Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và phân lập phân đoạn các chất có trong dịch chiết của cây thầu dầu (ricinus communis) tại quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÙY HƯƠNG
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC
VÀ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CÁC CHẤT CÓ TRONG DỊCH
CHIẾT CỦA CÂY THẦU DẦU (RICINUS COMMUNIS)
TẠI QUẢNG NAM
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 8 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN MẠNH LỤC
Đà Nẵng, năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MẠNH LỤC
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Hóa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày … tháng … năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm , Đại học Đà
Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có thảm thực vât phong phú,
trong đó họ thầu dầu (Euphorbiaceae) là một họ lớn, rất đa dạng. Cây
thầu dầu có tên khoa học là Ricinus communis L., thuộc họ Đại kích
(Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, thầu dầu thường mọc hoang tại các
tỉnh như Hà Giang, Bắc ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đà Nẵng... Về
công dụng trong y học, mỗi bộ phận của cây thầu dầu có tác dụng y
học riêng như chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau,
sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt ,...
Việc nghiên cứu xác định thành phần hóa học, ứng dụng các
phương pháp hiện đại để xác định cấu trúc và nghiên cứu hoạt tính
sinh học của một số hợp chất các cây thuộc họ thầu dầu ở Việt Nam
là một hướng nghiên cứu triền vọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
cao. Nhưng cho đến nay việc nghiên cứu các bộ phận của cây thầu
dầu vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách, xác định
thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và phân lập phân đoạn các
chất có trong dịch chiết của cây thầu dầu (Ricinus communis) tại
Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp
thông tin khoa học về loại cây này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về cây thầu dầu tía (Ricinus communis L) tại
Quảng Nam.
- Nghiên cứu chiết tách, phân lập và xác định thành phần hóa
học chất thu được từ các bộ phận của cây thầu dầu tía.
- Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết thu được.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các bộ phân cây thầu dầu (Ricinus communis L) được thu hái
vào tháng 8 năm 2018, tại tỉnh Quảng Nam.
2
- Phạm vi nghiên cứu
+ Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu (độ ẩm,
hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng).
+ Tiến hành chiết tổng cao ethanol, các cao phân đoạn từ tổng
cao ethanol.
+ Phân lập chất bằng sắc ký cột (SKC), sắc ký bản mỏng
(SKBM) và xác định thành phần các chất từ dữ liệu phổ.
+ Thành phần hóa học trong một số dịch chiết của các bộ phận
cây thầu dầu ở Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu về đặc
điểm hình thái thực vật, nguồn nguyên liệu, thành phần hóa học, ứng
dụng của các bộ phân cây thầu dầu.
+ Tổng hợp tài liệu về phương pháp lấy mẫu, chiết tách và
phân lập các hợp chất thiên nhiên.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Phương pháp chiết rắn – lỏng, lỏng – lỏng bằng các dung môi
có độ phân cực khác nhau.
+ Thăm dò hoạt tính sinh học các cao chiết.
+ Phương pháp sắc ký cột, sắc ký bản mỏng để phân lập một số
hợp chất trong cao chiết.
+ Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) xác định
thành phần hóa học trong cao chiết.
6. Bố cục luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ THẦU DẦU
1.1.1. Họ thầu dầu
1.1.2. Các chi thuộc họ thầu dầu
1.2. TỔNG QUAN VỀ THẦU DẦU
1.2.1. Tên gọi, phân loại thực vật
1.2.2. Đặc điểm hình thái thực vật học
1.2.3. Thuộc tính dƣợc lý
1.2.4. Thành phần hóa học
1.2.5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầu
CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ
2.1.1. Nguyên liệu
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị
2.2. KHẢO SÁT KHỐI LƢỢNG CAO CHIẾT VÀ THỬ HOẠT
TÍNH KHÁNG KHUẨN
2.2.1. Khảo sát khối lƣợng cao chiết trong mỗi nguyên liệu
2.2.2. Thử hoạt tính kháng khuẩn
2.3. PHƢƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH THU NHẬN CÁC MẪU
CAO CHIẾT
2.3.1. Phƣơng pháp ngâm dầm (chiết rắn – lỏng) điều chế tổng cao
ethanol
2.3.2. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng tách các phân đoạn cao từ
tổng cao ethanol
2.4. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN NHÓM CHỨC
VÀ ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHÂN
ĐOẠN CAO CHIẾT TỪ TỔNG CAO ETHANOL
2.4.1. Phân tích định tính thành phần nhóm chức các phân đoạn
4
cao chiết từ tổng cao ethanol
2.4.2. Định danh thành phần hóa học các phân đoạn cao chiết từ
tổng cao ethanol bằng phƣơng pháp GC/MS
2.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ
2.5.1. Sắc ký bản mỏng
2.5.2. Phƣơng pháp sắc ký cột
2.5.3. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)
Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
5
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH LƢỢNG CAO VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC TỔNG CAO ETHANOL
3.1.1. Kết quả khảo sát khối lƣợng cao chiết ethanol từ các bộ
phận của cây thầu dầu tía
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khổi lượng cao chiết mỗi loại nguyên liệu
STT Loại nguyên liệu
Khối
lượng
mẫu
Khối
lượng cao
chiết
% Khối lượng
cao chiết
1 Lá thầu dầu tía 100g 13,80g 13,8%
2 Cành thầu dầu tía 100g 6,05g 6,05%
3 Thân thầu dầu tía 100g 3,94g 3,92%
4 Rễ thầu dầu tía 100g 8,32g 8,32%
Nhận xét: Hàm lượng cao chiết đối với các bộ phận của cây
thầu dầu tía là: lá (13,8%) > rễ (8,32%) > cành (6,05%) > thân
(3,92%). Tuy nhiên, trong lá của cây thầu dầu tía có chứa nhiều thành
phần diệp lục tố nên có hàm luợng cao nhất so với các bộ phận còn
lại của cây.
3.1.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết
ethanol của từ các bộ phận của cây thầu dầu tía
Hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua
giếng thạch với các chủng vi khuẩn Gram (+): Bacillus subtilis và
Gram (-): Escherichia coli;. Salmonella typhi.
Hoạt tính kháng khuẩn của rễ thầu dầu tía trong dung môi
ethanol đối với 3 chủng vi khuẩn kiểm định thể hiện qua kích thước
vòng vô khuẩn cho thấy cao chiết này thể hiện hoạt tính mạnh nhất
đối với E.coli(20,1 mm), tiếp đến là S.typhi(13,8 mm), riêng đối với
B.subtilis không thấy thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với chủng vi
khuẩn này. Kết quả này là cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu ứng
dụng rễ thầu dầu tía trong việc chữa một số bệnh liên quan đến các vi
khuẩn gây bệnh.
6
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU CHẾ TỔNG CAO ETHANOL VÀ CÁC
CAO PHÂN ĐOẠN TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL TỪ RỄ
CÂY THẦU DẦU TÍA
3.2.1. Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phƣơng pháp
ngâm chiết
Bảng 3.2. Kết quả điều chế cao ethanol của rễ thầu dầu tía
Số lần
chiết
V(lit)
cho vào
V(lit)
lấy ra
m cao ethanol
(g)
%m cao
ethanol
(%)
Lần 1 10 5,45 43,35 4,65
Lần 2 5 5,55 16,41 1,76
Lần 3 5 5,13 13,83 1,48
Lần 4 5 5,17 6,80 0,73
Tổng 20 21,30 80,39 8,62
Nhận xét: Hàm lượng cao ethanol thu được từ rễ thầu dầu tía
là 8,62% (tính theo mẫu khô kiệt)
3.2.2. Kết quả điều chế các cao phân đoạn từ tổng cao ethanol
bằng phƣơng pháp phân bố
Lấy 80,39g cao chiết ethanol thu được đem phân tán vào trở
lại 300ml nước cất. Sau đó tiến hành chiết lỏng- lỏng lần lượt với
các dung môi có độ phân cực tăng dần là hexane và ethyl acetate.
Bảng 3.5. Khối lượng các cao chiết thu được bằng phương
pháp chiết lỏng- lỏng
Cao phân đoạn từ tổng
cao ethanol
Khối
lƣợng (g)
Phần trăm
khối lƣợng(%)
Phân đoạn cao hexane 24,51 30,49 %.
Phân đoạn cao ethyl acetate 10,02 12,46%.
Phân đoạn cao nước 44,83 55,77%.
Tổng cộng các phân đoạn 79,36 98,72%
Nhận xét: Tổng khối lượng các phân đoạn cao thu được
bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng với các dung môi từ có độ phân
7
cực khác nhau từ cao tổng ethanol (80,39 g) là 79,36 g. Hiệu suất
của cả quá t nh đạt 98,72%.
3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH NHÓM CHỨC CÁC CAO PHÂN
ĐOẠN TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL BẰNG THUỐC
THỬ ĐẶC TRƢNG
3.3.1. Kết quả định tính nhóm chức có trong phân đoạn cao hexane
tách từ tổng cao ethanol
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả định tính thành phần hóa học
ALKALOID
Phân đoạn
Thuốc thử
Mayer
Thuốc thử
Dragendorff
Thuốc thử
Wagne
Phân đoạn cao
hexane - - -
Phân đoạn cao ethyl
acetate - - -
Phân đoạn cao nước - ++ +++
FLAVONOID
Phân đoạn
Thuốc thử
H2SO4 đậm
đặc.
Thuốc thử
1%
NaOH/etanol
.
Thuốc thử
1%
AlCl3/etano
l.
Phân đoạn cao
hexane
+ - +
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- - -
Phân đoạn cao nước ++ - -
STEROID
Phân đoạn Thuốc thử
H2SO4 đậm
đặc.
Thuốc thử
Vanilin
1%/etanol
Phân đoạn cao
hexane
+++ +++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
+++ +
Phân đoạn cao nước ++ +++
8
GLYCOSID
Phân đoạn Thuốc thử
Keller–
Killiani
Thuốc thử
Tollens
Thuốc thử
Phenol–
H2SO4
Phân đoạn cao
hexane
++ +++ +
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- - -
Phân đoạn cao nước - - -
PHENOL
Thuốc thử:
1% Vanilin +
HCl đặc.
Thuốc thử:
5%
FeCl3/H2O
Thuốc thử:
Bortrager
Phân đoạn cao
hexane
- - -
Phân đoạn cao ethyl
acetate
- ++ ++
Phân đoạn cao nước + ++ ++
SESQUITERPEN–LACTON
Phân đoạn Thuốc thử:
H2SO4 đậm
đặc
Thuốc thử
Tolens
Thuốc thử:
Baljet
Phân đoạn cao
hexane
+++ +++ +
Phân đoạn cao ethyl
acetate
+++ +++ +
Phân đoạn cao nước + ++ +
TANNIN
Phân đoạn Thuốc thử:
Gelatin mặn.
Thuốc thử:
Stiasny
Thuốc thử:
5%
FeCl3/H2O
Phân đoạn cao
hexane
+ - +++
Phân đoạn cao ethyl
acetate
++ - +++
Phân đoạn cao nước + - ++
9
Nhận xét: Dựa trên kết quả định tính thành phần nhóm chức có
trong các cao chiết từ cao tổng ethanol của rễ cây thầu dầu tía ta
thấy: thành phần hóa học các cao phân đoạn có chứa các hợp chất
alkaloid, flavonoid, sesquiterpen- lacton, steroid, glycosid, phenol,
tannin nhưng với mức độ khác nhau. Cả 3 phân đoạn đều không có
biểu hiện trên thuốc thử Mayer, Stiasny và NaOH 1%/etanol.
3.4. KẾT QUẢ ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC
CHẤT TRONG CÁC PHÂN ĐOẠN CAO TÁCH TỪ TỔNG
CAO ETHANOL CỦA RỄ THẦU DẦU TÍA
3.4.1. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân
đoạn hexane tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía
Phương pháp GC–MS đã định danh được 25 cấu tử trong
phân đoạn hexane tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía, trong đó
n- Hexadecanoic acid chiếm hàm lượng cao nhất (19,79 %), 9,12-
Octadecadienoic acid (Z,Z)- chiếm 13,76 %. Ngoài ra cũng có một số
cấu tử chiếm hàm lượng cao như Stigmasterol (6.98 %), gamma.-
Sitosterol (6,96 %), Hexadecanoic acid, ethyl ester (5,27 %).
3.4.2. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân
đoạn cao ethyl acetate tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía
Phương pháp GC–MS đã định danh được 15 cấu tử trong phân
đoạn cao ethyl acetate tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía, trong
đó Ricinine chiếm hàm lượng cao nhất (20,42 %). Ngoài ra cũng có 1
số cấu tử chếm hàm lượng cao như 4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-
2-methoxypheno l(7,01%), 2-Methoxy-4-vinylphenol (5,25 %).
3.4.3. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân
đoạn cao nƣớc tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía
Phương pháp GC–MS đã định danh được 9 cấu tử trong
phân đoạn cao nước tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía, trong
đó 5 – hydroxymethylfurfural chiếm hàm lượng cao nhất (63,15 %),
một số cấu tử khác cũng có hàm lượng cao như Furfural (3,42 %), 2
– Furancarboxaldehyde, 5 – methyl (3,80 %). Ngoài ra còn có mặt
10
của các cấu tử Ricinine, Stigmasterol, Gama.-Sitosterol.
Tổng hợp các thành phần hóa học trong các phân đoạn
cao tách từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía
Bảng 3.13. Thành phần hóa học trong các phân đoạn cao tách
từ tổng cao ethanol của rễ thầu dầu tía
S
T
T
TÊN HỢP CHẤT
% DIỆN TÍCH PEAK
Phân
đoạn
Hexane
Phân đoạn
Ethyl
acetate
Phân
đoạn
Nƣớc
1
Cinnamaldehyde, (E)
–
0.62
2 Beta – Selinene 0.65
3 Alpha – Selinene 0.66
4 Coumarin 2.00
5 Isospathulenol 1.07
6 Neointermedeol 0.86
7 Germacron 1.15
8
Hexadecanoic acid,
methyl ester 3.13
9
Hexadecanoic acid,
ethyl ester 5.27 2.18
10 n- Hexadecanoic acid, 19.79 1.44 0.83
11
9,12,15-
Octadecatrienoic acid,
methyl ester
0.61 0.27
12 9,12- Octadecadienoic
acid (Z,Z)-
13.76 3.73 0.22
15 9,12- Octadecadienoic
acid 1.11
16 Cholesterol 0.30
17 Campesterol 3.24 0.41
18 Stigmasterol 6.98 1.03 0.50
19 gamma.-Sitosterol 6.96 1.95 1.12
20 Stigmasta-3,5-diene 0.03
11
21
4
-Campestene
-
3
-one 0.40
22 9,19
-Cyclolanost
-24
-
en
-
3
-ol, (3.beta.) 0.18
23 4,22
-Stigmastadiene
-
3
-one
0.42
24 Stigmasta
-3,5
-dien
-
7
-
one
0.46
25
9,19
-Cyclolanostan--
3
-ol, 24
-methylene
-
(3.beta.)
0.29
26 Stigmast
-
4
-en
-
3
-one 0.72
27 Butanedioic acid,
diethyl ester 0.48
28
2
-Methoxy
-
4
-
vinylphenol 5.25
29
2
-Propen
-
1
-ol, 3
-
phenyl
-
0.46
30
4
-((1E)
-
3
-Hydroxy
-
1
-
propenyl)
-
2
-
methoxyphenol
7.01
31 Coniferyl aldehyde 0.46
32 Linoleic acid ethyl
ester 0.65
33 Scopoletin 4.61
34 Ricinine 20.42 0.61
35 Furfural 3.42
36
2
–
Furancarboxaldehyde,
5
– methyl
3.80
37 Furryl hydroxymethyl
ketone 1.78
38
5
–
hydroxymethylfurfura l
63.15
12
Nhận xét: Từ bảng 3.13, phương pháp GC–MS đã định danh
được 38 cấu tử có trong các phân đoạn cao tách từ tổng cao ethanol
của rễ thầu dầu tía, trong đó các cấu tử: n- Hexadecanoic acid;
Stigmasterol; gamma.-Sitosterol; 9,12- Octadecadienoic acid có mặt
ở cả 3 phân đoạn; Hexadecanoic acid, ethyl ester; 9,12,15-
Octadecatrienoic acid, methyl ester; Campesterol có mặt ở 2 phân
đoạn cao hexan và cao ethyl acetate; cấu tử Ricinine có mặt trong 2
phân đoạn cao ethyl acetate và phân đoạn cao nước.
3.5. KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CÁC CHẤT TRONG
PHÂN ĐOẠN CAO HEXANE TÁCH TỪ TỔNG CAO
ETHANOL
3.5.1. Kết quả phân tích sắc ký bản mỏng các cao phân đoạn
tách từ tổng cao ethanol
a. Kết quả sắc ký bản mỏng phân đoạn cao hexane
Hình 3.7. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng phân đoạn cao
hexane giải ly bằng các dung môi đơn: hexane (a), ethyl acetate
(b),và các hệ dung môi hexane – ethyl acetate tỷ lệ 8:2 (c), 6:4 (d),
4:6 (e), 2:8 (f).
Nhận xét: Với dung môi đơn hexane cấu tử được tách ra
không đáng kể và gần như vẫn ở ngay điểm chấm mẫu. Với dung
môi ethyl acetate cấu tử được tách ra khá rõ, kéo dài trong khoản từ
1/2 đến 2/3 từ mức xuất phát đến mức tiền tuyến. Khi sử dụng hệ
dung môi hexane: ethyl acetate với các tỷ lệ (V/V) lần lượt là: 8:2;
6:4; 4:6; 2:8 cho kết quả ở tỷ lệ 6:4 là tốt nhất cho thấy có 3 nhóm