Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết từ hai bài thuốc của rễ cây bách bệnh.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1431

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết từ hai bài thuốc của rễ cây bách bệnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa

học trong dịch chiết từ hai bài thuốc của rễ cây

bách bệnh

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ QUỲNH CHÂU

Lớp : 12 CHD

Khóa : 2012 – 2016

Ngành : Cử nhân hóa dược

Người hướng dẫn : TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình ảnh

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................5

1.1. Giới thiệu chung ..........................................................................................5

1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại của cây bách bệnh ...............................5

1.1.1.1. Tên gọi.............................................................................................5

1.1.1.2. Phân loại khoa học ...........................................................................6

1.1.2. Đặc điểm thực vật...................................................................................6

1.1.2.1. Mô tả thực vật...................................................................................6

1.1.2.2. Phân bố.............................................................................................7

1.1.2.3. Thành phần hóa học..........................................................................7

1.1.3. Tác dụng dược lí ....................................................................................8

1.1.3.1.Trong Đông y.....................................................................................8

1.1.3.2.Trong y học hiện đại ........................................................................10

1.1.4. Thông tin về một số dược liệu sử dụng trong nghiên cứu ...................12

1.1.4.1. Trần bì ...........................................................................................12

1.1.4.2. Can khương....................................................................................12

1.1.4.3. Đậu khấu ........................................................................................13

1.1.4.4. Xích phục linh .................................................................................13

1.1.4.5. Cam thảo ........................................................................................14

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..............................................15

1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước........................................................................15

1.2.1.1. Nghiên cứu cấu trúc, phân lập các chất có trong rễ cây bách bệnh.15

1.2.1.2. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học ....................................................20

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................21

1.2.2.1.Nghiên cứu về cấu trúc, phương pháp chiết tách..............................21

1.2.2.2.Nghiên cứu về hoạt tính sinh học .....................................................23

1.4. Kết luận......................................................................................................24

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............25

2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................25

2.2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị ........................................................................25

2.2.1. Các loại hóa chất, dụng cụ...................................................................25

2.2.1. Các loại thiết bị, máy móc nghiên cứu.................................................26

2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................26

2.3.1. Phương pháp vật lí...............................................................................26

2.3.1.1. Các phương pháp phân hủy mẫu phân tích .....................................26

2.3.1.2. Kỹ thuật chiết soxhlet......................................................................27

2.3.1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước......................................28

2.3.1.4. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng ...............................................................28

2.3.1.5. Chưng cất để loại dung môi ............................................................29

2.3.2. Phương pháp hóa lí.............................................................................29

2.3.2.1. Sắc ký bản mỏng .............................................................................29

2.3.2.2. Phép đo quang phô hấp thụ nguyên tử (AAS) ..................................30

2.3.2.3. Phương pháp sắc kí khí – khối phổ..................................................31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................33

3.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................................33

3.2. Xác định một số chỉ tiêu hóa lí của rễ bách bệnh.....................................34

3.2.1. Xác định độ ẩm của rễ bách bệnh........................................................34

3.2.2. Hàm lượng tro......................................................................................35

3.2.3. Hàm lượng một số kim loại trong rễ cây bách bệnh ............................37

3.3. Khảo sát thành phần dịch chiết hai bài thuốc..........................................37

3.3.1. Khảo sát thành phần dịch chiết bài thuốc thứ nhất: kích thích tiêu

hóa, chữa đau nhức xương khớp, tê thấp ...................................................38

3.3.1.1. Khảo sát nồng độ ethanol chiết thích hợp........................................38

3.3.1.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp với dung môi ethanol 500

....................................................................................................................40

3.3.1.3. Khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng thích hợp ..................................................42

3.3.1.4. Khảo sát thành phần hóa học của dịch chiết ethnol 500

...................44

3.3.2.Khảo sát thành phần dịch chiết bài thuốc thứ hai: chữa đầy bụng, ăn

không tiêu......................................................................................................48

3.3.2.1.Chiết phân đoạn với dung môi nước.................................................48

3.3.2.2. Khảo sát chiết lỏng – lỏng với các dung môi: n – hexan, n – butanol,

etylacetat .....................................................................................................50

3.3.2.3. Khảo sát thành phần hóa học của bài thuốc 2

(chữa đầy bụng, không tiêu) ......................................................................54

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................65

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

- Các cây cỏ luôn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Ông cha

ta đã phát hiện ra từ đó đã để lại cho thế hệ chúng ta những bài thuốc dân gian rất

quý báu. Trong những cây cỏ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, có

cả cây bách bệnh.

- Cây bách bệnh hay còn gọi là cây mật nhân là một loại cây được sử dụng

trong dân gian dùng để chữa bệnh từ rất lâu, và rất được nhân dân tin dùng. Đúng

như tên gọi của nó, bách bệnh là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh ( bách là trăm).

Không những vậy, các nước láng giềng như Campuchia, Inđonesia, Thái Lan, Lào,

Trung Quốc.v..vv.. cũng sử dụng bách bệnh như một cây thuốc quý, trị được nhiều

bệnh.

- Theo những nghiên cứu gần đây, các hoạt chất thu được trong quá trình chiết

tách từ rễ cây bách bệnh cho hoạt tính sinh học cao, mang lại tương lai khả quan

cho việc sản xuất các dược phẩm từ các hoạt chất có trong cây bách bệnh.

- Tại Việt Nam việc nghiên cứu bách bệnh đã được chú ý phát triển trong lĩnh

vực giải độc gan, cả thiện sinh lý nam. Nhưng nếu so với các công trình nghiên cứu

của các nước láng giềng về cây bách bệnh thì việc nghiên cứu về bách bệnh ở Việt

Nam vẫn còn hạn chế, sự hiểu biết của ta về loài cây của ta còn hạn hẹp.

- Khi bách bệnh được phát hiện mọc tại Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt săn

tìm loài cây này, bởi vì trước đó thì loài thực vật này chỉ được biết đến là một dược

liệu ngoại lai quý. Là vị thuốc chính trong bài thuốc “Ông uống bà khen” danh bất

hư truyền bấy lâu nay của các "Vua Voi" huyền thoại nơi vùng đất Tây Nguyên,

người ta thường mua về ngâm rượu uống với mong muốn chữa được nhiều bệnh.

- Đến hiện tại cây bách bệnh vẫn được sử dụng trong những bài thuốc dân

gian, những bài thuốc về cây bách bệnh còn chưa được nghiên cứu sâu, chưa được

ghi lại trong cách tài liệu khoa học một cách cụ thể. Có rất nhiều tranh cãi xung

quanh tác dụng của nó đối với sức khỏe con người. Bách bệnh thật sự có thể chữa

được nhiều loại bệnh cùng một lúc hay không ? Trong những bài thuốc này có chứa

2

những hợp chất nào và chúng có thật sự có tác dụng chữa bệnh như ta mong muốn

hay không? Hay bên cạnh những tác dụng tốt thì bách bệnh phải chăng còn có

những mỗi nguy hại nào?

- Đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài : “ Nghiên cứu chiết tách và xác

định thành phần hóa học trong dịch chiết từ hai bài thuốc của rễ cây bách

bệnh”.

- Qua tham khảo ý kiến của BS Đông y Phạm Thị Ngọc Linh [1], em xin lựa

chọn 2 bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất, đó là :

1. Bài 1 (kích thích tiêu hóa, chữa đau nhức xương khớp, tê thấp): rễ

bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng(có hay không có cũng

được), ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được,

ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).

2. Bài 2 (chữa đầy bụng, ăn không tiêu): bách bệnh 12g, trần bì 8g, can

khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi

ngày một thang. Uống 5-7 ngày.

2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cây bách bệnh ở khu vực Tây Nguyên, và vùng Trung trung Bộ. Được mua

tại các chợ dược liệu tại Đà Nẵng.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong hai bài thuốc

của rễ cây bách bệnh.

- Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, công thức cấu tạo của các hợp chất có

trong các bài thuốc này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: hai bài thuốc dân gian từ rễ cây bách bệnh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!