Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ nụ vối
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
5.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1255

Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ nụ vối

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ

DỊCH CHIẾT TỪ NỤ VỐI

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số : 60.44.27

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - 2013

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG NHẬT MINH

Phản biện 1: PGS.TS LÊ THỊ LIÊN THANH

Phản biện 2: TS. TRẦN MẠNH LỤC

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 12

năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội ngày này, đời sống của mỗi người ngày càng được

nâng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe càng được chú

trọng. Trong thiên nhiên nước ta có rất nhiều dược liệu quý có tác

dụng chữa bệnh, vì vậy việc nghiên cứu các hợp chất hóa học từ thực

vật là hướng rất được quan tâm. Một trong số đó có cây vối.

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ

Sim, Myrtaceae. Vối là một dạng cây nhỡ. Lá hình trứng rộng, dài 8 -

9 cm, rộng 4 - 8 cm. Hoa vối gần như không có cuống, nhỏ, màu lục

trắng nhạt. Quả vối hình cầu, hay tựa hình trứng, đường kính 7-12

mm, xù xì. Lá và cành non có mùi thơm dễ chịu [2]. Vối được trồng

rộng rãi ở nhiều tỉnh Việt Nam để lấy lá và nụ nấu nước uống, sắc lấy

nước chữa các bệnh ngoài da như chốc đầu, ghẻ lở [4]. Dịch nước vối

còn có tác dụng lên vi khuẩn đường ruột, E. coli, các vi khuẩn Gram

(+) gây bệnh viêm da [6]. Theo các tài liệu đã công bố, dịch chiết

nước của nụ vối có tác dụng trợ tim [25], bảo vệ sự lipid hóa của tế

bào gan. Gần đây, một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra

rằng, dịch chiết của nụ vối cũng có khả năng điều trị tiểu đường thông

qua con đường ức chế enzyme α-glucosidase, giảm lượng đường huyết

trên chuột [23].

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nụ vối có chứa hàm lượng

tinh dầu rất lớn. Các tinh dầu này có khả năng kháng viêm, kháng

khuẩn và chống oxi hóa rất mạnh [21]. Ngoài các thành phần hóa học

là tinh dầu, vối còn có chứa các cấu trúc hóa học khác có khung

oleanane - triterpenoids và các flavonoids bao gồm khung chalcon và

khung flavone [12], [17]. Rất nhiều thành phần hóa học có khung

2

chalcone và chalcone chứa đường glucose hoặc saccarose thuộc vào

các hợp chất dạng flavonoids là thành phần hóa học chính, đã được

chiết ra từ nụ vối [12]. ngoài ra chúng còn có khả năng chống oxi hóa

và ức chế enzyme cholinesterase là một loại enzyme gây ra bệnh mất

trí nhớ, Alzheimer [12], [14].

Theo tìm hiểu của tôi về cây vối đặc biệt là nụ vối ở Việt Nam,

cho đến nay, chỉ có số ít các tác giả có một số công trình nghiên cứu

sơ bộ về thành phần hóa học từ nụ vối thu hái ở Nam Định và Nghệ

An. Để đa dạng hơn về nghiên cứu thành phần hóa học của loại cây

này trên các vùng miền khác nhau nên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

“Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của một số

dịch chiết từ nụ vối”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu qui trình chiết các hợp chất hóa học từ nụ vối.

- Xác định thành phần hóa học của dịch chiết từ nụ vối.

- Thăm dò hoạt tính sinh học của một số dịch chiết từ nụ vối.

- Khảo sát phân lập và xác định một số công thức cấu tạo chính

từ nụ vối.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nụ vối được đặt mua tại Bắc Giang và định danh tại Viện Dược

Liệu. Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở phòng Thí nghiệm Hóa

học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp

sau:

4.1. Nghiên cứu lý thuyết

Thu tập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài

3

nước có liên quan đến đề tài.

Mô tả đặc điểm sinh thái, các ứng dụng của nụ vối.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

+ Thu thập nguyên liệu

+ Xử lý, sơ chế mẫu

+ Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

- Xác định độ ẩm, hàm lượng tro bằng phương pháp trọng

lượng.

- Xác định kim loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

nguyên tử AAS.

+ Phương pháp hóa học

- Phương pháp chiết soxhlet bằng các dung môi n - hexan,

etylaxetat, diclometan, etanol.

- Thử hoạt tính sinh học của một số dịch chiết từ nụ vối.

- Nghiên cứu định danh thành phần hóa học của một số hợp

chất trong dịch chiết bằng phân tích GC – MS đối với dịch chiết n￾hexan, etylaxetat, diclometan, etanol tuyệt đối.

- Phân lập và xác định cấu trúc hóa học chính của một số dịch

chiết từ nụ vối bằng phương pháp phổ

13C – NMR,

1H – NMR, DEPT,

HMBC, HSQC.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp các thông tin khoa học về qui trình chiết tách, phân

lập thành phần và cấu tạo một số hợp chất từ nụ vối.

- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp

theo sâu hơn về nụ vối.

4

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của dịch chiết từ nụ vối với

các dung môi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy trình ứng dụng trong

thực tế.

- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian

cũng như các bài thuốc cổ truyền về ứng dụng của nụ vối.

6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kí hiệu các chữ viết tắt, danh mục các

bảng, hình, đồ thị, sơ đồ, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục. Luận văn được chia làm các chương như sau:

Chương 1 :Tổng quan (27 trang)

Chương 2 :Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (13 trang)

Chương 3 :Kết quả và thảo luận (30 trang)

5

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY VỐI

1.1.1. Tên gọi

1.1.2. Mô tả thực vật

1.1.3. Phân bố

1.1.4. Dược tính của nụ vối

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

1.2.1. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Trong nụ vối có chứa các thành phần hoạt chất là polyphenol,

flavonoid, triterpene, chalcone, cinnamic acid, acid ursolic, β –

sitosterol, tanin, khoáng chất, vitamin, 4% tinh dầu.

Hợp chất đã được biết đến nhiều nhất trong nụ vối là khung

chalcone như : 2’ 4’ - dihydroxy - 6’ - methoxy - 3’, 5’ –

dimethylchalcone đã được phân lập từ nụ vối.

Nhóm nghiên cứu Đỗ Thị Thanh dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Nguyễn Văn Đậu nghiên cứu về cây vối Việt Nam và đã xác

định được một số hợp chất chính trong lá vối hái tại Vĩnh Phúc là: 2,4

–dihydroxi – 6 metoxi - 3,5 – dimetylchalcone; 7 hidroxi – 5 metoxi –

6,8 – dimetylflavanon; acid oleanolic.

Hoàng Văn lựu với đối tượng nghiên cứu là cây vối tại Nghệ

An. Đã tách ra được từ nụ vối: 2’, 4’ – dihydroxy – 6’ – metoxy – 3’,

5’ – dimetyl chalcone; 5,7 – dihydroxy – 6, 8 dimetyl flavanon; 7 –

dihydroxy – 5 – metoxy - 6,8 – dimetyl flavanon; Acid xinamic; Acid

oleanolic.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Bằng phương phân tích phổ

13C – NMR,

1H –NMR, DEPT,

6

HMBC, MS, 1D và 2D – NMR đã phân lập được 4 công thức có

khung chalcone và chalcone chứa đường glucose hoặc saccarose thuộc

các hợp chất flavonoid và flavone là những thành phần chính đã được

chiết ra từ nụ vối : 3’ – formyl – 4’, 6’, 4 – trihydroxy – 2’ – methoxy

– 5’ – methylchalcone; 3’-formyl - 6’, 4 – dihydro - 2’ – methoxy - 5’

– methylchalcon 4’ – O – β – D - glucopyranoside; (2S) – 8 – formyl –

6 – methylnaringenin; (2S) – 8 – formyl – 6 - methylnaringenin 7 – O

– β – D – glucopyranoside. Các chất trên đều có thể hiện hoạt tính

chống oxy hóa DPPH, Công thức 1 với nồng độ IC50 = 22.8 μm, Công

thức 2 IC50 = 117.2μm, Công thức 3 IC50 = 27.1μm, công thức 4 IC50

= 105.8μm.

Zhang Feng Xian, Liu Meifang and Lu Renrong tách được 9

chất từ nụ vối: 2’, 4’ – dihydroxy – 6’ – methoxy – 3’, 5’ – dimetyl

chacone; 5,7 – dihydroxy – 6,8 – dimetyl flavanon; 7 – hydroxy – 5 –

methoxy – 6,8 – dimethyl flavanon; acid xinamic; etyl galat; β –

sitosterol; acid galic; acid ursolic.

1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG

1.4. PHƯƠNG PHÁP RẮN – LỎNG

1.5. PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

1.6. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC –

MS)

1.7. PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

1.8. SẮC KÝ CỘT

1.9. PHƯƠNG PHÁP CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN

7

Chương 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

2.1.1. Thu gom nguyên liệu

Nụ vối dùng làm nguyên liệu được thu mua tại Bắc Giang và

được định danh bởi Phạm Văn Trưởng - Viện Dược liệu.

2.1.2. Xử lý nguyên liệu

Nụ vối sau khi thu mua được loại bỏ nụ hỏng, không đạt chất

lượng, sấy lại ở nhiệt độ 50oC, sau đó xay nghiền nhỏ và bảo quản

trong bình thủy tinh kín.

2.1.3. Thiết bị - dụng cụ - hóa chất

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp xác định các thông số hóa lý và khảo sát thời gian

chiết tối ưu bằng các dịch chiết khác nhau từ nụ vối được trình bày ở

sơ đồ 2.1

2.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

2.3.1. Xác định độ ẩm: Phương pháp mất khối lượng do làm khô

2.3.2. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu

2.3.3. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nụ

vối bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS

2.4. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CHIẾT BỘT NỤ VỐI BẰNG CÁC

DUNG MÔI KHÁC NHAU

2.5. CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, THỬ

HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT TRONG CÁC

DUNG MÔI KHÁC NHAU TỪ BỘT NỤ VỐI

Qui trình chiết tách và xác định thành phần hóa học, thử hoạt

tính sinh học của một số dịch chiết từ nụ vối được trình bày ở sơ đồ

2.2

8

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ khảo sát chỉ tiêu hóa lý và điều kiện chiết xuất

9

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ xác định thành phần hóa học và thử hoạt tính

sinh học của một số dịch chiết từ nụ vối

10

2.6. PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC TRONG

CAO CHIẾT N–HEXAN

Qui trình phân lập và tinh chế chất H2 được thể hiện ở sơ đồ

2.3.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân lập và tính chế chất H2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!