Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của tầm gửi - cây mít ở điện bàn - quảng nam
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1383

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của tầm gửi - cây mít ở điện bàn - quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



ĐOÀN NGUYỄN LY NA

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH

PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT

CỦA TẦM GỬI – CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN

– QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 60 44 01 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: NGND.GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Xô

Phản biện 2: TS. Giang Thị Kim Liên

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng

12 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

 Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

 Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵ

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một xã hội càng phát triển thì người ta càng quan tâm đến vấn

đề sức khỏe. Hiện nay, có nhiều loại cây thuốc đã và đang được sử

dụng để chữa bệnh nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian, chưa

được nghiên cứu kĩ về phương diện khoa học nhằm nâng cao hiệu lực

chữa bệnh.

Cây tầm gửi (hay còn gọi là tầm gởi, chùm gửi) là tên gọi

chung của một nhóm các loài cây thuốc, chủ yếu thuộc 2 họ là

Loranthaceae và Viscaceae. Tầm gửi là loài cây nhỏ sống ký sinh

trên cây khác, sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của

cây chủ. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau,

mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt.

Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng giảm đau nhức xương

khớp do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối

loạn tâm thần. Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh...

Tầm gửi cây chanh dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm

đặc. Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh

ngoài da, tầm gửi cây dâu có tác dụng trị các chứng đau nhức xương

cốt, lợi sữa, an thai. Tầm gửi trên cây gạo có công dụng mát gan,

chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu, tăng thể lực cho người

mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ…

Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm

đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan, điều trị ung thư ruột kết vì trong

thành phần tầm gửi chứa viscotoxins có đặc tính chống ung thư.

Ngoài ra, tầm gửi taxillus chinenis có thể dùng làm thuốc điều trị

2

bệnh béo phì.

Hiện nay, tầm gửi cây mít dùng trị bệnh sốt rét, viêm loét dạ

dày, tá tràng cấp và mãn tính, điều hòa lượng đường trong máu…Cây

mít vốn được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ít ôn đới, phân bố

rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn. Vấn

đề nghiên cứu về thành phần hóa học, tính chất của các hợp chất có

trong tầm gửi cây mít vẫn còn mới mẻ, các tài liệu dược liệu viết về

cây này cũng rất hạn chế.

Với lí do nêu trên, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ của mình

tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa

học trong một số dịch chiết của tầm gửi - cây mít ở Điện Bàn -

Quảng Nam”, nhằm góp phần làm sáng tỏ những kinh nghiệm dân

gian trên phương diện khoa học để từ đó nâng cao hiệu lực chữa

bệnh.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất hóa học từ cây

tầm gửi trên cây mít.

- Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết cây tầm gửi

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Cây tầm gửi trên cây mít ở Điện

Thắng – Điện Bàn – Quảng Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các thành phần có trong các

tầm gửi cây mít

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1. Nghiên cứu lí thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu,

phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, thành phần hóa học

và ứng dụng của cây tầm gửi trên cây mít.

3

- Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định thành

phần hóa học các chất từ thực vật.

- Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành

phần hóa học, ứng dụng.

4.2. Nghiên cứu thực nghiệm

- Thu thập nguyên liệu và xử lí mẫu

- Xác định một số chỉ tiêu vật lí: Xác định độ ẩm, xác định hàm

lượng tro, xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ

hấp thụ nguyên tử AAS.

- Phương pháp hóa học

+ Chiết tách các chất bằng các dung môi khác nhau theo

phương pháp soxhlet.

+ Nghiên cứu định danh thành phần hóa học của một số hợp

chất trong dịch chiết bằng phương pháp GC-MS với dung môi n￾hexan, etyl axetat, diclometan, metanol.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và cấu tạo

một số hợp chất chính trong tầm gửi cây mít.

- Ứng dụng điều chế các loại thuốc từ cây tầm gửi trên cây mít

nhằm phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người.

Luận văn gồm có :

Phần mở đầu

Chương 1. Tổng quan tài liệu

Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Kết quả và thảo luận

Kết luận kiền nghị

Tài liệu tham khảo

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT

1.1.1. Phân loại khoa học

1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ tầm gửi (Loranthaceae)

a. Đặc điểm thực vật họ tầm gửi (Loranthaceae)

b. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Macrosolen

1.1.3. Phân loại tầm gửi

a. Phân loại theo cây chủ

b. Phân loại theo các đặc tính khác

1.1.4. Phân bố sinh thái, thu hái

1.2. CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN

THẾ GIỚI VỀ TẦM GỬI CÂY MÍT

1.3.1. Các công trình nghiên cứu tầm gửi cây mít trong

nước

1.3.2. Các công trình nghiên cứu tầm gửi cây mít ở ngoài

nước

5

CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Thu nguyên liệu

Nguyên liệu nghiên cứu là cây tầm gửi cây mít được thu hái

vào cuối tháng 04/2015 tại xã Điện Thắng - Điện Bàn - Quảng Nam.

2.1.2. Xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu tươi sau khi thu hái được xử lí sơ bộ bằng cách

loại bỏ những lá sâu, hư. Đồng thời, tách lá ra khỏi thân, rửa sạch

phơi khô.

2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

a. Hoá chất

b. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT

2.2.1. Xác định các thông số vật lý

a. Độ ẩm

b. Hàm lượng tro

c. Hàm lượng một số kim loại nặng

d. Khảo sát yếu tố thời gian ảnh hưởng đến quá trình chiết

tách

2.2.2 Cách xác định hiệu suất chiết chất tan trong các dịch

chiết

a. Dung môi n-hexan

b. Dung môi diclometan, etyl axetat, metanol

c. Tính toán

2.2.3. Chiết tách và xác định thành phần hoá học trong các

dịch chiết thân, lá tầm gửi cây mít

6

a. Thiết bị

b. Mẫu phân tích

c. Điều kiện chạy máy

2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

- Chiết lần lượt với các dung môi

- Cô quay thu hồi dung môi

diclometan

(thân, lá)

n-hexane

(thân, lá)

Etylaxetat

(thân, lá)

Metanol

(thân, lá)

Khảo sát thời

gian tối ưu n￾hexan (thân, lá)

Khảo sát thời gian

tối ưu diclometan

(thân, lá)

Khảo sát thời gian

tối ưu etyl axetat

(thân, lá)

Khảo sát thời

gian tối ưu

metanol (thân,

lá)

Cao chiết n￾hexan (thân,

lá)

Cao chiết

diclometan (thân,

lá)

Cao chiết etyl

axetat (thân, lá)

Cao chiết

metanol (thân,

lá)

Định danh bằng các phương pháp GC-MS

Thu nguyên liệu tầm

gửi cây mít (thân, lá)

tươi

Xác định hàm

lượng kim loại

Xác định độ ẩm

của (lá, thân)

khô

Xử lí thành

dạng bột (thân,

lá)

Xác định hàm

tro

Rửa sạch, phơi khô

Xác định độ ẩm

của (lá, thân)

tươi

7

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

a. Lá tầm gửi tươi

Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm của mẫu lá tầm gửi tươi cây mít

Mẫu STT m1 (g) m2 (g) m3 (g) ω (%) ωtb (%)

tươi

1 35.826 2.000 36.726 55.000

2 32.808 2.000 33.741 53.350 54.83

3 36.307 2.000 37.184 56.150

* Nhận xét: Độ ẩm lá tầm gửi tươi cây mít là 54.83%

b. Bột lá và bột thân tầm gửi khô

Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm của bột lá, thân tầm gửi cây mít

Mẫu STT m1 (g) m2 (g) m3 (g) ω (%) ωtb (%)

Bột lá

khô

1 32.781 3.001 35.591 6.365

2 35.779 3.000 35.608 5.700 6.19

3 34.459 3.001 37.265 6.498

Bột

thân

khô

1 32.568 3.001 35.450 3.965

2 32.779 3.001 35.567 7.098 4.69

3 34.193 3.000 37.120 2.433

* Nhận xét: Độ ẩm bột lá tầm gửi cây mít là 6.19%, độ ẩm bột

thân tầm gửi cây mít là 4.69%.

3.1.2. Hàm lượng tro

Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lượng tro trong lá tầm gửi cây mít

STT m1 (g) m2 (g) m3 (g) H(%) Htb(%)

1 35.826 1.050 35.919 8.86

2 32.808 1.052 32.900 8.75 8.76

3 36.307 0.877 36.383 8.67

* Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của lá tầm gửi cây mít

là 8.76%.

8

3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng

Bảng 3.4. Kết quả hàm lượng kim loại nặng trong lá tầm gửi cây mít

STT Kim

loại

Phương pháp thử

(AAS)

Kết quả

(mg/kg)

Hàm lượng

cho phép

(mg/kg)

1 Pb TCVN 6626: 2000 0.64mg/kg 2.00

2 Cu TCVN 6626: 2000 4.56mg/kg 30.00

3 Cd TCVN 6626: 2000 KPH (< 0.05) 1.00

4 As TCVN 6193:1996 KPH (< 0.05) 1.00

5 Hg TCVN 6193:1996 KPH (< 0.05) 0.05

3.2. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THỜI GIAN

ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT TÁCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP

CHIẾT SOXHLET VÀ THÀNH PHẦN ĐỊNH DANH ĐƯỢC

TỪ CÁC DỊCH CHIẾT

3.2.1. Dung môi n-hexan

a. Ảnh hưởng của thời gian

- Đối với lá tầm gửi

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất

chiết của lá đối với dung môi n-hexan

STT Thời gian

(h) m1 (g) m2 (g) mchất tan

(g)

Hiệu suất

(%)

1 2 20.000 61.128 0.199 0.10

2 4 20.000 61.206 0.277 1.39

3 6 20.000 61.213 0.284 1.42

4 8 20.000 61.283 0.354 1.77

5 10 20.000 61.247 0.318 1.59

9

- Đối với thân tầm gửi

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến đến

hiệu suất chiết của thân đối với dung môi n-hexan

STT Thời gian

(h) m1 (g) m2 (g) mchất tan

(g)

Hiệu suất

(%)

1 2 20.000 61.023 0.094 0.47

2 4 20.000 61.069 0.140 0.70

3 6 20.000 61.072 0.143 0.72

4 8 20.000 61.077 0.148 0.74

5 10 20.000 61.102 0.173 0.87

6 12 20.000 61.087 0.158 0.79

- Nhận xét ảnh hưởng của thời gian chiết đến bột lá và thân

Lá cây tầm gửi cây mít: Thời gian tối ưu đối với lá là 8h và

cho hàm lượng chất tan nhiều nhất, chiếm 1.77%.

Thân cây tầm gửi cây mít: Thời gian tối ưu đối với thân là 10h,

cho hàm lượng chất tan là nhiều nhất, chiếm 0.87%.

b. Thành phần định danh trong dịch chiết n-hexan

- Dịch chiết của lá

Bảng 3.7. Thành phần hóa học trong dịch chiết lá tầm gửi

dung môi n-hexan

STT RT

(phút)

Area

(%) Tên

1 18.541 0.03 2(4H)-Benzofuranone,5,6,7,7a-tetrahydro-4,4,7a￾trimethyl-R), CTPT: C11H16O2

2 26.625 0.07 2-Pentadecanone, 6,10,14-trimethyl, CTPT: C18H36O

3 29.807 0.72 n-hexadecanoic acid, CTPT: C16H32O

4 33.656 0.16 Phytol, CTPT: C20H40O

5 35.049 0.84 9,17-octadecadienal, (Z)-, CTPT: C18H32O

6 41.066 0.42 Squalene, CTPT: C30H50

7 43.420 1.65 Vitamin E, CTPT: C29H50O2

8 45.826 3.00 beta.-Sitosterol, CTPT: C29H50O

9 46.403 5.23 beta.-Amyrin, CTPT: C30H50O

10 48.411 0.80 Hop-22(29)-en-3.beta.-ol, CTPT: C30H50O

10

* Nhận xét: Định danh được 10 cấu tử trong dịch chiết lá.

Trong dịch chiết n-hexan, cấu tử beta.-Amyrin chiếm hàm lượng cao

nhất (5.23%), tiếp đó là beta.-Sitosterol (3.00%), Vitamin E (1.65%).

Các chất hữu cơ khác như: 9,17-octadecadienal,(Z)- (0.84%); Hop￾22(29)-en-3.beta.-ol (0.8%), n-hexadecanoic acid (0.72%),…

- Dịch chiết của thân

Bảng 3.8. Thành phần hóa học trong dịch chiết thân tầm gửi dung

môi n-hexan

STT

RT

(phút)

Area

(%)

Tên

1 29.948 2.52 n-Hexadecanoic acid, CTPT: C16H32O2

2 33.654 0.13 Phytol, CTPT: C20H40O

3 35.305 3.26

cis-13-Octadecenoic acid, CTPT:

C18H34O2

4 35.824 0.26 Octadecanoic acid, CTPT: C18H36O2

5 41.503 0.26 Squalene, CTPT: C30H50

6 43.381 0.65 Vitamin E, CTPT: C29H50O2

7 45.646 3.48 beta.-Sitosterol, CTPT: C29H50O

8 46.307 5.04 beta.-Amyrin, CTPT: C30H50O

* Nhận xét: Định danh được 8 cấu tử trong dịch chiết thân.

Cấu tử có hàm lượng cao: beta.-Amyrin (5.04%), beta.-Sitosterol

(3.48%), cis-13-Octadecenoic acid (3.26%), Các cấu tử còn lại đều

có hàm lượng thấp: Vitamin E (0.65%), n-Hexadecanoic acid

(0.52%), Octadecanoic acid (0.26%), Squalene (0.26%), Phytol

(0.13%).

3.2.2. Dung môi diclometan

11

a. Ảnh hưởng của thời gian

- Đối với lá tầm gửi

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến

hiệu suất chiết của lá đối với dung môi diclometan

STT Thời

gian (h) m1 (g) m2(g) mchất tan

(g)

Hiệu

suất

(%)

1 2 20.000 65.044 0.477 2.60

2 4 20.000 65.084 0.560 2.80

3 6 20.000 65.093 0.576 2.85

4 8 20.000 65.135 0.611 3.06

5 10 20.000 65.050 0.526 2.63

- Đối với thân tầm gửi

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến

hiệu suất chiết của thân đối với dung môi diclometan

STT Thời

gian (h) m1 (g) m2(g) mchất tan (g)

Hiệu

suất

(%)

1 2 20.000 65.270 0.746 3.73

2 4 20.000 65.272 0.748 3.74

3 6 20.000 65.279 0.755 3.78

4 8 20.000 65.283 0.759 3.80

5 10 20.000 65.253 0.729 3.65

- Nhận xét ảnh hưởng của thời gian chiết đến bột lá và thân

Lá cây tầm gửi cây mít: Thời gian tối ưu đối với lá là 8h, cho

hiệu suất chiết là nhiều nhất 3.06%.

Thân cây tầm gửi cây mít: Thời gian tối ưu đối với thân là 8h,

cho hiệu suất chiết chất tan nhiều nhất là 3.80%.

b. Thành phần định danh trong dịch chiết diclometan

- Dịch chiết của lá

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!