁ NHỎ
1.2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CỎ SỮA
LÁ NHỎ
1.3.1. Tác dụng hạ đƣờng huyết
1.3.2. Tác dụng giảm đau
1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm,
kháng sinh, kháng viêm
1.3.4. Tác dụng chống oxy hóa, gốc tự do
1.3.5. Tác dụng trị giun
1.3.6. Tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CỎ SỮA LÁ NHỎ
1.5. MỘT SỐ DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG
HUYẾT
CHƢƠNG 2
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu là toàn cây Cỏ sữa lá nhỏ
(Euphorbia thymifolia L.) được thu hái ở khu vực huyện Thăng Bình
– Quảng Nam vào tháng 05 năm 2016.
5
Hình 2.1. Cỏ sữa lá nhỏ đã xử lý
2.1.2. Hoá chất – dung môi, thiết bị
2.1.3. Động vật thí nghiệm
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Xác định các thông số hoá lý
a. Xác định độ ẩm
b. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu
c. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng bằng phương
pháp hấp thụ nguyên tử (AAS)
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hoá học
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HOÁ LÝ
3.1.1. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình của mẫu nguyên liệu cỏ sữa lá nhỏ xác
định được là 9,64 .
6
3.1.2. Độ tro toàn phần
Độ tro toàn phần trung bình của mẫu nguyên liệu cỏ sữa lá
nhỏ xác định được là 7,82%.
3.1.3. Hàm lƣợng kim loại nặng
Bảng 3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong mẫu cỏ sữa lá nhỏ
STT
Chỉ
tiêu
Kết quả mg g
Hàm lƣợng
cho ph p
(mg/kg)
1 Hg Không phát hiện (< 0,05) 0,050
2 As 0,18 1,000
3 Pb Không phát hiện (< 0,1) 2,000
4 Cd 0,96 1,000
3.2. KẾT QUẢ THỬ TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT CỦA CÂY
CỎ SỮA LÁ NHỎ
3.2.1. Kết quả chiết xuất dƣợc liệu
Toàn cây cỏ sữa lá nhỏ được rửa sạch, thái nhỏ, phơi và sấy
khô ở 60
0C. Lấy 0,5 kg mẫu ngâm chiết với 2,5 lít ethanol 96% 3 lần,
sau đó gộp các dịch chiết, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến
khi được cao 5:1 thu được cao chiết ET1. Tiến hành tương tự với các
dung môi ethanol 80 , ethanol 50 thu được cao chiết ET2, ET3.
Lấy 0,5 kg mẫu chiết nóng với 2,5 lít nước cất 3 lần, sau đó
gộp các dịch chiết, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến khi
được cao 5:1 thu được cao chiết ET4.
Cân khối lượng các cao chiết thu được, từ đó tính hiệu suất
chiết của các dung môi.
7
Bảng 3.4. Kết quả hiệu suất chiết cỏ sữa lá nhỏ trong dung môi
EtOH/H2O
STT Dung
môi
Khối
lƣợng
dƣợc
liệu g
Khối
lƣợng
cao chiết
(g)
Hàm
lƣợng
cao chiết
(%)
Hàm
lƣợng cao
chiết
trung
bình (%)
1 Ethanol
96% 500
23,5 4,7
4,71
23,4 4,68
23,7 4,74
2 Ethanol
80% 500
24,0 4,8
4,8 24,1 4,82
23,9 4,78
3 Ethanol
50% 500
24,4 4,88
4,91
24,5 4,9
24,7 4,94
4
Nước
cất
500
25,2 5,04
5,03 25,1 5,02
25,2 5,04
Nhận x t: Kết quả Bảng 3.4 cho thấy hiệu suất chiết xuất các
hợp chất từ cây cỏ sữa lá nhỏ rất thấp và hiệu suất chiết tỉ lệ thuận
với độ phân cực của dung môi chiết.
3.2.2. Kết quả thử tác dụng hạ đƣờng huyết của cỏ sữa lá nhỏ
Chia chuột thành các lô gồm: 1 lô chứng trắng; 1 lô chứng
dương; 4 lô thử (uống hỗn dịch cao chiết dược liệu với liều 6g/kg của
4 mẫu cao chiết ET1, ET2, ET3 và ET4). So sánh sự thay đổi đường
huyết của các lô sau thời gian điều trị, kết quả trình bày ở bảng 3.5.
8
Bảng 3.5. Sự thay đổi đường huyết của các lô chuột uống
Euphorbia thymifolia L
Lô
Đƣờng huyết
(mmol/l)
Tỷ lệ hạ
đƣờng
huyết %
p so với lô
Ngày 0 Ngày 7 1 2
1
Chứng
trắng 15,41,1 15,11,2 2,560,99
2
Chứng
dương 16,61,8 9,60,9 41,731,85 p2,1<0,001
3 ET1 14,61,6 10,00,7 28,042,77 p3,1<0,001 p3,2<0,001
4 ET2 14,21,6 10,21,0 30,331,25 P4,1<0,001 P4,2<0,001
5 ET3 14,81,2 10,50,9 32,801,94 p5,1<0,001 P5,2<0,001
6 ET4 14,90,7 10,50,7 25,001,36 p6,1<0,001 P6,2<0,001
Nhận x t: Kết quả Bảng 3.5 cho thấy các mẫu Euphorbia
thymifolia L. đều có tác dụng làm tăng tỉ lệ hạ đường huyết so với lô
chứng trắng (p < 0,001). Tác dụng hạ đường huyết cao nhất là của
mẫu ET3 (32,8 ). So với lô chứng dương, mức hạ đường huyết của
các lô mẫu thử thấp hơn (p < 0,001).
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
3.3.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây cỏ sữa lá nhỏ
Bảng 3.6. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây cỏ
sữa lá nhỏ
STT
Nhóm hợp
chất
Phản ứng định tính
Kết
quả
Kết
luận
1 Flavonoid Phản ứng Cyanidin
Phản ứng với:
Dung dịch NaOH 10%
Dung dịch FeCl3 5%
+++
+++
+++
Có
2 Alcaloid
Phản ứng với thuốc thử:
Mayer
Bouchardat
-
-
Không
có
9
STT
Nhóm hợp
chất
Phản ứng định tính
Kết
quả
Kết
luận
Dragendorff -
3 Saponin
Phản ứng với H2SO4 đậm
đặc
Hiện tượng tạo bọt
++
++
Có
4 Anthranoid Phản ứng Borntraeger ++ Có
5 Tannin
Phản ứng với:
Dung dịch Gelantin 1%
Dung dịch FeCl3 5%
++
+++
Có
6 Đường khử
Phản ứng với thuốc thử
Fehling A + Fehling B
++ Có
7 Carotenoid Phản ứng với H2SO4 đậm
đặc
++ Có
8 Phytosterol Phản ứng Lieberman ++ Có
9 Chất béo Để lại vết mờ trên giấy lọc + Có
10 Acid hữu cơ
Phản ứng với Na2CO3 tinh
thể
-
Không
có
11 Coumarin
Phản ứng đóng mở vòng
lacton
-
Không
có
12 Tinh dầu Mùi thơm + Có
13 Glycosid tim
Phản ứng Libermann
Phản ứng Baljet
Phản ứng Legal
Phản ứng Keller-kiliani
-
-
-
-
Không
có
14 Acid amin Thuốc thử Ninhydrin 0,1% + Có
Ghi chú: (-): Phản ứng âm tính. (+): Phản ứng dương tính.
(++): Phản ứng rõ. (+++): Phản ứng rất rõ
10
3.3.2. Kết quả định tính flavonoid trong cắn phân đoạn
chiết bằng phản ứng hoá học
Lấy khoảng 500g nguyên liệu, chiết bằng phương pháp ngâm
lạnh dùng dung môi ethanol 50%. Dịch chiết thu được đem lọc và cất
thu hồi dung môi ethanol ở áp suất giảm đến cao. Cao thu được phân tán
vào 1000 ml nước và tiến hành chiết lần lượt bằng các dung môi có độ
phân cực tăng dần n-hexane, CH2Cl2, EtOAc. Cô thu hồi dung môi các
dịch chiết thu được dưới áp suất giảm thu được các cao n-hexane, cao
CH2Cl2, cao EtOAc và cao nước. Hoà tan các cao bằng ethanol 96%.
- Kết quả định tính flavonoid:
Bảng 3.7. Kết quả định tính flavonoid trong cao các
phân đoạn chiết
Phản ứng định tính
Cao
n-hexane CH2Cl2 EtOAc Nƣớc
Với thuốc thử Cyanidin - + +++ +
Với NaOH 10% - ++ +++ ++
Với hơi ammoniac - + +++ +
Với FeCl3 5% - ++ +++ ++
Kết quả Không có Có Có Có
Nhận xét: Kết quả định tính ở Bảng 3.7 cho thấy cao CH2Cl2,
EtOAc, nước đều có flavonoid, cao EtOAc cho phản ứng rõ nhất.
3.3.3. Xác định thành phần hoá học các chất dễ bay hơi
của cỏ sữa lá nhỏ trong các dung môi hữu cơ
Toàn cây cỏ sữa lá nhỏ được rửa sạch, thái nhỏ, phơi và sấy
khô ở 500C. Lấy 1 kg mẫu ngâm chiết với 5 lít ethanol 50% 3 lần, sau
đó gộp các dịch chiết lại, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm được
46g cao đậm đặc. Phân tán cao đậm đặc này vào 1 lít nước cất rồi tiến
hành chiết lần lượt bằng n-hexane, CH2Cl2 và EtOAc với 1 lít mỗi