Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học thân, lá của cây cam thảo dây đại lộc quảng nam trong một số dịch chiết.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ MINH KHÔI
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC THÂN, LÁ CỦA CÂY
CAM THẢO DÂY ĐẠI LỘC QUẢNG NAM TRONG
MỘT SỐ DỊCH CHIẾT
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 27
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Mạnh Lục
Phản biện 1: GS.TS. Đào Hùng Cường
Phản biện 2: TS. Bùi Xuân Vững
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ khoa học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20
tháng 12 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có thảm thực vật phong phú,
rất nhiều cây có hoạt tính được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên việc phân
lập, xác định cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính sinh học vẫn chưa
hoàn toàn đầy đủ và hệ thống. Đây được xem là một hướng nghiên cứu
có nhiều triển vọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Cây Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L.
thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nhìn chung các sách bản thảo (sách nói về
dược) Ðông y đều cho rằng Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng
bổ trung ích khí, giải co thắt giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh
nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị
thuốc khác. Đặc biệt trong Cam thảo dây có hợp chất Stigmasterol, là
một trong những thành phần chính của phytosterol, có tác dụng làm
giảm lượng cholesterol trong máu, kháng viêm, dùng trong tổng hợp
progesterol, và là tiền chất của vitamin D3. Vì vậy, chúng tôi chọn
đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học
thân, lá của cây Cam thảo dây Đại Lộc Quãng Nam trong một số
dịch chiết” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần hóa học từ các dịch chiết của cây Cam
thảo dây.
- Định lượng, phân lập, xác định cấu trúc của một số hợp
chất trong thân, lá cây Cam thảo dây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thân, lá cây Cam thảo dây ở Đại Lộc – Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
2
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu về nguồn
nguyên liệu, thành phần hóa học, ứng dụng của cây và hạt Cam thảo dây.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp chiết tách, phân lập và xác
định cấu trúc.
Phương pháp thực nghiệm
- Xác định độ ẩm, hàm lượng tro bằng phương pháp trọng
lượng.
- Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp AAS.
- Chiết Soxhlet với các dung môi có độ phân cực tăng dần,
khảo sát các thành phần có trong dịch chiết, sử dụng thiết bị GC-MS.
- Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trong cao chiết từ
CH2Cl2.
- Định lượng một vài hợp chất có trong Cam thảo dây, sử dụng
thiết bị HPLC.
- Phân lập, xác định cấu trúc của một số hợp chất trong Cam
thảo dây, sử dụng thiết bị đo phổ IR, GC-MS, 1H-NMR,
13C-NMR
trong cao chiết từ CH2Cl2.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu trong công trình này sẽ góp phần
cung cấp các thông tin có ý nghĩa khoa học về thành phần, cấu trúc
các hợp chất có hoạt tính được chiết tách từ loài Abrus precatorius L.
và qua đó góp phần nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành
dược liệu.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 88 trang, 14 bảng, 63 hình, 36 tài liệu
tham khảo. Cấu trúc luận văn như sau:
Mở đầu (3 trang)
Chương 1. Tổng quan (29 trang)
3
Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (15 trang)
Chương 3. Kết quả và thảo luận (36 trang)
Kết luận và kiến nghị (2 trang)
Tài liệu tham khảo (3 trang)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI ABRUS
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CAM THẢO DÂY
1.2.1. Phân loại khoa học
1.2.2. Phân bố
1.2.3. Đặt điểm thực vật
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây
Cam thảo dây
1.2.5. Giá trị sử dụng của Cam thảo dây ở Việt Nam
1.3. GIỚI THIỆU VỀ STEROID VÀ CÁC VITAMIN
1.3.1. Steroid
a. Sterol
b. Axit mật
c. Các steroid hocmon
d. Steroid trợ tim
e. Steroid sapogenin
f. Steroid ancaloit
1.3.2. Vitamin
a. Khái niệm về các vitamin
b. Vitamin B3
c. Vitamin E
4
1.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
1.4.1. Định nghĩa
1.4.2. Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng
a. Lựa chọn dung môi chiết
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết
1.4.3. Kỹ thuật chiết rắn-lỏng
1.5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ
1.5.1. Sắc ký giấy
1.5.2. Sắc ký lớp mỏng
1.5.3. Sắc ký lỏng hiệu năng cao áp – HPLC
1.5.4. Sắc ký khí
a. Khái quát
b. Detector
1.6. KỸ THUẬT SẮC KÝ BẢN MỎNG
1.6.1. Lựa chọn dung môi giải ly
1.6.2. Chấm bản
1.6.3. Chuẩn bị bình triển khai
1.6.4. Cách hiện hình vết sắc ký để xác định Rf
1.7. SẮC KÍ CỘT
1.7.1. Nạp chất hấp thu dạng sệt vào cột
1.7.2. Nạp chất hấp thu dạng khô vào cột
1.7.3. Nạp mẫu chất ở dạng bột khô
1.7.4. Dung môi giải li
1.7.5. Theo dõi quá trình giải ly
1.7.6. Chọn phân đoạn để tiếp tục khảo sát
1.7.7. Các phương pháp xác định cấu trúc hoá học của
một hợp chất
5
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGHIÊN LIỆU VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
Thân, lá cây Cam thảo dây được chúng tôi thu hái ở huyện
Đại Lộc – Quảng Nam vào tháng 3 năm 2014.
2.1.2. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
6
2.2. XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HÓA LÝ
2.2.1. Xác định độ ẩm
2.2.2. Xác định hàm lượng tro
2.2.3. Hàm lượng kim loại
2.3. CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
TRONG CÁC DỊCH CHIẾT CỦA THÂN , LÁ CÂY CAM
THẢO DÂY
2.4. ĐỊNH TÍNH STEROID
2.4.1. Tạo mẫu thử
2.4.2. Phản ứng Libermann-Burchard
2.4.3. Phản ứng Rosenheim
2.4.4. Phản ứng Rosenthaler
2.4.5. Phản ứng Salkowski
2.5. ĐỊNH LƯỢNG STIGMASTEROL
2.5.1. Nguyên tắc
2.5.2. Hoá chất và chất chuẩn
2.5.3. Thiết bị và dụng cụ
2.5.4. Cách tiến hành
2.5.5. Điều kiện sắc ký
2.5.6. Tính toán kết quả
a. Hàm lượng Stigmasterol trong mẫu
b. Hiệu suất thu hồi
2.6. ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN E
2.6.1. Nguyên tắc
2.6.2. Hoá chất và chất chuẩn
2.6.3. Thiết bị và dụng cụ
2.6.4. Cách tiến hành
2.6.5. Điều kiện sắc ký
7
2.6.6. Tính toán kết quả
2.7. PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ CHẤT
CÓ TRONG CAO DICLOMETAN CỦA THÂN, LÁ CÂY CAM
THẢO DÂY
2.7.1. Tạo mẫu cao
2.7.2. Tiến hành chạy sắc ký bản mỏng
2.7.3. Tiến hành sắc ký cột
2.8. MỘT SỐ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÍ
3.1.1. Hàm lượng ẩm
Độ ẩm trung bình của thân, lá Cam thảo dây là 10.31%. Độ
ẩm thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi Cam
thảo dây sinh trưởng và mùa hái. Với độ ẩm này, chúng tôi đã bảo
quản nguyên liệu trong thời gian dài nhưng không bị mốc, nguyên
liệu có độ ổn định tốt.
3.1.2. Hàm lượng tro
Hàm lượng tro trung bình của thân, lá cây Cam thảo dây là
5.912%. Từ bảng 3.2 cho thấy trong thân, lá cây Cam thảo dây chứa
một lượng các chất vô cơ, trong đó có thể có mặt muối của một số
kim loại nhưng hàm lượng các kim loại chứa trong thân, lá cây Cam
thảo dây không lớn.
8
3.1.3. Hàm lượng kim loại
Bảng 3.3. Kết quả hàm lượng kim loại trong thân,
lá cây Cam thảo dây
TT Kim loại Phương pháp mg/kg Hàm lượng cho phép
(mg/kg)
1 Cu AOAC 999.11 0.7 2
2 Pb AOAC 999.11 11 30
3 Zn AOAC 999.11 15.2 40
4 As AOAC 986.15 <0.05 1
5 Hg AOAC 971.21 <0.05 1
6 Cd AOAC 999.11 0.22 1
Kết luận: Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thực
phẩm (theo quyết định của bộ y tế số 505/BYT-QĐ ngày 13 tháng 4
năm 1992) về hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả
sấy khô, chúng tôi nhận thấy hàm lượng kim loại nặng có trong thân,
lá cây Cam thảo dây thấp hơn nhiều so với hàm lượng tối đa cho
phép. Do vậy có thể sử dụng an toàn thân, lá cây Cam thảo dây trong
dược liệu, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái và thời
tiết các mùa thì hàm lượng kim loại trong thân, lá cây Cam thảo dây
ở các địa phương theo từng thời gian lấy mẫu có thể khác nhau.
9
3.2. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH STEROID
Phản ứng Libermann-Burchard (hình 3.2)
- Tạo thuốc thử: Lấy 1ml anhidrid axetic, 1ml cloroform để
trong tủ lạnh 00C, sau đó thêm 1 giọt axit sulfuric đậm đặc.
- Cho 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm làm mẫu chuẩn.
- Cho 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm khác, thêm từ từ
thuốc thử, thấy dung dịch chuyển sang màu xanh dương. Phản ứng
dương tính.
Phản ứng Rosenheim (hình 3.3)
- Tạo thuốc thử: Hoà tan 0,1g axit tricloacetic vào 10ml
cloroform.
- Cho 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm làm mẫu chuẩn.
- Lấy 4ml mẫu thử cho vào ống nghiệm khác, cho thêm 4
giọt dung dịch thuốc thử, thấy dung dịch chuyển sang màu xanh
dương. Phản ứng dương tính.
Phản ứng Rosenthaler (hình 3.4)
- Tạo thuốc thử: Hoà tan 0,1 g vanillin vào 10ml etanol, sau
đó thêm một giọt axit clohidric đậm đặc.
- Cho 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm làm mẫu chuẩn.
- Lấy 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm khác, thêm từ từ
từng giọt thuốc thử, thấy dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang
màu lục nhạt. Phản ứng dương tính.
Phản ứng Salkowski (hình 3.5)
- Lấy 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm làm mẫu chuẩn.
- Lấy 4ml mẫu thử vào một ống nghiệm khác, thêm từ từ
từng giọt axit sulfuric đậm đặc, thấy dung dịch trong ống nghiệm
chuyển sang màu xanh tím. Phản ứng dương tính.
10
Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5
Bằng việc sử dụng nhiều loại thuốc thử khác nhau đều cho
kết quả dương tính. Điều này khẳng định chắc chắn rằng trong thân,
lá cây Cam thảo dây có nhóm steroid.
3.3. KẾT QUẢ ĐO GC-MS XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT THÂN, LÁ CÂY CAM
THẢO DÂY
3.3.1. Dịch chiết n-hexan
Kết quả đo GC-MS đã định danh được 11 cấu tử trong dịch
chiết n-hexan từ thân, lá cây Cam thảo dây. Các cấu tử có hàm lượng
cao > 5% là Stigmasterol (6.77%) và 1-Triacontanol (13.88%).
3.3.2. Dịch chiết cloroform
Kết quả đo GC-MS đã định danh được 6 cấu tử trong dịch
chiết cloroform từ thân, lá cây Cam thảo dây. Thành phần chủ yếu là
các hợp chất thuộc nhóm Phytosterol: Stigmasterol ( 9.09%),
Campesterol (0.43%), β-sitosterol (2.10%). Ngoài ra chúng tôi thấy
xuất hiện vitamin E (0.71%).
3.3.3. Dịch chiết etyl acetat
Kết quả đo GC-MS đã định danh được 3 cấu tử trong dịch
chiết etyl aceate từ thân, lá Cam thảo dây. Thành phần chủ yếu là: