Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của cánh hoa, đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa bụp giấm.
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1108

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của cánh hoa, đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa bụp giấm.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ BẢO KHUYÊN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁNH HOA,

ĐÀI HOA TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT

TỪ HOA BỤP GIẤM

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 60 44 27

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Phản biện 1: TS. Phạm Châu Huỳnh

Phản biện 2: TS. Đặng Quang Vinh

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ khoa học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng

12 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên

hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Từ xưa đến nay, con người đã

biết khai thác nguồn tài nguyên sinh học quý giá này để làm thực

phẩm, thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu cho cuộc

sống thường ngày. Trong đó hoa Bụp giấm là một loại thảo dược như

vậy. Cây Bụp giấm có tên dân gian “Vô Thường”, tên khoa học là

Hibiscus sabdariffa, họ Bông Malvaceae, có nguồn gốc ở Tây Phi và

được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua.

Nó được du nhập vào Việt Nam vì có hoa đẹp nên được trồng làm

cảnh. Nhưng hiện nay, Bụp giấm trở thành một thảo dược quý vì có

nhiều giá trị cao trong dinh dưỡng cũng như trong y học. Nó được

trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng chủ yếu là ở miền

Trung. Đài hoa Bụp giấm đã được dân gian sử dụng từ lâu và cũng

được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên

thế giới khẳng định nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con

người. Tại Ấn Độ, châu Phi và Mexico, người ta sử dụng toàn cây

Bụp giấm để làm thuốc. Dịch ép từ lá hoặc đài hoa được coi là thuốc

lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt và hạ huyết áp, nó giúp giảm độ nhớt của

máu và kích thích nhu động ruột. Ở Đông Phi, họ gọi dịch nước ép từ

hoa Bụp giấm là trà Sudan để chữa ho. Trà rosella thêm ít muối, tiêu,

a ngùy và mật mía là một phương thuốc để chữa bệnh vàng da ứ mật.

Các nhà nghiên cứu Malaixia còn chứng minh nước ép từ lá đài tươi

của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh ung

thư. Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là bài thuốc lợi

tiểu mạnh và chữa sỏi thận.

2

Mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng ở nước ta hiện

nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quá trình chiết,

tách hay xác định thành phần hóa học, cấu trúc của hợp chất trong

hoa và đài hoa Bụp giấm. Vì vậy tôi quyết đinh chọn đề tài: ”

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của cánh

hoa, đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm “ để làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định một số chỉ tiêu vật lý, hóa học của hoa Bụp giấm.

- Xây dựng quy trình chiết tách bằng các dung môi hữu cơ.

- Định danh thành phần hóa học của các dịch chiết.

- Khảo sát thăm dò một số hoạt tính sinh học của dịch chiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoa Bụp giấm thu hái ở chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp

sau:

♦ Thu tập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong nước

và nước ngoài có liên quan đến đề tài.

♦ Lấy mẫu, xử lý, sơ chế mẫu.

♦ Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng, hình, đồ thị, sơ đồ,

kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong luận văn

được chia làm các chương như sau :

Chương 1 : Tổng quan

3

Chương 2 :Những nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3 : Kết quả và bàn luận

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Cung cấp những thông tin khoa học về qui trình chiết tách

thành phần các chất trong hoa Bụp giấm .

- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu sâu

hơn về hoa Bụp giấm trong các đề tài tiếp theo.

- Cung cấp thông tin khoa học về thành phần hóa học của một

số hợp chất chính trong hoa và đài hoa Bụp giấm .

- Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của dịch chiết từ hoa và

đài hoa Bụp gấm từ các dung môi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy

trình ứng dụng trong thực tế.

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOA BỤP GIẤM

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1.1. Tên gọi và phân loại thực vật

a. Tên gọi

b. Phân loại thực vật

1.1.2. Đặc điểm thực vật

1.1.3. Đặc điểm sinh thái

1.1.4. Thành phần hóa học trong đài hoa và cánh hoa

Bụp giấm

a. Hợp chất Anthocyanin

b. Hibiscin

c. Gossypetin

d. Quercetin

e. Các axit hữu cơ

f. Các loại Vitamin

1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY HOA BỤP GIẤM

1.2.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh

a. Y học dân gian

b. Y học và hóa sinh hiện đại

1.2.2. Dùng làm thực phẩm

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HOA

BỤP GIẤM

1.3.1. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

1.3.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

5

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

2.1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu nghiên cứu là đài hoa và cánh hoa cây của hoa

Bụp giấm được thu hái vào tháng 7/2014 tại chân đèo Hải Vân,

thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

a. Hóa chất

b. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp xác định các thông số hóa lý

a. Phương pháp trọng lượng

b. Phương pháp vật lý

2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết màu từ đài hoa Bụp giấm bằng nước cất

2.2.3. Phương pháp phân tích và định danh thành phần

hóa học của các dịch chiết

Trong luận văn này chúng tôi phân tích và định danh thành

phần hóa học các dịch chiết n-hexane, dicloromethane và ethyl

acetate của đài hoa và cánh hoa Bụp giấm bằng phương pháp đo sắc

kí khí ghép phổ khối (GC-MS).

Phương pháp GC - MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc kí

khí (GC) với máy khối phổ (MS). Các chất sau khi đi qua cột GC có

thể bị ion hóa và có khả năng đầy đủ để phân tích bởi máy khối phổ

6

MS. Kĩ thuật sắc kí cho phép tách các cấu tử của hỗn hợp, có được

các chất “nguyên chất” để đưa vào máy khối phổ với khả năng nhận

diện rất ưu việt, đặc biệt là những chất có đặc trưng lưu giữ giống

nhau hoặc tương tự nhau nhưng có phổ khối khác nhau nhờ đó có thể

nhận diện được chúng. Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất

có thể bốc hơi mà không bị phân huỷ hay là trong khi phân huỷ cho

sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.

2.2.4. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở Hình 2.3.

Hình 2.3. Sơ đồ chiết tách đài hoa và cánh hoa Bụp giấm bằng

dung môi hữu cơ

7

b. Chiết bằng nước cất

Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở

Hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ chiết đài hoa Bụp giấm bằng nước cất

8

2.3.2. Xử lí nguyên liệu

Đài hoa và cánh hoa sau khi hái, loại bỏ những phần đã bị hư,

sâu, rửa sạch và đem đi phơi khô rồi đem xay nhỏ, bảo quản trong

bình kín.

2.3.3. Xác định các thông số hóa lí của nguyên liệu

a. Xác định độ ẩm

b. Xác định hàm lượng tro

c. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng

2.3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết

tách

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết bằng dung môi nước

2.3.5. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của các

dịch chiết từ đài hoa và cánh hoa Bụp giấm

9

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

Qua quá trình kiểm tra ta xác định được độ ẩm trung bình

của đài hoa Bụp giấm là 15.181% và cánh hoa Bụp giấm là 9.595 %.

3.1.2. Hàm lượng tro

Qua quá trình thực nghiệm ta xác định được hàm lượng tro

trung bình trong đài hoa Bụp giấm là 6.748% và trong cánh hoa Bụp

giấm là 5.847%. Điều này dự báo hàm lượng kim loại có trong đài

hoa và cánh hoa là rất ít.

3.1.3. Hàm lượng kim loại

Hàm lượng kim loại nặng Pb, Cu, Zn có trong đài hoa Bụp

giấm là tương đối thấp. Vì vậy ta có thể nhận thấy là khi sử dụng đài

hoa Bụp giấm thì hàm lượng kim loại nặng không ảnh hưởng đến sức

khoẻ con người.

3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUÁ TRÌNH CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN

HÓA HỌC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT BẰNG PHƯƠNG

PHÁP GC-MS

3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian trong quá trình chiết tách và

thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng dung môi hữu cơ

a. Kết quả nghiên cứu thu dịch chiết bằng dung môi n￾hexane

♦ Qua quá trình khảo sát thời gian chiết cánh hoa và đài hoa

Bụp giấm bằng dung môi n-hexane ta nhận thấy thời gian chiết tốt

nhất là 10 giờ.

10

♦ Dịch chiết n-hexane từ đài hoa Bụp giấm và cánh hoa được xác

định thành phần hóa học bằng phương pháp GC-MS. Kết quả được kết

quả định danh thành phần hóa học được tổng hợp ở Bảng 3.7 và 3.9

Bảng 3.7. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch

chiết n- Hexane từ đài hoa Bụp giấm

STT Thời gian

lưu

Diện tích

peak(%) Tên gọi

1 5.30 0.11 n-decane (C10H22)

2 26.31 0.85 Hexadecanoic acid ,methyl ester

(C17H34O2)

3 27.14 16.34

1,2 benzenedicarboxylic acid,

butyl2-methylpropyl ester

(C16H22O4)

4 30.15 1.13 10, 13-octadecadienoic acid

methyl ester (C19H34O2)

5 37.40 2.62 Hexanedioic acid,bis(2-

ethylhexyl) ester (C22H42O4)

6 38.64 3.41

1, 2- benzenedicarboxylic acid,

mono(2-ethylhexyl) ester

(C16H22O4)

7 40.06 3.24 Decanedioic acid bis(2-

ethylhexyl) ester (C26H50O4)

8 41.53 7.83 Tetratetracontane (C44H90)

9 41.86 1.28 Vitamin E

10 42.63 3.93 Pregnenolone (C21H32O2)

11 42.88 8.25 Stigmasterol (C29H48O)

12 43.37 10.87 Campesterol (C18H48O)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!